Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Bám sát đề minh họa – Đề 14 là một trong những đề thi thuộc chuyên mục Thi thử Sinh THPT – Đại Học, nằm trong hệ thống Ôn tập thi thử THPT. Đề được xây dựng dựa theo cấu trúc và định hướng nội dung từ Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học Bộ GD&ĐT, nhằm giúp học sinh làm quen với hình thức ra đề mới và kiểm tra toàn diện kiến thức Sinh học lớp 12.
Đề thi gồm 18 câu trắc nghiệm, 4 câu đúng/ sai và 6 câu trả lời ngắn, bao quát các nội dung trọng tâm như: cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, di truyền học quần thể, tiến hóa, sinh thái học và ứng dụng công nghệ sinh học. Đề có sự phân hóa rõ ràng, kết hợp giữa các câu hỏi nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh. Bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng làm bài, đề cũng giúp học sinh nâng cao khả năng phân tích dữ liệu và giải quyết vấn đề theo hướng thực tiễn.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn luyện tập với đề số 14 để tích lũy kinh nghiệm và sẵn sàng đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025!
- Số trang: 6 trang
- Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI
Câu 1. Ở thực vật, sự thoát hơi nước ở lá được thực hiện chủ yếu qua khí khổng, vậy khi tế bào trương nước nhận định nào dưới đây về cơ chế đóng mở khí khổng là đúng?
A. Khi tế bào trương nước, thành ngoài hết căng, thành trong duỗi thẳng làm cho khí khổng đóng lại.
B. Khi tế bào trương nước, thành ngoài dãn nhiều hơn kéo theo thành trong cong theo, khí khổng mở ra.
C. Khi tế bào trương nước, thành ngoài dãn nhiều hơn kéo theo thành trong cong theo, khí khổng đóng lại.
D. Khi tế bào trương nước, thành ngoài hết căng, thành trong duỗi thẳng làm cho khí khổng mở ra.
Câu 2. Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng ánh thành năng lượng hóa học. Trong các sản phẩm dưới đây, đâu là sản phẩm của pha sáng?
A. ATP, NADPH, CO.
B. ATP, NADPH, H2O.
C. ATP, NADPH, CO2.
D. ATP, NADPH, O2.
Câu 3. Protein là đại phân tử sinh học cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân của protein là gì?
A. Đường đơn 5 carbom.
B. Amino acid.
C. Đường đơn 6 carbon.
D. Phospholipid.
Câu 4. Toàn bộ trình tự các nucleotide trên DNA có trong tế bào của cơ thể sinh vật, được gọi là gì?
A. Đột biến gene.
B. Hệ gene.
C. Đột biến NST.
D. Đột biến điểm.
Câu 5. Trong các bằng chứng dưới đây, đâu là bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới?
A. Bằng chứng hóa thạch.
B. Bằng chứng giải phẫu so sánh.
C. Bằng chứng tế bào học.
D. Bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 6. Ở tế bào nhân sơ, thành phần nào có cấu trúc gồm một phân tử DNA xoắn kép, dạng vòng, liên kết với nhiều loại protein khác nhau?
A. Thành tế bào.
B. Vùng nhân.
C. Tế bào chất.
D. Màng sinh chất.
Câu 7. Nhân tố tiến hóa nào làm thay đổi tần số allele một cách đột ngột, có thể đào thải một allele nào đó dù có lợi hay có hại?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Đột biến.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Phiêu bạt di truyền.
Câu 8. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại nào?
A. Đại Cổ sinh.
B. Đại Nguyên sinh.
C. Đại Trung sinh.
D. Đại Tân sinh.
Câu 9. Toàn bộ các nhân tố bao quanh sinh vật, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và tồn tại của sinh vật, được gọi là gì?
A. Nhân tố sinh thái.
B. Môi trường sống.
C. Nhịp sinh học.
D. Giới hạn sinh thái.
Câu 10. Kiểu phân bố cá thể trong quần thể nào gặp ở nơi có điều kiện môi trường phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể?
A. Phân bố đồng đều.
B. Phân bố ngẫu nhiên.
C. Phân bố theo nhóm.
D. Phân bố theo phương thẳng đứng.
Câu 11. Tập hợp giới hạn sinh thái của tất cả các nhân tố sinh thái trong môi trường sống của loài, được gọi là gì?
A. Nhân tố sinh thái.
B. Môi trường sống.
C. Nhịp sinh học.
D. Ổ sinh thái.
Câu 12. Một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, trong đó loài này là thức ăn của loài khác, loài khác lại là thức ăn của loài tiếp theo, được gọi là gi?
A. Lưới thức ăn.
B. Bậc dinh dưỡng.
C. Chuỗi thức ăn.
D. Tháp sinh thái.
Câu 13. Dưới đây là hình ảnh mô tả hoạt động Opreon Lac trong điều kiện môi trường có lactose. Hãy quan sát và cho biết nhận xét nào dưới đây là sai?
