Đề ôn thi tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Bám sát đề minh họa – Đề 28 là một trong những đề thi thuộc chuyên mục Thi thử Sinh THPT – Đại Học, nằm trong hệ thống Ôn tập thi thử THPT. Đề thi được xây dựng dựa theo chuẩn cấu trúc và định hướng của Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học Bộ GD&ĐT, hỗ trợ học sinh hệ thống hóa kiến thức và tăng khả năng làm bài hiệu quả trong thời gian giới hạn.
Đề thi gồm 18 câu trắc nghiệm, 4 câu đúng/ sai và 6 câu trả lời ngắn, bao trùm toàn bộ các chuyên đề trọng tâm lớp 12 như: cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, di truyền học quần thể, tiến hóa, sinh thái học và ứng dụng công nghệ sinh học. Câu hỏi trong đề được biên soạn theo hướng phát triển năng lực tư duy phân tích, kỹ năng xử lý tình huống và khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức lý thuyết vào thực tiễn. Đề phù hợp cho giai đoạn tăng tốc, giúp học sinh rèn luyện phản xạ và củng cố kiến thức cốt lõi.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn luyện tập với đề số 28 để sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 một cách tự tin và vững vàng!
- Số trang: 6 trang
- Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ?
A. Quang tự dưỡng.
B. Hoá tự dưỡng.
C. Sinh vật phân giải.
D. Sinh vật tiêu thụ.
Câu 2. Trong trồng lúa, sử dụng biện pháp trồng xen cứ một vụ lúa lại một vụ mùa trồng các cây như đậu, lạc để cải tạo đất. Giải thích nào sau đây hợp lí nhất cho biện pháp này?
A. Cây đậu, lạc trong hệ rễ có các nốt sần chứa vi khuẩn cộng sinh có khả năng cố định đạm.
B. Cây đậu, lạc có nhu cầu dinh dưỡng ít hơn so với cây lúa.
C. Cây đậu, lạc có hiệu quả quang hợp cao hơn so với cây lúa.
D. Các loài cây đậu, lạc có nhu cầu nước ít hơn so với cây lúa.
Câu 3. Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gene khi trồng trong các môi trường có độ pH khác nhau cho hoa có màu sắc khác nhau. Tập hợp các kiểu hình (màu sắc hoa) khác nhau của các cây trên gọi là
A. biến dị tổ hợp.
B. thường biến.
C. mức phản ứng.
D. đột biến.
Câu 4. Ở ruồi giấm 2n = 8. Quan sát quá trình phân bào của 4 tế bào A, B, C, D thuộc loài này người ta thu được số liệu như bảng sau:
Biết quá trình phân bào diễn ra bình thường. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình phân bào của 4 tế bào trên?
A. Tế bào C đang ở kì sau của nguyên phân.
B. Tế bào A đang ở kì giữa của giảm phân II.
C. Tế bào B đang ở kì sau của nguyên phân.
D. Tế bào D đang ở kì cuối của giảm phân II.
Câu 5. Ở loài đậu Hà Lan lưỡng bội, chỉ xét 4 cặp NST được kí hiệu lần lượt là Aa, Bb, Dd, Ee. Giả sử có 4 thể đột biến với số lượng NST như sau:
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thể đột biến số 3 làm tăng số lượng gene trên 1 NST.
B. Số NST trong tế bào sinh dương của thể đột biến 1 là 2n + 1.
C. Hàm lượng DNA trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở các thể đột biến giống nhau.
D. Thể đột biến số 2 chỉ có thể phát sinh qua giảm phân và thụ tinh.
Câu 6. Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây cho phép phát hiện hội chứng Turner ở người?
A. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
B. Nghiên cứu tế bào.
C. Nghiên cứu phả hệ.
D. Di truyền hóa sinh.
Câu 7. Ở người, bệnh bạch tạng do allele đột biến lặn, những người bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bạch tạng, tuy nhiên trong một số trường hợp, 2 vợ chồng bạch tạng lấy nhau lại sinh ra con bình thường. Cơ sở của hiện tượng trên là:
A. Do môi trường không thích hợp nên đột biến gene không thể hiện ra kiểu hình.
B. Do đột biến NST làm mất đoạn chứa allele bạch tạng nên sinh con bình thường.
C. Đã có đột biến gene lặn thành gene trội nên sinh con không bị bệnh.
D. Kiểu gene quy định bạch tạng ở mẹ và bố khác nhau nên sinh con không bị bệnh.
Câu 8. Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người, bệnh bạch tạng do một gen có 2 allele năm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do một gene có 2 allele nằm trên NST X tại vùng không tương đồng trên Y quy định.
