Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Bám sát đề minh họa – Đề 19 là một trong những đề thi thuộc chuyên mục Thi thử Sinh THPT – Đại Học, nằm trong hệ thống Ôn tập thi thử THPT. Đề được biên soạn dựa trên định hướng chính thức của Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học Bộ GD&ĐT, giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức và nâng cao khả năng phản xạ khi làm bài.
Đề thi gồm 18 câu trắc nghiệm, 4 câu đúng/ sai và 6 câu trả lời ngắn, bao quát toàn bộ các nội dung cốt lõi trong chương trình Sinh học lớp 12 như: cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, tiến hóa, sinh thái học, di truyền học quần thể và ứng dụng di truyền học trong thực tiễn. Câu hỏi được sắp xếp hợp lý từ dễ đến khó, có tính phân loại rõ rệt, kết hợp giữa lý thuyết và tình huống vận dụng, giúp học sinh vừa luyện kiến thức nền, vừa phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn luyện ngay đề số 19 để tiếp tục rèn luyện vững chắc trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025!
- Số trang: 7 trang
- Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI
PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18.
Câu 1: Chất nào sau đây được vận chuyển trong mạch gỗ của cây?
A. Ion khoáng.
B. Chlorophyll.
C. Tinh bột.
D. Mantose.
Câu 2: Quang hợp ở thực vật là gì?
A. Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohydrate và giải phóng khí O2 từ CO2 và nước.
B. Là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đựơc diệp lục hấp thụ để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản (CO2).
C. Là quá trình tổng hợp được các hợp chất carbohydrate và từ các chất vô cơ đơn giản xảy ra ở lá cây.
D. Là quá trình sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp carbohydrate và giải phóng O2 từ CO2 và nước.
Câu 3: Có bao nhiêu ví dụ sau đây là ứng dụng của mức phản ứng trong thực tiễn?
(1) Điều chỉnh chế độ ăn để giảm nhẹ triệu chứng bệnh phenylketon niệu ở người.
(2) Trồng hoa cẩm tú cầu ở độ pH khác nhau để thu được hoa có màu sắc nhau.
(3) Trong trồng trọt và chăn nuôi chỉ cần chọn giống tốt chắc chắn sẽ cho năng suất cao.
(4) Để đạt được sức khoẻ và tầm vóc tối đa cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện phù hợp.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4: Nhiều bộ ba có thể mã hoá cho một loại amino acid là đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
A. Tính thoái hoá.
B. Tính vạn năng.
C. Tính đặc hiệu.
D. Tính liên tục.
Câu 5: Diễn biến nào sau đây diễn ra khi môi trường có lactose?
A. Gene điều hoà không hoạt động.
B. Protein ức chế liên kết với vùng vận hành.
C. Gene cấu trúc lacZ, lacY, lacZ hoạt động.
D. RNA polymerase liên kết với vùng khởi đông.
Câu 6: Đột biến điểm là gì?
A. Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gene, liên quan tới một hoặc một số nucleotide, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử DNA.
C. Là những biến đổi trong vật liệu di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (DNA) hoặc cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể).
D. Là những biến đổi trong cấu trúc của gene, có liên quan đến một cặp nucleotide trong gene.
Câu 7: Di truyền y học tư vấn có nhiệm vụ nào sau đây?
A. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ ở thế hệ sau và cách chữa trị nếu có xuất hiện ở đời sau.
B. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và cách chữa trị nếu có xuất hiện ở đời sau.
C. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ đề phòng và hạn chế các hậu quả xấu ở đời sau.