A. Khi môi trường có lactose, lacI tổng hợp protein ức chế.
B. Protein ức chế liên kết với lactose, bị biến đổi cấu hình và liên kết được với vùng vận hành (O).
C. RNA polimerase bám vào vùng khởi động (P) và khởi động phiên mã.
D. Các gen cấu trúc mã hóa cho các enzyme tương ứng.
Câu 14. Ở người, tính trạng mù màu là do một alen lặn nằm trên NST X gây ra. Ở một gia đình, bố mẹ bình thường nhưng trong số các con sinh ra có một đứa con trai mù màu. Nhận định nào dưới đây là chính xác nhất khi nói về gia đình trên?
A. Những người chị em gái khác của đứa con trai mù màu không có ai bị mù màu.
B. Người con trai bị bệnh mù màu nói trên bị mắc hội chứng Kleifenter.
C. Người bố mang alen gây bệnh và truyền cho đứa con trai.
D. Người mẹ đồng hợp về cặp alen gây bệnh mù màu do người mẹ có 2 NST X.
Câu 15. Cho phả hệ về sự di truyền ở người do 1 trong 2 allele của một gen quy định:
Cho biết không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Bệnh do alen lặn quy định và không liên kết giới tính.
(2) Có thể xác định được chính xác tối đa kiểu gen của 10 người trong phả hệ.
(3) Xác suất sinh con không bị bệnh này của cặp vợ chồng ở thế hệ III là 1/2
(4) Có ít nhất 5 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
(5) Những người không bị bệnh ở thế hệ I và III đều có kiểu gen gống nhau.
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 16. Một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa ở người là bệnh phenylketonuria (PKN). Người bệnh không chuyển hóa được amino acid phenylalanine thành tyrosine làm amino acid phenylalanine ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
1. Nguyên nhân gây bệnh do đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
2. Bệnh có khả năng chữa trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm.
3. Bệnh có khả năng chữa trị nếu phát hiện sớm và có chế độ ăn kiêng hợp lí.
4. Bệnh do gen đột biến không tạo được enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa amino acid phenylalanine thành tyrosine.
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 17. Cá voi có cấu trúc xương thoái hóa, là dấu vết của xương chi sau ở tổ tiên bốn chân sống trên cạn. Đây là bứng chứng tiến hóa
A. giải phẫu so sánh.
B. tế bào học.
C. sinh học phân tử.
D. hóa thạch.
Câu 18. Gene p53 hoạt động ở pha G1 dẫn đến ức chế phân chia tế bào, khi gene p53 bị đột biến không còn khả năng kiểm soát sự phân chia tế bào, tế bào phân chia vô hạn dẫn đến hình thành khối u. Sử dụng adenoviral vector và gene p53 có khả năng điều hòa phân chia tế bào làm liệu pháp để chữa trị ung thư, biện pháp được ứng dụng trong liệu pháp gene đối với gene p53 là
A. gây ức chế hoặc bất hoạt gene p53.
B. loại bỏ gene p53 đột biến khỏi hệ gene.
C. tiêm adenoviral vector trưc tiếp vào khối u kết hợp với thuốc hóa trị để gây ức chế khối u.
D. làm biến đổi gene p53 có sẵn trong tế bào nhằm thay đổi chức năng điều hòa phân chia tế bào.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) của mỗi
Câu 1. Khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch có thể sẽ mất khoảng một thời gian (vài ngày hoặc vài tuần) để nhận biết và sản sinh kháng thể đặc hiệu chống lại virus này. Giải pháp hiệu quả là tiêm vaccine covid 19 tức là “đưa thành phần đặc trưng của virus SARS-CoV-2 vào trong cơ thể để kích hoạt hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể đặc hiệu, đảm bảo cơ thể ít gặp nguy hiểm nếu lây nhiễm virus”. Tuy nhiên, ngay cả khi đã được tiêm một hoặc hai mũi vaccine, con người vẫn có nguy cơ nhiễm COVID-19.
Các nhận xét dưới đây là đúng hay sai?
a) Miễn dịch được sinh ra khi có sự tiếp xúc với kháng nguyên nên đây là miễn dịch không đặc hiệu.
b) Chủ động tiêm phòng vaccine Covid-19 để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu chống lại vi rút gây bệnh Covid-19.
c) Người tiêm vắc xin Covid-19 cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ tại các vị trí khác của cơ thể như đau đầu, đau cơ toàn thân, mệt mỏi, sốt ớn lạnh, buồn nôn, đau khớp hoặc đau cơ.
d) Để bản thân và gia đình không mắc phải covid 19 cần phải tiêm phòng vaccine Covid-19, rửa tay sát khuẩn thường xuyên, đeo khẩu trang, không tụ tập đông người, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
Câu 2. Hình vẽ sau đây mô tả bệnh hồng cầu hình liềm ở người. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai?
a) Bệnh hồng cầu hình liềm phát sinh do đột biến thay thế cặp T-A bằng cặp A-T, làm protein đột biến đã bị thay đổi ở một amino acid là Glu thành Pro.
b) Bệnh hồng cầu lưỡi liềm là bệnh di truyền do đột biến gene, do đó, không có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
c) Sau đột biến, số lượng nucleotide mỗi loại của gene không thay đổi so với gene ban đầu.
d) Người bị bệnh có nhiều biểu hiện như thể lực giảm, suy tim, suy thận, viêm phổi.