Xác suất sinh một trai, một gái không bị bệnh nào của cặp vợ chồng (13) và (14) là
A. 0,302.
B. 0,148.
C. 0,151.
D. 0,296.
Câu 9. Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn, tạo giống như sau:
1. Chọn lọc các tổ hợp gene mong muốn.
2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gene khác nhau.
3. Lai các dòng thuần chủng với nhau.
4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gene mong muốn.
Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình:
A. (4) → (1) → (2) → (3).
B. (2) → (3) → (4) → (1).
C. (1) → (2) → (3) → (4).
D. (2) → (3) → (1) → (4).
Câu 10. Khi nói về bằng chứng giải phẫu so sánh, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo.
B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc.
C. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau.
D. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng.
Câu 11. Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, ở kỉ nào sau đây xảy ra sự phát sinh thú và chim?
A. Kỉ Tam điệp (Triassic) của đại Trung sinh.
B. Kỉ Jurassic của đại Trung sinh.
C. Kỉ Permian của đại Cổ sinh.
D. Kỉ Carboniferous của đại Cổ sinh.
Câu 12. Những nhân tố nào sau đây làm xuất hiện các allele mới trong quần thể?
A. Đột biến và dòng gene.
B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến và yếu tố ngẫu nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên và dòng gene.
Câu 13. Theo thuyết tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quần thể là đơn vị tiến hoá để hình thành loài mới.
B. Quần thể sẽ không tiến hoá nếu luôn đạt trạng thái cân bằng di truyền.
C. Tất cả các nhân tố tiến hoá đều làm thay đổi tần số kiểu gene của quần thể.
D. Quá trình hình thành loài mới không nhất thiết dẫn đến hình thành quần thể thích nghi.
Câu 14. Vốn gene của quần thể giao phối có thể được làm phong phú thêm do
A. được cách lí địa lí ở một mức độ nhất định với các quần thể khác.
B. sự giao phối của các cá thế có cùng huyết thống hoặc giao phối có chọn lọc
C. các cá thể nhập cư mang đến quần thể những allele mới.
D. chọn lọc tự nhiên đào thải những kiểu hình có hại ra khỏi quần thể.
Câu 15. Kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo mỏ) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể chim cùng loài ở cùng một thời điểm như sau:
Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là thấp nhất?
A. Quần thể III.
B. Quần thể IV.
C. Quần thể II.
D. Quần thể I .
Câu 16. Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lưới thức ăn là một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ về mặt thức ăn.
B. Trong lưới thức ăn, tất cả các loài sinh vật đều được xếp cùng một bậc dinh dưỡng.
C. Lưới thức ăn là tập hợp gồm tất cả các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
D. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật thuộc một bậc dinh dưỡng.
Câu 17. Trong trồng trọt, người ta dùng kiến vống (Decophylla smaragdina) để tiêu diệt sâu hại lá cam, nuôi ong mắt đỏ diệt sâu đục thân lúa. Biện pháp này được đánh giá có hiệu quả cao ở những nơi có khí hậu ổn định và ít gây hại môi trường. Tuy nhiên, biện pháp này có thể gặp nhược điểm nào đáng chú ý nhất sau đây?
A. Chi phí cao.
B. Tiêu diệt không triệt để sâu hại.
C. Thời gian tiệt diệt sâu hại lâu.
D. Có thể xuất hiện loài gây hại khác.
Câu 18. Trên một hòn đảo, chó sói sử dụng nai làm nguồn thức ăn. Khi nghiên cứu biến động số lượng cá thể của quần thể nai và quần thể sói trên một hòn đảo các nhà nghiên cứu đã thu thập được kết quả như hình 1 dưới đây.
1. Mối quan hệ giữa sói và nai là quan hệ cạnh tranh.
2. Từ năm 1980 đến 1985 , số lượng nai suy giảm chủ yếu do sự phát triển của sói.
3. Giai đoạn 2010 đến 2015 số lượng cá thể quần thể nai gấp khoảng 1,5 quần thể chó sói.
4. Nếu số lượng nai giảm bất thường thì đe doạ sự cân bằng sinh học trên hòn đảo này. Dựa vào biểu đồ trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Một thí nghiệm được thiết kế để đánh giá sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên cường độ quang hợp. Cường độ ánh sáng của đèn được điều chỉnh bằng độ đục của kính và cường độ quang hợp được đo bằng số lượng bóng khí thoát ra. Thí nghiệm được mô tả ở hình 2 dưới đây:
Kết quả được hiển thị theo bảng dưới đây:
Dựa vào thí nghiệm trên, mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?
a) Bọt khí thoát ra từ cây rong đuôi chó chủ yếu là khí CO2.
b) Cường độ quang hợp càng cao thì số bóng khí thoát ra càng nhiều.
c) Thay đổi cường độ chiếu sáng có thể làm thay đổi cường độ quang hợp.
d) Bọt khí thoát ra do nhiệt độ của nước tăng cao.
