Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Bám sát đề minh họa – Đề 24 là một trong những đề thi thuộc chuyên mục Thi thử Sinh THPT – Đại Học, nằm trong hệ thống Ôn tập thi thử THPT. Đề được thiết kế theo đúng định hướng nội dung và hình thức của Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học Bộ GD&ĐT, giúp học sinh củng cố toàn diện kiến thức và rèn luyện kỹ năng phản xạ nhanh trong phòng thi.
Đề thi gồm 18 câu trắc nghiệm, 4 câu đúng/ sai và 6 câu trả lời ngắn, bao trùm toàn bộ các chuyên đề quan trọng của chương trình Sinh học lớp 12 như: cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, ứng dụng di truyền học, di truyền quần thể, tiến hóa và sinh thái học. Câu hỏi trong đề được xây dựng theo hướng tăng cường tính vận dụng thực tiễn, tư duy logic và khả năng liên kết kiến thức, qua đó giúp học sinh tự đánh giá năng lực và chuẩn hóa kỹ năng làm bài.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn luyện tập ngay với đề số 24 để giữ vững phong độ và sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 với kết quả tốt nhất!
- Số trang: 6 trang
- Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Động vật nào sau đây hô hấp qua bề mặt cơ thể:
A. Châu chấu
B. Giun đất
C. Chim bồ câu
D. Cá chép
Câu 2. Hình 1 dưới đây mô tả số lượng NST ở một tế bào soma thuộc đột biến đa bội cùng nguồn. Bộ NST lưỡng bội của loài này là
A. 2n=12.
B. 2n=8.
C. 2n=6.
D. 2n=9.
Câu 3. Nhân tố tiến hoá được xem là cơ bản nhất, tác động trực tiếp lên kiểu hình theo một hướng xác định, làm thay đổi tần số kiểu gene và tần số allele của quần thể, đó là
A. dòng gene.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. phiêu bạt di truyền.
D. đột biến.
Câu 4. Sơ đồ phả hệ nào sau đây cho biết sự di truyền của tính trạng bệnh do gene lặn trên NST X ở người?
A. Sơ đồ 1
B. Sơ đồ 4
C. Sơ đồ 2
D. Sơ đồ 3
Câu 5. Ở người, thiếu nguyên tố nào sau đây có thể gây ra thiếu máu?
A. Magnesium.
B. Iron.
C. Iodiee.
D. Calcium.
Câu 6. Thí nghiệm ở Hình 2 chứng minh điều gì?
A. Sự hình thành O2 trong quang hợp.
B. Sự hình thành CO2 trong hô hấp.
C. Sự hình thành tinh bột trong quang hợp.
D. Sự thoát hơi nước ở lá.
Câu 7. Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?
A. mRNA.
B. DNA.
C. tRNA.
D. Ribosome.
Câu 8. Từ quần thể ban đầu (P) theo thời gian đã phát sinh quần thể mới (N) quá trình này được mô tả qua hình 3
Quá trình này không chịu ảnh hưởng bởi nhân tố hoặc hiện tượng nào sau đây?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Đột biến.
C. Hiệu ứng sáng lập.
D. Hiệu ứng cổ chai.
Câu 9. Quan sát hình 4 mô tả quy trình kỹ thuật tạo ra cừu Đôly. Cho biết phát biểu nào sau đây sai?
A. Tế bào lai được tạo ra trong phòng thí nghiệm.
B. Tế bào lai được tạo ra từ việc chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào chất của tế bào trứng đã loại bỏ nhân.
C. Cừu Đôly được tạo ra nhờ công nghệ nhân bản vô tính.
D. Cừu Đôly giống cừu mặt đen vì được tạo ra từ cừu mặt đen và do cừu mặt đen mang thai hộ.
Câu 10. Hiện tượng di truyền nào sau đây hạn chế tính đa dạng của sinh vật?
A. Phân li độc lập.
B. Hoán vị gen.
C. Liên kết gen.
D. Tương tác gen.
Câu 11. Một loài sinh vật chỉ sống được ở nhiệt độ từ 5°C đến 40°C, sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 20°C đến 30°C. Theo lí thuyết, giới hạn sinh thái về nhiệt độ của loài này là
A. dưới 5°C.
B. trên 40°C.
C. từ 5°C đến 40°C.
D. từ 20°C đến 30°C.
Câu 12. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các nuclêôtit của cùng một gen có xu hướng càng giống nhau. Đây là bằng chứng
A. giải phẫu so sánh.
B. hóa thạch.
C. sinh học phân tử.
D. tế bào học.
Câu 13. Nghiên cứu cơ chế tái bản DNA ở một loài sinh vật trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học thu được kết quả như hình sau.
