Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Bám sát đề minh họa – Đề 17 là một trong những đề thi thuộc chuyên mục Thi thử Sinh THPT – Đại Học, nằm trong hệ thống Ôn tập thi thử THPT. Đề thi được thiết kế bám sát cấu trúc và nội dung của Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học Bộ GD&ĐT, hỗ trợ học sinh ôn luyện hiệu quả và chủ động trước kỳ thi chính thức.
Đề thi gồm 18 câu trắc nghiệm, 4 câu đúng/ sai và 6 câu trả lời ngắn, tập trung vào các chuyên đề then chốt của chương trình Sinh học lớp 12 như: cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, di truyền học quần thể, tiến hóa, sinh thái học và ứng dụng công nghệ sinh học. Câu hỏi được phân bổ từ mức cơ bản đến nâng cao, có tính phân hóa rõ rệt nhằm giúp học sinh tự đánh giá năng lực, nhận diện điểm mạnh – yếu, và điều chỉnh chiến lược học tập hợp lý. Ngoài ra, đề còn tích hợp các tình huống thực tiễn giúp học sinh vận dụng linh hoạt kiến thức đã học.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn luyện tập với đề số 17 để củng cố kiến thức và bứt phá điểm số trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025!
- Số trang: 6 trang
- Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Phân tử nào sau đây không phải là carbohydrate?
A. Glycogen.
B. Tinh bột.
C. Maltose.
D. Testosterol.
Câu 2: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Qúa trình này là ở kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.
Câu 3: Quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật diễn ra theo thứ tự nào sau đây?
A. Hấp thụ nước ở rễ ” thoát hơi nước ở lá ” vận chuyển nước ở thân.
B. Hấp thụ nước ở rễ ” vận chuyển nước ở thân ” thoát hơi nước ở lá.
C. Vận chuyển nước ở thân ” thoát hơi nước ở lá ” hấp thụ nước ở rễ.
D. Vận chuyển nước ở thân ” hấp thụ nước ở rễ ” thoát hơi nước ở lá.
Câu 4: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm các giai đoạn theo trình tự nào sau đây?
A. Tổng hợp → Huy động năng lượng → Phân giải.
B. Phân giải → Huy động năng lượng → Tổng hợp.
C. Phân giải → Tổng hợp → Huy động năng lượng.
D. Tổng hợp → Phân giải → Huy động năng lượng.
Câu 5: Trong quá trình nhân đôi DNA, nucleotide loại A trên mạch khuôn liên kết với loại nucleotide nào ở môi trường nội bào?
A. U.
B. T.
C. G.
D. C.
Câu 6: Mã di truyền có tính đặc hiệu, có nghĩa là
A. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
B. nhiều bộ ba cùng xác định một amino acid.
C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại amino acid.
Câu 7: Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng. Vốn gen của quần thể là
A. tập hợp của tất cả các allele của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
B. tập hợp của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
C. tập hợp của tất cả các kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.
D. tập hợp của tất cả các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định.
Câu 8: Khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hardy-Weinberg, không có điều kiện nào sau đây?
A. Quần thể có kích thước lớn.
B. Có hiện tượng di nhập gen.
C. Không có chọn lọc tự nhiên.
D. Các cá thể giao phối tự do.
Câu 9: Ở người, gen M quy định mắt phân biệt màu bình thường, alen đột biến m quy định bệnh mù màu, các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X di truyền liên kết với giới tính. Nếu bố có kiểu gen $X^M Y$, mẹ có kiểu gen $X^M X^m$ thì khả năng sinh con trai bị bệnh mù màu của họ là:
A. 25%.
B. 12,5%.
C. 6,25%.
D. 50%.
Câu 10: Một trong những bằng chứng sinh học phân tử là những điểm giống và khác nhau giữa các loài về
A. cấu tạo trong các nội quan.
B. các giai đoạn phát triển phôi thai.
C. trình tự các nucleotide trong các gen tương ứng.
D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất.
Câu 11: Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ dấn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số allele và thành phần kiểu gen của quần thể) dẫn đến sự hình thành loài mới.
C. Sự biến đổi về tần số allele và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.
D. Tiến hóa nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.
Câu 12: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại thì tiến hoá nhỏ là quá trình
A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. duy trì ổn định thành phần kiểu gen của quần thể.
C. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới.
D. củng cố ngẫu nhiên những allele trung tính trong quần thể.
Câu 13: Theo quan niệm hiện đại, CLTN có đặc điểm nào sau đây?
