Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Bám sát đề minh họa – Đề 20

Làm bài thi

Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Bám sát đề minh họa – Đề 20 là một trong những đề thi thuộc chuyên mục Thi thử Sinh THPT – Đại Học, nằm trong hệ thống Ôn tập thi thử THPT. Đề được biên soạn sát với cấu trúc, mức độ và nội dung của Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học Bộ GD&ĐT, hỗ trợ học sinh ôn tập có hệ thống và rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm hiệu quả.

Đề thi gồm 18 câu trắc nghiệm, 4 câu đúng/ sai và 6 câu trả lời ngắn, trải đều trên các chuyên đề then chốt như: cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, tiến hóa, di truyền học quần thể, sinh thái học và ứng dụng công nghệ sinh học. Câu hỏi trong đề có tính phân hóa cao, lồng ghép nhiều tình huống thực tiễn, giúp học sinh không chỉ ôn luyện kiến thức mà còn phát triển tư duy phản biện và khả năng vận dụng tổng hợp. Đây là tài liệu phù hợp để kiểm tra năng lực bản thân và điều chỉnh chiến lược ôn thi hiệu quả.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn làm ngay đề số 20 để vững vàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 với sự tự tin cao nhất!

  • Số trang: 7 trang
  • Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
  • Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ THI

PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18.
Câu 1: Chất nào sau đây được vận chuyển trong mạch rây của cây?
A. Sucrose.
B. Ion khoáng.
C. Chất diệp lục.
D. Protein.

Câu 2: Khẳng định nào sau đây không phải vai trò của quá trình quang hợp?
A. Cung cấp chất hữu cơ làm thức ăn cho các sinh vật dị dưỡng.
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho y học.
C. Trực tiếp điều hoà lượng nước trong khí quyển.
D. Tham gia điều hoà không khí: lấy CO2 và thải O2.

Câu 3: Có bao nhiêu ví dụ sau đây là ứng dụng của mức phản ứng trong thực tiễn?
(1) Trẻ em mắc bệnh rối loạn chuyển hoá galactosemia làm cho đường galactose bị tích tụ lại trong máu do đó nếu phát hiện sớm cần ăn kiêng thức ăn có chứa đường galatose để giảm nhẹ triệu chứng.
(2) Nhà nông khi sử dụng giống mới cần tuân thủ các điều kiện gieo trồng theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất.
(3) Trong trồng trọt và chăn nuôi chỉ cần chọn giống tốt chắc chắn sẽ cho năng suất cao.
(4) Để phát huy hết năng lực học tập vốn có, học sinh chỉ cần chú trọng vào chế dinh dưỡng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 4: Mỗi bộ ba chỉ mã hoá cho một loại amino acid là đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
A. Tính thoái hoá.
B. Tính vạn năng.
C. Tính đặc hiệu.
D. Tính liên tục.

Câu 5: Diễn biến nào sau đây diễn ra khi môi trường không có lactose?
A. Gene điều hoà không hoạt động.
B. RNA polymerase phiên mã các gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA.
C. Protein ức chế bị thay đổi cấu trúc không gian ba chiều.
D. Gene cấu trúc lacZ, lac Y, lac A không hoạt động.

Câu 6: Đột biến gene là gì?
A. Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gene, liên quan tới một hoặc một số nucleotide, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử DNA.
C. Là những biến đổi trong vật liệu di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (DNA) hoặc cấp độ tế bào (NST).
D. Là những biến đổi trong cấu trúc của gene, có liên quan đến một cặp nucleotide.

Câu 7: Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Cần xác minh bênh, tật có di truyền hay không.
B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh.
C. Chuẩn đoán trước sinh.
D. Kết quả phép lai phân tích.

Câu 8: Nghiên cứu phả hệ cho chúng ta những thông tin về
A. đặc điểm di truyền của các tính trạng trên những người cùng một dòng họ qua các thế hệ.
B. số lượng thành viên trong gia đình.
C. tình hình sức khoẻ của các thành viên trong dòng họ.
D. tình trạng hôn nhân của các thành viên trong gia đình.

Câu 9: Ở người, xét bệnh M và N, mỗi bệnh đều do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định, 2 gen phân li độc lập và các alen trội là trội hoàn toàn.

Cho biết những người số (3), (4), (6), (7) và bố, mẹ của họ đều không bị bệnh M và không bị bệnh N; bố của người số (3) không mang alen gây bệnh N. Theo lí thuyết, xác suất sinh con trai đầu lòng không bị bệnh M và không bị bệnh N của cặp vợ chồng (6) và (7) là
A. 7/34.
B. 77/192.
C. 77/384.
D. 7/96.

Câu 10: Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A. nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo khác nhau.
B. nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
D. nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nhưng có kiểu cấu tạo khác nhau.

