Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Đề 5 là một trong những đề thi thuộc chuyên mục Thi thử Sinh THPT – Đại Học, nằm trong hệ thống Ôn tập thi thử THPT. Đề thi này được biên soạn dựa trên định hướng cấu trúc và nội dung của Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học Bộ GD&ĐT, giúp học sinh làm quen với nhiều dạng bài thi mới và nâng cao kỹ năng xử lý nhanh trong phòng thi.
Đề thi gồm 18 câu trắc nghiệm, 4 câu đúng/ sai và 6 câu trả lời ngắn, phủ đều các chuyên đề then chốt của chương trình Sinh học lớp 12 như: cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, di truyền học quần thể, tiến hóa, sinh thái học và ứng dụng sinh học. Các câu hỏi trong đề được thiết kế logic, phân hóa rõ ràng từ mức độ cơ bản đến vận dụng cao, giúp học sinh củng cố kiến thức hệ thống, rèn luyện phản xạ làm bài và tư duy ứng dụng thực tiễn.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn thử sức ngay với đề thi thử số 5 để tiến gần hơn tới mục tiêu điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025!
- Số trang: 5 trang
- Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giảm phân?
(a) Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm phân I.
(b) Trong giảm phân có 2 lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian.
(c) Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
(d) Bốn tế bào con được sinh ra đều có n NST giống nhau về cấu trúc.
Những phương án trả lời đúng là
A. (a), (b).
B. (a), (c).
C. (a), (b), (c).
D. (a), (b), (c), (d).
Câu 2: Sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật với những thay đổi của môi trường (trong và ngoài), đảm bảo cho sinh vật thích ứng với môi trường sống được gọi là:
A. trao đổi chất.
B. sinh trưởng.
C. phát triển.
D. cảm ứng.
Câu 3: Quá trình quang hợp diễn ra ở nhóm sinh vật nào sau đây?
A. Thực vật và một số vi khuẩn.
B. Thực vật, tảo và một số vi khuẩn.
C. Tảo và một số vi khuẩn.
D. Thực vật, tảo và nấm.
Câu 4: Sơ đồ nào sau đây mô tả cơ chế phiên mã ngược?
A. DNA -> RNA
B. RNA -> DNA
C. RNA -> protein
D. DNA -> DNA
Câu 5: Theo Jacob và Monod, các thành phần cấu tạo của operon Lac gồm
A. gene lacI, nhóm gene cấu trúc, vùng điều hoà (P).
B. vùng điều hoà (P), vùng vận hành (O), nhóm gene cấu trúc.
C. gene lacI, nhóm gene cấu trúc, vùng vận hành (O).
D. gene lacI, nhóm gene cấu trúc, vùng vận hành (O), vùng điều hoà (P)
Câu 6: Đột biến gen là
A. những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể
B. những biến đổi trong cấu trúc của gen, ảnh hưởng một hoặc vài cặp nucleotide, xảy ra tại một thời điểm nào đó của DNA.
C. những biến đổi trong vật liệu di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử DNA hoặc cấp độ tế bào (NST)
D. sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ trong quá trình thụ tinh
Câu 7: Cho các hiện tượng sau đây:
(1). Loài cáo Bắc cực sống ở xứ lạnh vào mùa đông có lông màu trắng, còn mùa hè thì có lông màu vàng hoặc xám.
(2). Màu hoa Cẩm tú cầu thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất: nếu pH < 7 thì hoa có màu lam, nếu pH=7 hoa có màu trắng sữa, nếu pH > 7 thì hoa có màu hồng hoặc màu tím.
(3). Bệnh phenylketone niệu ở người do rối loạn chuyển hóa amino acid phenylalanine. Nếu được phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường.
(4). Lá của cây vạn niên thanh thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh.
Có bao nhiêu hiện tượng ở trên là hiện tượng thường biến?
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Câu 8: Cho các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng khi nói về mức phản ứng?
(1) Mức phản ứng càng rộng sinh vật càng dễ thích nghi.
(2) Di truyền được
(3) Do kiểu gen quy định.