Có 3 phân tử DNA chứa $^{15}N$ cùng tiến hành tái bản trong môi trường chỉ chứa $^{14}N$. Sau thời gian 2 giờ nuôi cấy thu được số phân tử DNA thuộc vạch đỏ nhạt gấp 31 lần số DNA thuộc vạch xanh. Nhận định sau đây về quá trình tái bản DNA này là sai?
A. Thời gian thế hệ của loại tế bào chứa DNA này là 30 phút.
B. Tổng số mạch polynucleotide chỉ chứa $^{14}N$ là 378.
C. Số phân tử từ DNA ở vạch vàng tạo ra sau 1 giờ là 18.
D. Thí nghiệm này chứng minh cơ chế tái bản DNA diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn.
Câu 14. Quan hệ giữa các loài sinh vật nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh?
A. Trùng roi và mối.
B. Chim sáo và trâu rừng.
C. Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa.
D. Cây tầm gửi và cây thân gỗ.
Câu 15. Trong thí nghiệm lai một tính trạng, Mendel đã kiểm chứng giả thuyết của mình bằng phép lai nào sau đây?
A. Tự thụ phấn cây hoa tím F1
B. Lai phân tích cây hoa tím F1.
C. Tự thụ phấn cây hoa tím F2.
D. Lai phân tích cây hoa tím F2.
Câu 16. Một bé gái sơ sinh được đưa đến bệnh viện sau khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như giảm cân nghiêm trọng, kém phát triển trí tuệ, và gan to. Qua xét nghiệm máu, bác sĩ phát hiện hàm lượng galactose-1-phosphate (Galactose -1-P) trong cơ thể bé tăng cao, gây tích lũy độc tố và ức chế các enzyme chuyển hóa khác. Bác sĩ nghi ngờ bé mắc hội chứng galactosemia – một bệnh di truyền bẩm sinh liên quan đến sự thiếu hụt enzyme galactose-1-phosphate uridyl transferase, dẫn đến rối loạn khả năng chuyển hóa galactose (hình bên dưới). Gia đình cho biết bé bú sữa mẹ từ khi sinh ra. Sau khi phân tích nguyên nhân.
Bác sĩ khuyến nghị gì đối với trẻ bị hội chứng galactosemia?
A. Loại bỏ galactose và lactose khỏi chế độ ăn uống hàng ngày.
B. Tăng cường sử dụng thực phẩm có chứa galactose trong ăn uống hàng ngày.
C. Giảm lượng galactose trong chế độ ăn mà không cần loại bỏ hoàn toàn.
D. Cung cấp galactose dưới dạng bổ sung để hỗ trợ chuyển hóa.
Câu 17. Biến đổi khí hậu hiện đang là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt, với những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, sức khỏe, kinh tế, và đa dạng sinh học. Sự tăng nhiệt độ toàn cầu có thể ảnh hưởng đến diễn thế sinh thái của các hệ sinh thái núi cao như thế nào?
A. Các loài ưa lạnh có xu hướng di chuyển lên cao hơn hoặc có thể bị tuyệt chủng.
B. Đa dạng sinh học sẽ tăng lên ở các vùng núi cao nên môi trường sẽ ổn định hơn.
C. Các loài ưa nhiệt độ cao sẽ có xu hướng di chuyển xuống thấp những khu vực thấp.
D. Các hệ sinh thái núi cao sẽ hoàn toàn không bị ảnh hưởng khi trái đất nóng lên.
Câu 18. Hình 6 dưới đây thể hiện mối quan hệ tiến hóa giữa các loài bò sát khác nhau. Các nhánh và điểm phân nhánh cho thấy mức độ tiến hóa và tổ tiên chung của các loài này. Hai loài có quan hệ tiến hóa gần nhất là
A. rắn và thằn lằn thủy tinh.
B. thằn lằn giám sát và kỳ nhông.
C. thằn lằn giám sát và thạch sùng.
D. thằn lằn thủy tinh và rắn.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Ốc Bươu vàng (Pomacea canalicaluta) là loài ngoại lai xâm hại có nguồn gốc từ Nam Mĩ được du nhập tới Đài Loan và phát triển mạnh ra khắp Đông Nam Á. Hình 7 thể hiện sự biến động mức độ. Hình 7A thể hiện biến động mức độ che phủ của một số loài điển hình và hàm lượng dinh dưỡng trong nước ở ruộng nước ngọt trước và sau khi có mặt ốc bươu vàng (vào ngày 0). Hình 7B thể hiện mối quan hệ giữa mức độ đa dạng loài trong quần xã với số lượng ốc bươu vàng.