D. Chẩn đoán về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau và đề xuất cách chữa bệnh.
Câu 8: Phương pháp nghiên cứu phả hệ là
A. phương pháp nghiên cứu những dị tật trong một gia đình qua nhiều thế hệ.
B. phương pháp theo dõi sự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ.
C. phương pháp theo dõi sự di truyền nhiều tính trạng trên những người thuộc cùng một gia đình.
D. phương pháp theo dõi sự biểu hiện của tính trạng trên cùng một người qua từng giai đoạn phát triển của người đó.
Câu 9: Ở người, xét 2 gene trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường; gene quy định nhóm máu có 3 allele là $I^A$, $I^B$, $I^O$. Kiểu gene $I^A I^A$ và $I^A I^O$ quy định nhóm máu A; kiểu gene $I^B I^B$ và $I^B I^O$ quy định nhóm máu B; kiểu gene $I^A I^B$ quy định nhóm máu AB; kiểu gene $I^O I^O$ quy định nhóm máu O; gene quy định dạng tóc có 2 allele, allele D trội hoàn toàn so với allele d. Biết rằng cặp vợ chồng 1 – 2 có nhóm máu giống nhau, 2 người con gái 5, 6 có kiểu hình khác bố, mẹ về cả 2 tính trạng; đồng thời 2 người con gái này có nhóm máu khác nhau. Theo lí thuyết, xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu A, tóc thẳng của cặp vợ chồng 7 – 8 là
A. 5/108.
B. 10/27.
C. 4/9.
D. 1/18.
Câu 10: Cơ quan tương tự là những cơ quan
A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
C. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
D. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 11: Theo Darwin, nguyên nhân tiến hoá là do
A. tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi.
B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi.
C. thay đổi tập quán hoạt động ở động vật hoặc do ngoại cảnh thay đổi.
D. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của ngoại cảnh.
Câu 12: Tiến hoá nhỏ là gì?
A. Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C. Là quá trình biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới.
D. Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gene của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.
Câu 13: Nhân tố tiến hoá nào sau đây chỉ làm thay đổi tần số kiểu gene mà không làm thay đổi tần số allele của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Di nhập gene.
D. Yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 14: Kết quả của quá trình tiến hoá hoá học là gì?
A. Hình thành nên các tế bào sinh vật nhân chuẩn.
B. Hình thành nên các đại phân tử sinh học.
C. Hình thành nên các sinh vật nhân sơ.
D. Hình thành nên nhiều loài sinh vật.
Câu 15: Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm các nhân tố sinh thái
A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh vật.
B. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
C. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật.
D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.
Câu 16: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái
A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
B. ở mức phù hợp nhất, đảm bảo cho sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Câu 17: Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là gì?
A. Phân bố cá thể.
B. Kích thước của quần thể.
C. Tăng trưởng của quần thể.
D. Biến động số lượng cá thể.
Câu 18: Quần xã là gì?
A. Một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định.
B. Một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác đinh, gắn bó với nhau như một thể thống nhất và có cấu trúc tương đối ổn định.
C. Một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định.
D. Một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định vào một thời điểm nhất định.
PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Một học sinh tìm hiểu về hoạt động của tim theo hình sau:
(Nguồn: tuyensinh247.com)
Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai?
a) Nguyên nhân tính tự động của tim là do hệ dẫn truyền tim.
b) Hệ dẫn truyền tim bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó his và mạng purkinje.
c) Một bệnh nhân bị bệnh tim được lắp máy trợ tim có chức năng phát xung điện cho tim. Máy trợ tim này có chức năng tương tự cấu trúc nút nhĩ thất trong hệ dẫn truyền tim.
d) Nhịp tim sẽ tăng lên khi sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe…
Câu 2: Hội chứng Klinefelter là một bệnh di truyền thường gặp ở nam giới, xảy ra do sự xuất hiện của nhiễm sắc thể X thừa trong bộ nhiễm sắc thể (XXY). Điều này gây ra các vấn đề trong việc phát triển thể chất, ngôn ngữ và khả năng giao tiếp xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì. Người mắc hội chứng này thường có chiều cao trên mức trung bình, tay và chân dài không tương xứng với thân hình, tinh hoàn phát triển kém dẫn đến vô sinh và chậm phát triển ngôn ngữ.
(Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/hoi-chung-claiphento-nguyen-nhan-chan-doan-va-huong-dieu-tri-s195-n31973)
Các nhận định sau đây là đúng hay sai khi nói về bệnh này?
a) Hội chứng Klinefelter là dạng đột biến thể tam bội.
b) Người mắc hội chứng Klinefelter có 45 NST trong tế bào.
c) Trong quá trình thụ tinh tinh trùng Y kết hợp với trứng XX tạo thành hợp tử, hợp tử này phát triển thành cơ thể mắc hội chứng Klinefelter.
d) Hội chứng Klinefelter xảy ra ở nam và nữ với tỉ lệ như nhau.