Câu 11: Theo Darwin, cơ chế tiến hoá là
A. sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. sự tích luỹ các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. là sự tích luỹ các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. là sự tích luỹ các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

Câu 12: Loài sinh học là gì?
A. Là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
B. Là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có những tính trạng chung, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
C. Là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có kiểu gene riêng biệt, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.
D. Là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể sống trong một không gian nhất định, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

Câu 13: Nhân tố tiến hoá nào sau đây quy định chiều hướng tiến hoá?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Di nhập gene.
D. Yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 14: Kết quả của quá trình tiến hoá tiền sinh học là gì?
A. Hình thành các tế bào sơ khai.
B. Hình thành các chất hữu cơ phức tạp.
C. Hình thành sinh vật đa bào.
D. Hình thành hệ sinh vật đa dạng và phong phú như ngày nay.

Câu 15: Nhân tố sinh thái là gì?
A. Là tất cả các yếu tố vô sinh của môi trường.
B. Là tất cả các yếu tố hữu sinh của môi trường.
C. Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng gián tiếp lên cơ thể sinh vật.
D. Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên cơ thể sinh vật.

Câu 16: Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái
A. gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
B. ở mức độ đó sinh vật không thể sinh sản được.
C. ở mức độ đó sinh vật không thể sinh trưởng được.
D. ở mức độ đó sinh vật không thể phát triển được.

Câu 17: Quần thể sinh vật là gì?
A. Tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, tại một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
B. Tập hợp các cá thể khác loài sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
C. Tập hợp các cá thể ngẫu nhiên, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, vào một thời điểm nhất định.
D. Tập hợp những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới tại một thời điểm nhất định.

Câu 18: Các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật là gì?
A. Thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ.
B. Sự phong phú, sự phân bố của các cá thể trong quần thể.
C. Thành phần loài, mức sinh sản, mức tử vong.
D. Thành phần loài và sự phân bố các cá thể của các loài trong quần xã.

PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Một học sinh tìm hiểu về hệ tuần hoàn của người bình thường theo hình sau
(Nguồn: tuyensinh247.com)
Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai?
a) Hệ tuần hoàn ở người gồm có 3 thành phần chính: tim, hệ mạch và dịch tuần hoàn.
b) Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn phổi: tâm thất phải  động mạch phổi  mao mạch phổi  tĩnh mạch phổi  tâm nhĩ trái.
c) Có thể sử dụng cafe thoải mái vì cafe giúp tỉnh táo mà không ảnh hưởng gì đến hoạt động của hệ tuần hoàn.
d) Luyện tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.

Câu 2: Hội chứng Turner theo nghiên cứu đây là rối loạn nhiễm sắc thể giới tính thường gặp nhất ở phụ nữ, gây ra những rối loạn phát triển về cả tinh thần lẫn thể chất. Thông thường, hơn 90% các trường hợp thai nhi có hội chứng Turner sẽ sẩy thai tự nhiên, nhưng sẽ vẫn có khoảng 1/4000 bé gái sinh ra mắc phải hội chứng này.
Thông thường, mỗi người sẽ có triệu chứng và dấu hiệu khác nhau nhưng đa số những người mắc bệnh sẽ thường có cổ ngắn, lõm, xuất hiện các nếp gấp da dọc xuống vai, tai thấp,…Ngoài ra, người bệnh sẽ có chân tóc thấp ở phía sau cổ, vóc dáng thấp và bàn chân bàn tay bị sưng ngay từ khi sinh ra. Khi trưởng thành họ không có kinh nguyệt, không có ngực, đặc biệt là mất đi khả năng sinh con do rối loạn phân ly nhiễm sắc thể. Có thể xuất hiện thêm các dị tật khác, tiểu đường, những vấn đề về thị giác, hormone tuyến giáp yếu. Hơn nữa, mặc dù tư duy não bộ của họ bình thường nhưng họ sẽ có vấn đề với hình ảnh không gian.

(Nguồn: https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/hoi-chung-turner-nguyen-nhan-trieu-chung-cac-roi-loan-thuong-gap-vi)
Mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai khi nói về bệnh này?
a) Hội chứng Turner là dạng đột biến thể ba.
b) Người mắc hội chứng Turner trong tế bào có 45 chiếc NST.
c) Trong quá trình thụ tinh, tinh trùng XX kết hợp với trứng bình thường tạo thành hợp tử, hợp tử này phát triển thành cơ thể mắc hội chứng Turner.
d) Người mắc hội chứng Turner do rối loạn nhiễm sắc thể giới tính nên chỉ ảnh hưởng đến tính trạng giới tính những tính trạng thường không bị ảnh hưởng gì.