Câu 2. Một loài thực vật lưỡng bội, xét 1 gene có 2 allele; allele B có 1200 nucleotide và mạch 1 của gene này có A: T: G: C = 1: 2: 3: 4. Allele B bị đột biến thêm 1 cặp nucleotide tạo thành allele b. Dựa vào thông tin trên hãy cho biết, mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?
a) Tỉ lệ (A + T): (G+C) của allele b bằng tỉ lệ (G+ A): (T+C) của allele B.
b) Nếu allele b phát sinh do đột biến thêm 1 cặp G – C thì allele b có 421 nucleotide loại G.
c) Nếu allele b phát sinh do đột biến xảy ra ngay sau mã mở đầu thì chuỗi polypeptide do allele b quy định giống với chuỗi polypeptide do allele B quy định.
d) Nếu allele b phát sinh do đột biến xảy ra trong giảm phân thì allele b có thể di truyền cho đời sau.
Câu 3. Ở cà chua, cho cây thân cao, quả ngọt (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó số cây thân thấp, quả chua chiếm 4%. Biết rằng mỗi gene quy định một tính trạng, các allele trội là trội hoàn toàn; không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gene ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?
a) F1 có 10 loại kiểu gene.
b) Trong quá trình giảm phân của cây P đã xảy ra hoán vị gene với tần số 40%.
c) Hai cặp gene đang xét cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể.
d) Trong tổng số cây thân cao, quả chua ở F1, số cây có kiểu gene đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 25%.
Câu 4. Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, mỗi nhận định sau đây đúng hay sai?
a) Trong một chuỗi thức ăn, sinh khối của mắt xích phía sau thường bé hơn sinh khối của mắt xích phía trước.
b) Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp.
c) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
d) Trong quá trình diễn thế sinh thái thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gene có hai allele. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gene về các gene đang xét?
Câu 2. Ở đậu Hà Lan, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp, allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng, 2 cặp gene này phân li độc lập. Phép lai P: Cây thân cao, hoa đỏ × Cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1 gồm 75% cây thân cao, hoa đỏ và 25% cây thân cao, hoa trắng. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có 4 loại kiểu hình. Theo lý thuyết, số cây có 2 allele trội ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Hãy thể hiện kết quả bằng số thập phân và làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy.
Câu 3. Ở một quần thể hoa mõm sói, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa hồng; aa quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể có 1000 cá thể với thành phần kiểu gene: 0,04AA 0,32Aa 0,64aa. Theo lí thuyết (P) có bao nhiêu cây hoa đỏ?
Câu 4. Trong các hiện tượng sau, có mấy hiện tượng là ví dụ điển hình của dòng gene?
1. Một cơn bão đưa hạt giống nảy mầm từ đảo này sang đảo khác.
2. Một loài động vật có thể sống sót sau nhiều thảm họa thiên tai.
3. Một loài thực vật mang đột biến có lợi trong môi trường mới.
4. Một loài chim di cư nhưng không giao phối với quần thể mới.
Câu 5. Trên một đồi thông Đà Lạt, các cây thông mọc liền rễ nhau, nước và muối khoáng do rễ cây này hút có thể dẫn truyền sang cây khác. Khả năng hút nước và muối khoáng của chúng còn được tăng cường nhờ một loại nấm rễ, để đổi lại cây thông cung cấp cho nấm rễ các chất hữu cơ từ quá trình quang hợp. Cây thông phát triển tươi tốt cung cấp nguồn thức ăn cho xén tóc, xén tóc lại trở thành nguồn thức ăn cho chim gõ kiến và thằn lằn. Thằn lằn bị trăn sử dụng làm nguồn thức ăn. Có bao nhiêu mối quan hệ hỗ trợ cùng loài và khác loài trong đó?
Câu 6. Hình bên dưới thể hiện đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật theo tiềm năng sinh học. Có các đặc điểm sau đây: quần thể tăng trưởng không giới hạn, kích thước của quần thể nằm trong sức chịu đựng của môi trường, mức sinh sản của sinh vật là tối đa, môi trường sống bị hạn chế bởi các nhân tố sinh thái. Có bao nhiêu đặc điểm trên đây phù hợp với kiểu tăng trưởng này?
—————————-
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Sinh Học không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học