Câu 3: Ở cây đậu ngọt (Lathyrus odoratus), tính trạng hình dạng quả do hai cặp gen: D và d, E và e phân ly độc lập cùng chi phối sự biểu hiện tính trạng. Biết trong kiểu gen có đầy đủ cả hai loại allen trội (D và E) thì cho hoa màu đỏ tía, nếu trong kiểu gen thiếu một trong hai loại allele trội hoặc thiếu cả hai loại allele trội thì hoa có màu trắng. Mỗi khẳng định sau là đúng hay sai?
a) Cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gene ddEE.
b) Có 5 kiểu gene quy định kiểu hình hoa đỏ tía.
c) Cho các cây có kiểu gene DDEe lai phân tích, ở đời con không thể xuất hiện hoa đỏ tía.
d) Để cho được kiểu hình hoa tím thì sản phẩm của allele D và E đã tương tác với nhau.
Câu 4: Quá trình diễn thế sinh thái xảy ra ở rừng lim Hữu Lũng, Lạng Sơn xảy ra theo sơ đồ sau:
Mỗi khẳng định sau đây là đúng hay sai?
a) Đây là quá trình diễn thế sinh thái thứ sinh.
b) Hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người là một trong những nguyên nhân gây ra quá trình diễn thế sinh thái này.
c) Ở giai đoạn rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng nếu ngưng khai thác và có biện pháp bảo vệ phù hợp khu rừng có thể phục hồi trở lại như ban đầu.
d) Cần phải có kế hoạch khai thác hợp lí để tránh diễn thế thứ sinh hình thành các quần xã suy thoái.
Phần III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1: Cho các tác nhân gây đột biến gene như: 5-bromouracil, tia tử ngoại, HNO2, ethyl methan sulfonate, tia X. Có bao nhiêu tác nhân hoá học gây đột biến gene?
Câu 2: Khi thực hiện phép lai giữa hai cây hoa mõm chó (Antirrhium majus L.) thuần chủng có hoa màu đỏ và màu trắng với nhau thu được F1 gồm toàn các cây hoa màu hồng (màu sắc trung gian giữa hai dạng bố mẹ). Hiện tượng tương tác này được gọi là trội không hoàn toàn hay di truyền trung gian. Một bạn học sinh tiến hành lai phân tích cây hoa màu hồng với cây hoa màu trắng, khả năng đời con xuất hiện cây hoa trắng với tỉ lệ bao nhiêu phần trăm?
Câu 3: Một quần thể cây đậu Hà Lan có tỉ lệ kiểu gene 0,5AA + 0,3Aa + 0,2aa =1. Tần số allele A của quần thể là bao nhiêu?
Câu 4: Nguyên nhân của nhiễm khuẩn huyết phần lớn do các vi khuẩn gram âm gây ra (65% – 69%). Trong đó, Escherica coli (E.coli) là một trong những tác nhân gây nhiễm khuẩn hàng đầu tại các bệnh viện. Tình hình kháng sinh của vi khuẩn hiện nay là vấn đề đáng lo ngại và có xu hướng tăng cao, E.coli cũng không ngoại lệ. Thêm vào đó, đặc điểm kháng sinh của vi khuẩn nói chung và E.coli tại các địa phương, bệnh viện là không giống nhau.
(Nguồn: Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, số 2 (2022))
Cho các sự kiện sau đây:
1. Khi môi trường có thuốc kháng sinh, những vi khuẩn bị đột biến được sống sót.
2. Đột biến kháng chất kháng sinh ngẫu nhiên xuất hiện ở một số ít vi khuẩn ở quần thể vi khuẩn sống trong môi trường không có chứa kháng sinh.
3. Các vi khuẩn có khả năng kháng thuốc kháng sinh ngày càng tăng, hình thành quần thể thích nghi.
4. Thông qua sinh sản, các allele đột biến được nhân lên.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành quần thể thích nghi.
Câu 5: Nghiên cứu cấu trúc tuổi của 3 quần thể thuộc cùng một loài thu được kết quả như sau:
Quần thể nào có kích thước nhỏ nhất?
Câu 6: Cho lưới thức ăn trên đồng cỏ như sau:
(Nguồn: tuyensinh247.com)
Trong lưới thức ăn này có bao nhiêu sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3?
—————————-
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Sinh Học không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học