(4) Thay đổi theo từng loại tính trạng.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 9: Ở người, xét một bệnh do allele trội nằm trên NST giới tính X quy định. Trong các đặc điểm di truyền sau đây, có bao nhiêu đặc điểm di truyền của bệnh này?
1. Bố và mẹ đều bị bệnh, sinh con có đứa bị bệnh có đứa không bị bệnh.
2. Bố và mẹ đều không bị bệnh, sinh con có đứa bị bệnh, có đứa không bị bệnh.
3. Bố bị bệnh, mẹ không bị bệnh thì con trai không bị bệnh, con gái bị bệnh.
4. Bố không bị bệnh, mẹ bị bệnh thì con gái không bị bệnh, con trai có đứa bị bệnh, có đứa không bị bệnh.
A. 1
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 10: Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người:
Bệnh P do một trong hai alen của một gen quy định nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh M do một trong hai alen của một gen nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến. Nhận định sau đây đúng?
I. Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.
II. Xác định được chính xác kiểu gen của 9 người trong phả hệ.
III. Người số (7) luôn có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.
IV. Xác suất sinh con thứ nhất là con trai chỉ bị bệnh P của cặp 13-14 là 1/6.
A. 3
B. 4.
C. 1.
D. 1
Câu 11: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở
A. Kỉ Đệ tứ của đại Tân sinh.
B. Kỉ Phấn trắng của đại Trung sinh.
C. Kỉ Đệ tam của đại Tân sinh.
D. Kỉ Tam điệp của đại Trung sinh.
Câu 12: Chuột có bộ lông màu vàng giúp chúng lẩn trốn kẻ thù ở vùng đất cát nhưng ở vùng đất xám đen thì màu lông này lại gây bất lợi cho chuột. Ví dụ này mô tả nội dung nào của đặc điểm thích nghi ở sinh vật?
A. Đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lý tương đối.
B. Đặc điểm thích nghi liên tục thay đổi tùy điều kiện môi trường.
C. Đặc điểm thích nghi là giá trị thích nghi trung bình của các cá thể trong quần thể.
D. Tùy vào môi trường sống sinh vật điều chỉnh đặc điểm thích nghi cho phù hợp.
Câu 13 . Thông qua việc quan sát, Darrwin nhận biết được điều gì?
A. Sinh vật có tiềm năng sinh sản lớn.
B. Sinh vật có tốc độ lớn ổn định.
C. Sinh vật có khả năng phát triển mạnh.
D. Sinh vật có khả năng đột biến cao.
Câu 14. Các bước trong phương pháp nghiên cứu của Darwin khi xây dựng học thuyết về chọn lọc tự nhiên và hình thành loài là
A. học thuyết tiến hóa → quan sát → kiểm chứng giả thuyết.
B. hình thành giả thuyết → kiểm chứng giả thuyết → quan sát.
C. hình thành giả thuyết → quan sát → kiểm chứng giả thuyết.
D. quan sát → hình thành giả thuyết → kiểm chứng giả thuyết.
Câu 15: Cho các bước sau:
(1) Xác định số lượng cá thể trong quần thể
(2) Xác định diện tích khu vực nghiên cứu
(3) Tính mật độ cá thể của quần thể
Quy trình để xác định mật độ cá thể của quần thể sinh vật theo trình tự nào sau đây?
A. (2) -> (1) -> (3)
B. (2) -> (3) -> (1)
C. (1) -> (2) -> (3)
D. (1) -> (3) -> (2)
Câu 16: Khi tổ chức cho lớp học sinh xác định kích thước quần thể sinh vật theo phương pháp nghiên cứu ô tiêu chuẩn, giáo viên nên chia lớp thành các nhóm nhỏ và mỗi nhóm đếm số cá thể tại 1 vùng trong trường hợp
A. kích thước một ô tiêu chuẩn lớn và số lượng cá thể của một loài ít.
B. kích thước một ô tiêu chuẩn lớn và số lượng cá thể của một loài nhiều.
C. kích thước một ô tiêu chuẩn nhỏ và số lượng cá thể của một loài nhiều.
D. kích thước một ô tiêu chuẩn nhỏ và số lượng cá thể của một loài ít.
Câu 17: Một quần thể giao phối đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do độ đa dạng di truyển ở mức thấp. Để tăng độ đa dạng di truyền cho quần thể một cách nhanh nhất người ta sử dụng cách nào trong các cách dưới đây?