A. CLTN làm thay đổi tần số allele của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.
B. CLTN không bao giờ đào thải hết allele trội gây chết ra khỏi quần thể.
C. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số allele của quần thể.
D. CLTN chống lại allele lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội.
Câu 14: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa là
A. các yếu tố ngẫu nhiên.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. giao phối không ngẫu nhiên.
D. đột biến.
Câu 15: Nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái vô sinh?
A. Rừng mưa nhiệt đới.
B. Cá rô phi.
C. Đồng lúa.
D. Ánh sáng.
Câu 16: Ý nghĩa sinh thái của quan hệ cạnh tranh cùng loài là ảnh hưởng đến số lượng, sự phân bố
A. ổ sinh thái.
B. tỉ lệ đực – cái, tỉ lệ nhóm tuổi.
C. ổ sinh thái, hình thái.
D. hình thái, tỉ lệ đực – cái.
Câu 17: Những quá trình nào sau đây sẽ dẫn tới diễn thế sinh thái?
(1) Khai thác các cây gỗ, săn bắt các động vật ở rừng.
(2) Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao, hồ, đầm lầy.
(3) Đánh bắt cá ở ao.
(4) Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.
Phương án đúng là:
A. (1), (2) và (3).
B. (1), (3) và (4).
C. (1), (2) và (4).
D. (2), (3) và (4).
Câu 18: Trong số các hoạt động dưới đây:
(1). Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các loại cây rừng.
(2). Tăng cường chăn nuôi bò và các loài động vật có hoạt động cộng sinh với sinh vật sản sinh mê tan.
(3). Khai thác dầu mỏ và các loại đá phiến nhằm cung cấp nhiên liệu cho các loài phương tiện giao thông sử dụng xăng.
(4). Sử dụng các bình nước nóng năng lượng mặt trời.
(5). Xây dựng các trung tâm dữ liệu sử dụng năng điện năng từ gió.
Các hoạt động có khả năng làm giảm tốc độ nóng lên toàn cầu gây ra bởi hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
A. (1), (4) và (5).
B. (3), (4) và (5).
C. (1), (2) và (3).
D. (2), (3) và (4).
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Hình vẽ dưới đây mô tả các cơ chế di truyền diễn ra trong một tế bào. Biết rằng (4) là kí hiệu của sự kiện diễn ra trong nhân tế bào, 1, 2, 5, 6, 7, kí hiệu là các đại phân tử sinh học.
Quan sát hình vẽ, hãy có biết trong số các nhận định sau, nhận định nào đúng hay sai?
a) Tế bào đang xét là một tế bào nhân thực.
b) Các chú thích 1, 2, 3, 7 lần lượt là phân tử tRNA, chuỗi amino acid, bộ ba đối mã, ribosome.
c) Nhờ cơ chế (4) mà thông tin di truyền có cơ hội được biểu hiện.
d) Nếu quá trình 4 diễn ra không theo nguyên tắc bổ sung thì dẫn đến đột biến gene.
Câu 2: Để tạo giống lúa vàng (golden rice) giàu β-caroten góp phần cải thiện tình trạng thiếu vitamin A ở trẻ em, người ta cần chuyển gene X từ một loài thực vật vào cây lúa. Quy trình này sử dụng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens làm tế bào nhận. Một trong những công đoạn rất quan trọng của quy trình này được biểu diễn trong hình dưới đây:
Nhận định nào sau đây đúng khi đề cập đến quy trình trên?
a) Để tạo nên 2 cần sử dụng 2 loại enzyme giới hạn(restriction endunuclease) khác nhau.
b) T là giai đoạn cần sử dụng enzyme ligase.
c) Giai đoạn T là giai đoạn vector tái tổ hợp được đưa về tế bào vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens.
d) Sản phẩm protein của gene X có nhiều trong các loại quả có màu đỏ, màu xanh, màu nâu, màu vàng.
Câu 3: Bảng dưới đây cho biết trình tự nucleotide trên một đoạn ở vùng mã hóa, trên mạch khuôn của gene quy định protein ở sinh vật nhân sơ và các allele được tạo ra từ gene này do đột biến điểm
Biết rằng các codon mã hóa các amino acid tương ứng là: 5’AUG3’: Met; 5’AAG3’: Lys; 5’UUU3’: Phe; 5’GGC3’ và 5’GGU3’: Gly; 5’AGC3’: Ser. Phân tích các dữ liệu trên, mỗi kết luận sau đúng hay sai?
a) Allele đột biến 3 được hình thành do gene ban đầu bị đột biến thay thế một cặp nucleotide.
b) Chuỗi polypeptide do allele đột biến 1 mã hóa không thay đổi so với chuỗi polypeptide do gene ban đầu mã hóa.
c) Các phân tử mRNA được tổng hợp từ allele đột biến 2 và allele đột biến 3 có các codon bị thay đổi kể từ điểm xảy ra đột biến.
d) Allele đột biến 2 gây hậu quả nghiêm trọng và có thể biểu hiện thành thể đột biến.