Dựa vào các dữ kiện trong hình trên, hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Ốc bươu vàng là loài ưu thế trong quần xã ruộng nước ngọt.
b) Sau khi có mặt ốc bươu vàng, sinh khối của thực vật phù du sẽ giảm xuống.
c) Nguồn dinh dưỡng của ốc bươu vàng chủ yếu đến từ bèo và tảo.
d) Ốc bươu vàng gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp cũng như môi trường sinh thái bản địa.
Câu 2. Quan sát sơ đồ sau.
a) Quá trình giảm phân của tế bào sinh trứng bị rối loạn, cặp NST số 21 không phân li tạo ra giao tử chứa 2 NST 21. Giao tử này kết hợp với giao tử của bố chứa 1 NST 21 tạo thành hợp tử chứa 3 NST 21 phát triển thành người bị Down.
b) Người có 3 nhiễm sắc thể 21 có thể là nam hoặc nữ, người này có cổ ngắn, gáy rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày, trí tuệ chậm phát triển.
c) Sơ đồ mô tả cơ chế phát sinh hội chứng siêu nữ ở người.
d) Muốn xác định chắc chắn hội chứng bệnh của đứa con cần làm tiêu bản tế bào và quan sát dưới kính hiển vi.
Câu 3. Hình bên dưới mô tả vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống ở người.
a) Máu trong động mạch giàu O2, máu trong tĩnh mạch giàu CO2.
b) Chức năng của các van tim trong hệ tuần hoàn là điều hòa nhịp tim.
c) Đường đi của máu từ tâm thất trái đi ra là động mạch chủ.
d) Hệ tuần hoàn có nhiệm vụ chính là vận chuyển máu chứa oxy, chất dinh dưỡng đến các mô và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa.
Câu 4. Khi cho hai dòng thuần chủng cùng loài là cây hoa đỏ và cây hoa trắng giao phấn với nhau, thu được thế hệ F₁ với 100% cây hoa đỏ. Cho F₁ tự thụ phấn, thu được thế hệ F₂ gồm 368 cây hoa trắng và 272 cây hoa đỏ.
a) Cây hoa đỏ có số kiểu gen nhiều hơn cây hoa trắng.
b) Tính trạng màu hoa do hai gen quy định.
c) Có tối đa 27 kiểu gen trong quần thể.
d) Cây bố hoặc mẹ thiếu một trong hai gen trội về tính trạng này.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 5 triệu kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 0,4% tổng năng lượng đó. Giáp xác trong hồ khai thác được 50% năng lượng tích lũy trong tảo, còn cá ăn giáp xác khai thác được 0,5% năng lượng của giáp xác. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng của cá so với tảo silic là bao nhiêu?
Câu 2. Sơ đồ lưới thức ăn trong một hệ sinh thái như hình 10. Hãy cho biết giáp xác nhỏ tham gia vào bao nhiêu chuỗi thức ăn
Câu 3. Loài A có bộ NST 2n = 30, loài B có bộ NST 2n =26, loài C có bộ NST 2n = 24. Loài E là kết quả của lai xa và đa bội hóa giữa loài A và loài B. Loài F là kết quả của lai xa và đa bội giữa loài C và loài E. Theo lí thuyết, số NST trong tế bào của loài F là bao nhiêu?
Câu 4. Xét 1 cơ thể đực lưỡng bội có n cặp NST tương đồng, trên mỗi NST xét 1 gene có hai allele, tất cả các cặp gene đều ở trạng thái dị hợp tử. Hình vẽ sau mô tả một giai đoạn của 1 tế bào của cơ thể đang thực hiện quá trình giảm phân. Biết rằng quá trình này không xảy ra đột biến. Số lượng NST trong tế bào lưỡng bội tham gia giảm phân là bao nhiêu ?
Câu 5. Hình 12 cho thấy số lượng cá thể của các loài trong một quần xã thực vật. Hãy xác định độ phong phú tương đối của loài cao nhất trong quần xã (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Câu 6. Hình 13 mô tả quá trình tổng hợp 1 chuỗi polipeptide trong tế bào của một loài sinh vật. Chuỗi polipeptide này gồm bao nhiêu amino acid biết rằng không có đột biến xảy ra?
—————————-
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Sinh Học không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học