A. Kiểm soát quần thể cạnh tranh và vật ăn thịt gây nguy hiểm cho quần thể nói trên.
B. Thiết lập một khu bảo tồn để bảo vệ môi trường sống của quần thể nói trên.
C. Du nhập thêm một lượng cá thể mới đã bị loại từ quần thể khác.
D. Bắt tất cả số cá thể còn lại trong quần thể cho sinh sản bắt buộc rồi thả ra môi trường tự nhiên.
Câu 18: Trong quần xã sinh vật, loài có số lượng lớn hoặc sinh khối cao nhất, có ảnh hưởng đến loài khác được gọi là
A. loài chủ chốt.
B. loài ưu thế.
C. loài đặc trưng.
D. loài ngẫu nhiên.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn Đúng hoặc Sai.
Câu 1. Xét các loài: Châu chấu, thủy tức, cá rô phi, ếch đồng, gà, thỏ. Khi nói về tuần hoàn của các loài này, cho biết các phát biểu sau đây là Đúng hay Sai?
a) Có 2 loài có tim 4 ngăn.
b) Trong 6 loài này, có 50% số loài có hệ tuần hoàn kép.
c) Cả 6 loài đều có hệ tuần hoàn, trong đó có 2 loài có hệ tuần hoàn hở.
d) Ở châu chấu, do chưa có mao mạch nên máu được đổ trực tiếp vào khoang cơ thể.
Câu 2: NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bị nhuộm màu bởi một số loại thuốc nhuộm đặc hiệu với DNA. NST có hình thái thay đổi qua các kỳ của quá trình phân bào. Hãy cho biết mỗi nhận định dưới đây là Đúng hay Sai?
a) Nhiễm sắc thể chứa thông tin di truyền dưới dạng RNA.
b) Nhiễm sắc thể chỉ có vai trò lưu trữ thông tin di truyền và không tham gia vào quá trình điều hòa gene.
c) Các protein histone trong nhiễm sắc thể giúp nén chặt DNA để nó có thể nằm gọn trong nhân tế bào.
d) NST co xoắn tối đa ở kỳ giữa nguyên phân và giảm phân làm giảm chiều dài NST, đảm bảo cho NST có thể dễ dàng phân li trong quá trình phân bào.
Câu 3: Ở ruồi giấm, allele B quy định thân xám, trội hoàn toàn so với allele b quy định thân đen, allele V quy định cánh dài, trội hoàn toàn so với allele v quy định cánh cụt. Các gene nằm trên cùng một NST với khoảng cách di truyền là 20 cM. Xét phép lai P: ♀ $\frac{BV}{bv}$ × ♂ $\frac{BV}{bv}$. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, mỗi phát biểu dưới đây là Đúng hay Sai?
a) Cá thể cái ở P chỉ hình thành hai loại giao tử là $\underline{BV}$ và $\underline{bv}$.
b) Ở P, tỉ lệ giao tử cái $\underline{BV}$ là 20%.
c) Ở $F_1$, tỉ lệ cá thể thân đen, cánh cụt là 20%.
d) Ở $F_1$, tỉ lệ cá thể thân xám, cánh dài dị hợp về 2 gene là 40%.