Câu 4: Bảng 1 mô tả hàm lượng mRNA và protein tương đối của gene lacZ thuộc operon lac ở các chủng vi khuẩn E. coli trong môi trường có hoặc không có lactose. Biết rằng chủng 1 là chủng bình thường, các chủng 2, 3, 4 là các chủng đột biến phát sinh từ chủng 1, mỗi chủng bị đột biến ở một vị trí duy nhất trong operon lac.
Khi nói về các chủng 2, 3, 4, mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Hoạt động của gene lacZ không phụ thuộc vào môi trường có hay không có lactozo.
b) Chủng 2 bị đột biến ở vùng P hoặc vùng O.
c) Chủng 3 có thể bị đột biến hỏng vùng P, Chủng 4 có thể bị đột biến mất vùng O.
d) Với đặc điểm và cơ chế hoạt động giống như chủng 4, có thể là nguyên nhân hình thành các khối u ở người.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1: Một cặp vợ chồng đến tư vấn di truyền sau khi người vợ bị sảy thai liên tiếp và chưa sinh được người con nào. Khi phân tích bộ NST của cặp vợ chồng, người chồng bị chuyển đoạn giữa NST số 3 và NST số 21, còn người vợ có bộ NST bình thường. Hình dưới đây minh họa cho 6 khả năng của bộ NST trong tinh trùng người chồng, trong đó, màu đen là NST số 3, màu trắng là NST số 21.
Trong 6 khả năng nói trên, có bao nhiêu trường hợp con sinh ra không mắc hội chứng Down?
Câu 2: Ở một quần thể đậu hà lan, gene A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gene a quy định hoa trắng; gene B quy định thân cao trội hoàn toàn so với gene b quy định thân thấp. Hai cặp gene này phân li độc lập. Cho lai giữa các cặp bố mẹ đều dị hợp tử về 2 cặp gene trên. Thu được F1 có 1600 cây. Xác định số lượng cây hoa đỏ, thân cao ở F1.
Câu 3: Ở người, tính trạng hói đầu do một gene có 2 allele quy định, allele B quy định hói đầu, allele b quy định kiểu hình bình thường. Kiểu gene Bb quy định hói đầu ở nam và bình thường ở nữ. Trong một quần thể cân bằng di truyền, trung bình cứ 10.000 người thì có 100 người bị hói. Tỉ lệ người có kiểu gene bb trong quần thể là bao nhiêu? (Viết kết quả dưới dạng số thập phân, làm tròn 2 chữ số sau dấu phẩy)
Câu 4: Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (loài Brassica có 2n = 18 NST) với cây cải củ (loài Raphanus có 2n =18 NST) với hi vọng tạo ra được loài cây mới có rễ là cải củ còn phần trên cho cải bắp. Đây là hai loài có họ hàng gần nên có thể giao phấn với nhau và cho ra con lai. Hầu hết con lai khác loài được tạo ra này đều bị bất thụ. Tuy nhiên, một số rất ít cây lai lại hữu thụ do ngẫu nhiên đột biến xảy ra làm tăng gấp đôi bộ NST của con lai (con lai chứa 18 NST của cải bắp, 18 NST của cải củ). Như vậy, loài mới đã được tạo ra.
Cho các phát biểu sau đây, hãy liệt kê các phát biểu đúng theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
1. Cây cải bắp và cây cải củ có cơ chế cách li trước hợp tử.
2. Cây cải bắp và cây cải củ có cơ chế cách li sau hợp tử.
3. Cây lai giữa cây cải củ và cây cải bắp bất thụ do sự không tương thích về bộ gene giữa hai loài cải củ và cải bắp.
4. Các cây lai là thể song nhị bội có khả năng sinh sản tạo giao tử bình thường.
Câu 5: Giả sử lưới thức ăn trong hệ sinh thái được mô tả bằng sơ đồ sau:
Nếu hệ sinh thái trên bị nhiễm độc làm giảm số lượng của tảo, thì có bao nhiêu loài trong hệ sinh thái bị giảm số lượng?
Câu 6: Kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m2) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm như sau:
Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể số mấy trong các quần thể trên là cao nhất?
—————————-
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Sinh Học không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học