Câu 3. Bệnh teo cơ Duchenne là một bệnh di truyền chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em. Bệnh này do đột biến gene trên nhiễm sắc thể X, mã hóa cho dystrophin, một protein cơ bản để duy trì cấu trúc và cơ học của sợi cơ. Gia đình bà Lan có đứa con trai mắc căn bệnh này đã cho rằng công ty hóa chất nơi bà làm việc là nguyên nhân làm cho con trai bà mắc bệnh vì không có thành viên nào trong gia đình bà và gia đình bên chồng của bà mắc căn bệnh này qua nhiều thế hệ. Do đó, các hợp chất hóa học của nhà máy này đã gây ra đột biến ở thai nhi. Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai về bệnh teo cơ và nhận định của gia đình bà Lan?
a) Bệnh teo cơ Duchenne do đột biến gene lặn trên nhiễm sắc thể X gây ra.
b) Vợ chồng bà Lan có kiểu gene $X^A X^a \times X^a Y$.
c) Vợ chồng bà Lan nếu sinh ra con tiếp theo là con gái thì cũng bị bệnh teo cơ Duchenne.
d) Cách tốt nhất để chữa trị bệnh teo cơ Duchenne là đến thăm khám các cơ sở, phòng khám, bệnh viện uy tín để được bác sĩ khám bệnh, chẩn đoán, đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả và dứt điểm teo cơ Delta.
Câu 4. Cho sơ đồ lưới thức ăn sau:
Cho các nhận định dưới đây về lưới thức ăn trên là đúng hay sai?
a) Trong sơ đồ trên có tối đa 4 chuỗi thức ăn.
b) Trong lưới thức ăn trên dê thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 2.
c) Trong lưới thức ăn trên, nếu cầy bị chết kéo theo rắn và dê sẽ bị giảm số lượng.
d) Trong lưới thức ăn trên, vi sinh vật là loài có tổng sinh khối nhỏ nhất.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Hình ảnh dưới đây mô tả cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực:
Hãy quan sát và cho biết sợi nhiễm sắc có đường kính bao nhiêu nm?
Câu 2. Cho các đặc điểm sau đây:
1. Làm xuất hiện allele mới.
2. Thay đổi tần số allele một cách chậm chạp.
3. Là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
4. Làm thay đổi tần số allele theo hướng xác định.
5. Tác động trực tiếp lên kiểu hình.
6. Có thể đào thải hoàn toàn một allele nào đó dù là có lợi.
7. Chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gene, không làm thay đổi tần số allele.
8. Tăng cường khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể có kiểu gene thích nghi với môi trường, đào thải các cá thể có kiểu gene kém thích nghi.
Trong các đặc điểm trên, có bao nhiêu đặc điểm của nhân tố tiến hóa chọn lọc tự nhiên?
Câu 3. Một quần thể thực vật có tỉ lệ kiểu gene như sau: 0,2AA : 0,5Aa : 0,3aa. Qua 2 lần tự thụ phấn, tần số kiểu gen Aa của quần thể này bằng bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai)
Câu 4. Cho biết mối quan hệ dinh dưỡng giữa các nhóm sinh vật trong một ao nuôi như sau: Cá mương và cá mè hoa dùng chung một loại thức ăn là giáp xác, cá lóc (cá quả) có nguồn thức ăn là cá mương, còn giáp xác sử dụng sinh vật phù du làm thức ăn. Lưới thức ăn này có bao nhiêu loài được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ?
Câu 5. Hình ảnh dưới đây minh họa quá trình diễn thế sinh thái tại một khu rừng:
Hãy quan sát và cho biết có bao nhiêu nhận xét là đúng?
I. Hình ảnh trên mô tả diễn thế nguyên sinh.
II. Do môi trường trước đó đã có quần xã sinh vật tồn tại nhưng do cháy rừng nên bị tiêu diệt; nhưng trải qua thời gian và trong điều kiện môi trường thuận lợi nên kết quả là hình thành quần xã có cấu trúc ổn định ở giai đoạn đỉnh cực.
III. Diễn thế sinh thái tại khu rừng này diễn ra theo các giai đoạn sau: yếu tố ngoại cảnh tác động (cháy rừng) phá hủy cả khu rừng để lại khoảng đất trống nhưng đất đai không bị phá hủy → cỏ và các cây hàng năm mọc lại nhanh chóng → cỏ, cây bụi thông, sồi và cây hạt trần bắt đầu phát triển → rừng sồi và hồ đào trưởng thành.
Câu 6. Ở gà gene quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính W, allele A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với allele a quy định lông nâu. Trong chăn nuôi, cần phân biệt sớm giới tính để gia tăng năng suất thì thực hiện phép lai nào sau đây?
1. Gà trống lông nâu × gà mái lông nâu.
2. Gà trống lông nâu × gà mái lông vằn.
3. Gà trông lông vằn × gà mái lông vằn.
4. Gà trống lông vằn × gà mái lông nâu.
—————————-
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Sinh Học không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học