Câu 4: Trong một khu rừng nhiệt đới, thực vật là nguồn thức ăn cho nhiều loài khác: gỗ làm thức ăn cho xén tóc; chuột ăn rễ cây; quả của cây làm mồi cho khi, sóc, sâu ăn quả; còn lá cây là nguồn thức ăn của hươu, sâu ăn lá và khỉ. Hổ ăn thịt hươu và khỉ; sâu ăn lá và sâu ăn quả là thức ăn của chim ăn sâu; gõ kiến và rắn có nguồn thức ăn lần lượt là xén tóc và chuột. Cú méo ăn sóc và chuột trong khi đó chim ăn sâu, khỉ, sóc, chuột, gõ kiến, rắn là thức ăn của đại bàng. Dựa vào các thông tin đã cho hãy cho biết các phát biểu dưới đây là đúng hay sai?
a) Đại bàng và hổ có sự cạnh tranh với nhau.
b) Chuỗi thức ăn dài nhất mà trong đó có mắt xích là quả có tất cả 3 mắt xích.
c) Các chuỗi thức ăn có 4 mắt xích đều có đại bàng là một trong các mắt xích.
d) Có tất cả 7 chuỗi thức ăn chỉ có 3 mắt xích.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Có bao nhiêu cấu trúc chỉ có ở tế bào thực vật?
1. Thành tế bào 2. Lục lạp 3. Trung thể
4. Lysosome 5. Ti thể 6. Bộ máy golgi
Câu 2: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gene nằm trên NST thường quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng được F1 gồm 100% cây thần cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn đời F2 có tỉ lệ 56,25% cây thân cao, hoa đỏ: 18,75% cây thân cao, hoa trắng: 18,75% cây thân thấp, hoa đỏ: 6,25% cây thân thấp, hoa trắng. Hỏi tỉ lệ cây thân cao, hoa trắng thuần chúng trong tổng số những cây thân cao, hoa trắng ở F2 là………………..
Câu 3: Ở hoa hướng dương hoang dại, màu hoa được quy định bởi hai allele A và a trội không hoàn toàn. Cây có kiểu gene đồng hợp AA cho màu hoa đỏ, cây có kiểu gene aa cho màu hoa trắng, cây có kiểu gen di hợp Aa cho hoa hồng. Quần thể có 500 cây hoa màu đỏ, 200 cây hoa hồng, 300 cây hoa trắng. Hãy tính tấn số allele A của quần thể.
Câu 4: Ngày nay, sự sống không được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học vì những lí do sau đây. Có bao nhiêu lý do là đúng?
(1) Thiếu những điều kiện cần thiết của Trái Đất nguyên thủy.
(2) Hoạt động phân giải của vi sinh vật đối với các chất sống ngoài cơ thể.
(3) Chất hữu cơ hiện nay chỉ được tổng hợp theo phương thức sinh học trong các cơ thể sống.
(4) Các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ.
Câu 5. Một quần thể loài A có khu phân bố 210ha, mật độ 8 cá thể/ha. Do điều kiện môi trường thuận lợi, tỉ lệ sinh sản của quần thể tăng 5%/ năm. Theo lý thuyết, sau 2 năm mật độ cá thể của quần thể A là bao nhiêu cá thể/ha? Biết trong 2 năm đó, diện tích khu phân bố của quần thể A không thay đổi, không có hiện tượng tử vong, xuất cư và nhập cư. Hãy thể hiện kết quả bằng số thập phân và làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy.
Câu 6. Trong lúc đang đi đánh bẫy chim trên đồng lúa, bác A thấy sâu bệnh bắt đầu hại lúa nhà mình, bác A liền có ý định đi mua rất nhiều loại thuốc hóa học để phun diệt trừ nhanh sâu hại. Trên đường đi mua thuốc bác A có gặp bạn L và kể lại câu chuyện cho L nghe. Sau khi nghe xong L đã đưa ra cho bác một số lời khuyên:
1. Sử dụng nhiều loại thuốc hóa học, càng nhiều càng tốt giúp tiêu diệt nhanh sâu hại.
2. Bảo vệ các sinh vật có ích: không nên đánh bắt chim, cá… có thể trồng hoa bờ ruộng thu hút thiên địch của sâu hại…
3. Khai thác sử dụng triệt để các nguồn tài nguyên.
Nếu em là bác A, để việc làm của mình vừa tiêu diệt được sâu hại vừa bảo vệ môi trường bảo vệ sức khỏe giúp phát triển bền vững thì em sẽ làm theo lời khuyên số mấy?
—————————-
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Sinh Học không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học