Câu 3. Ở cây đậu ngọt (Lathyrus odoratus), tính trạng hình dạng quả do hai cặp gen: D và d, E và e phân ly độc lập cùng chi phối sự biểu hiện tính trạng. Biết trong kiểu gen có đầy đủ cả hai loại allele trội (D và E) thì cho hoa màu đỏ tía, nếu trong kiểu gen thiếu một trong hai loại allele trội hoặc thiếu cả hai loại allele trội thì hoa có màu trắng. Mỗi khẳng định sau là đúng hay sai?
a) Cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gene Ddee.
b) Có 5 kiểu gene quy định kiểu hình hoa trắng.
c) Cho các cây có kiểu gene Ddee lai phân tích, ở đời con không xuất hiện kiểu hình hoa đỏ tía.
d) Để cho kiểu hình hoa tím thì hai allele D và E đã tương tác trực tiếp với nhau.

Câu 4: Sau khi núi lửa phun trào trên đảo Krakatau, Indonesia vào năm 1883, toàn bộ hòn đải bị bao phủ bảo lớp tro bụi núi lửa, nham thạch nguội và hoàn toàn không có sự sống. Các khảo sát ở những năm tiếp theo cho thấy: một số rất ít loài đầu tiên định cư trên đảo gồm vi khuẩn, địa y, tảo,…; năm 1897, quần xã gồm nhiều loài thân cỏ ưa sáng chiếm ưu thế, đất đã có nhiều mùn tích tụ; năm 1906 đã xuất hiện cây thân gỗ, cỏ ưa sáng bị thay thế bằng cỏ ưa bóng; năm 1919, trên đảo đã bắt đầu hình thành quần xã rừng nhiệt đới đặc trưng tương tự như các đảo bên cạnh.
a) Đây là diễn thế sinh thái nguyên sinh.
b) Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái nguyên sinh, hoạt động khai thác tài nguyên của con người không gây ảnh hưởng gì đến quá trình này.
c) Dựa vào những hiểu biết về quá trình diễn thế sinh thái, con người có thể có thể tác động theo hướng tích cực, giúp rút ngắn thời gian hình thành quần thể đỉnh cực.
d) Rừng nhiệt đới là nguồn tài nguyên tái sinh, do đó có thể tăng cường khai thác tối đa để mang lại lợi ích kinh tế.

Phần III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1: Cho các tác nhân gây đột biến gene như: 5-bromouracil, tia tử ngoại, HNO2, ethyl methan sulfonate, tia X. Có bao nhiêu tác nhân vật lí gây đột biến gene?

Câu 2: Khi thực hiện phép lai giữa hai cây hoa mõm chó (Antirrhium majus L.) thuần chủng có hoa màu đỏ và màu trắng với nhau thu được F1 gồm toàn các cây hoa màu hồng (màu sắc trung gian giữa hai dạng bố mẹ). Hiện tượng tương tác này được gọi là trội không hoàn toàn hay di truyền trung gian. Một bạn học sinh tiến hành lai phân tích cây hoa màu hồng với cây hoa màu trắng, khả năng đời con xuất hiện cây hoa hồng với tỉ lệ bao nhiêu phần trăm?

Câu 3: Một quần thể cây đậu Hà Lan có tỉ lệ kiểu gene 0,5AA + 0,3Aa + 0,2aa =1. Tần số allele a của quần thể là bao nhiêu?

Câu 4: Mặc dù đã qua nhiều năm kể từ lần đầu tiên phát hiện ra một loài gây hại lớn cho nông nghiệp trở nên kháng thuốc trừ sâu nhưng mãi đến những năm 1950, hầu hết các người trồng trọt mới quen với trình trạng kháng thuốc trừ sâu do sự bùng nổ của tình trạng côn trùng kháng thuốc trừ sâu DDT. Đến giữa những năm 1980, đã có hồ sơ về khoảng 450 loài côn trùng và ve kháng thuốc.
(Nguồn: https://treefruit-wsu-edu.translate.goog/crop-protection/opm/resistance/?_x_tr_sl=en&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=tc)
Cho các sự kiện sau:
1. Thông qua sinh sản, các allele đột biến được nhân lên và phát tán trong quần thể.
2. Đột biến kháng thuốc trừ sâu xuất hiện ngẫu nhiên ở một số cá thể ở các quần thể sâu bọ.
3. Các cá thể có mang allele đột biến ngày càng tăng số lượng, hình thành quần thể thích nghi.
4. Khi môi trường có thuốc trừ sâu, các cá thể có mang đột biến kháng thuốc trừ sâu có ưu thế thích nghi.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành quần thể thích nghi.

Câu 5: Nghiên cứu cấu trúc tuổi của 3 quần thể thuộc cùng một loài thu được kết quả như sau:
Quần thể nào có kích thước lớn nhất?

Câu 6: Cho lưới thức ăn trên đồng cỏ như sau:
(Nguồn: tuyensinh247.com)
Trong lưới thức ăn này có bao nhiêu sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5?

—————————-

Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?

Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:

– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.

– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.

– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Sinh Học không?

Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:

Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

Môn thi

Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).

Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:

– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.

– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.

Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học

 

 

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: