Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học – Đề 9 là một trong những đề thi thuộc chuyên mục Thi thử Sinh THPT – Đại Học, nằm trong hệ thống Ôn tập thi thử THPT. Đề thi được xây dựng dựa sát theo cấu trúc và nội dung của Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2025 môn Sinh học Bộ GD&ĐT, giúp học sinh luyện tập kỹ năng làm bài và phát triển tư duy phân tích – tổng hợp kiến thức.
Đề thi gồm 18 câu trắc nghiệm, 4 câu đúng/ sai và 6 câu trả lời ngắn, bao phủ các chuyên đề quan trọng trong chương trình Sinh học lớp 12 như: cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, di truyền học quần thể, tiến hóa, sinh thái học và ứng dụng di truyền học. Các câu hỏi trong đề được sắp xếp theo mức độ tăng dần, từ cơ bản đến vận dụng cao, nhằm kiểm tra toàn diện kiến thức, khả năng suy luận logic và xử lý tình huống thực tiễn của học sinh.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn luyện tập với đề thi thử số 9 để tự tin tiến bước tới thành công trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025!
- Số trang: 5 trang
- Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai và trả lời ngắn
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Nguyên liệu chính cho quá trình quang hợp là gì?
A. Glucose và ATP.
B. Nước và O2.
C. Nước và CO2.
D. Amino acid và protein.
Câu 2. Cây trồng hấp thụ Nitrogen trong đất dưới dạng nào?
A. NO2 và NH4+.
B. NO3- và NH4+.
C. N2 và NH4+.
D. NO2 và NO3.
Câu 3. Mã di truyền có tính đặc hiệu nghĩa là
A. mỗi loài có riêng một bộ mã di truyền nhất định.
B. nhiều bộ ba khác nhau mã hóa cho cùng một loại amino acid.
C. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
D. một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại amino acid.
Câu 4. Hình vẽ dưới đây mô tả dạng đột biến nào?
A. thêm hoặc thay thế một cặp nucleotide.
B. thêm một cặp nucleotide.
C. thay thế một vài cặp nucleotide.
D. mất một cặp nucleotide.
Câu 5. Cho đoạn mạch DNA gốc có trình tự như sau: 5′ ATGCTTAG 3′. Đoạn mạch DNA bổ sung với mạch gốc này sẽ có trình tự là
A. 5′ TACGAATC 3′.
B. 3′ UACGAAUC 5′.
C. 5′ GATTCGTA 3′.
D. 3′ TACGAATC 5′.
Câu 6. Một bệnh di truyền được ghi nhận qua phả hệ bên dưới. Theo thông tin của phả hệ, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Bệnh do gene trội nằm trên NST thường quy định.
B. Bệnh do gene lặn nằm trên NST thường quy định.
C. Bệnh do gene trội nằm trên NST giới tính X quy định.
D. Bệnh do gene nằm trong tế bào chất quy định.
Câu 7. Ở người, bệnh bạch tạng do gene lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định, gene A: bình thường, gene a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gene lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, gene B quy định nhìn màu bình thường. Kiểu gene nào sau đây biểu hiện kiểu hình ở người nữ chỉ bị mù màu?
A. Aa $X^B X^B$, Aa $X^B X^B$, AA $X^B X^b$
B. Aa $X^b X^b$, aa $X^b X^b$.
C. Aa $X^B X^b$, aa $X^B X^b$.
D. AA $X^b X^b$, Aa $X^b X^b$.
Câu 8. Ở người, xét 2 gene trên 2 cặp NST thường; gene quy định nhóm máu có 3 allele là $I^A, I^B, I^O$. Kiểu gene $I^A I^A$ và $I^A I^O$ quy định nhóm máu A; kiểu gene $I^B I^B$ và $I^B I^O$ quy định nhóm máu B; kiểu gene $I^A I^B$ quy định nhóm máu AB; kiểu gene $I^O I^O$ quy định nhóm máu O; gene quy định dạng tóc có 2 allele, allele D trội hoàn toàn so với allele d. Một cặp vợ chồng có nhóm máu giống nhau, sinh con trai tên là T có nhóm máu A, tóc xoăn và 2 người con gái có kiểu hình khác bố, mẹ về cả 2 tính trạng đồng thời 2 người con gái này có nhóm máu khác nhau. Lớn lên, T kết hôn với H. Cho biết, H, bố H và mẹ H đều có nhóm máu A, tóc xoăn nhưng em trai của H có nhóm máu O, tóc thẳng. Theo lí thuyết, xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu A, tóc thẳng của T và H là
A. 5/108
B. 10/27
C. 4/9
D. 1/18
Câu 9. Cho các dòng thuần chủng có kiểu gene như sau: (I): AAbb; (II): aaBB; (III): AABB; (IV): aabb. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra đời con có ưu thế lai cao nhất?
A. Dòng (II) × dòng (IV).
B. Dòng (1) × dòng (III).
C. Dòng (II) × dòng (III).
D. Dòng (1) × dòng (II).
Câu 10. Theo quan điểm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa?
A. Biến dị tổ hợp.
B. Đột biến gene.
C. Đột biến nhiễm sắc thể.
D. Thường biển.
Câu 11. Ở loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về: quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ
A. Biến động di truyền.
B. Dòng gene.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Thoái hóa giống.
Câu 12. Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể có sẵn các gene đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gene của hai quần thể đến mức làm xuất hiện sự cách li sinh sản và hình thành loài mới. Đây là ví dụ về hình thành loài mới:
A. Bằng lai xa và đa bội hóa.
B. Bằng cách li sinh thái.
C. Bằng cách li địa lí.
D. Bằng tự đa bội.
Câu 13. Vai trò chủ yếu của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hóa là:
A. Phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gene.
B. Nguồn nguyên liệu cơ cấp cho chọn lọc.
C. Tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ.
D. Củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gene.
Câu 14. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử?
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phần được cho cây thuộc loài khác.
(3) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
(4) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
(5) Do chênh lệch về thời kì sinh trưởng và phát triển nên một số quần thể thực vật ở bãi bồi sông Vonga không giao phấn với các quần thể thực vật ở phía trong bờ sông.
(6) Cừu có thể giao phối với dê, có thể thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
Α. (1), (2), (6).
Β. (2), (3), (5).
C. (1), (2), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 15. Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong khoảng chống chịu, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
B. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau.
C. Trong khoảng thuận lợi, nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
D. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được.
Câu 16. Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
A. Cây trong vườn.
B. Cây cỏ ven bờ hồ.
C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh.
D. Đàn cá rô trong ao.
Câu 17. Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật là:
A. Có các cá thể cùng một loài.
B. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định.
C. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật.
D. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản.
Câu 18. Hệ sinh thái bao gồm:
A. quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã.
B. quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã.
C. quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã.
D. quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Khai thác thông tin hình 4 và cho biết các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a. Hệ tuần hoàn này có thể gặp ở các loài như chó, mèo, rắn.
b. Máu tại vị trí số (8) là máu nghèo O2.
c. Khi vị trí số (2) co sẽ đẩy máu lên tĩnh mạch phổi để trao đổi khí.
d. Vận tốc máu tại vị trí số (7) là chậm nhất trong hệ mạch.
Câu 2. Hình 8 là sơ đồ một giai đoạn của cơ chế dịch mã. Phân tích hình này, hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Sơ đồ này là giai đoạn kết thúc quá trình tổng hợp chuỗi polynucleotide của cơ chế dịch mã.
b) Giai đoạn tiếp theo của sơ đồ sẽ có tRNA mang anticodon bổ sung với bộ ba 5’UAG3′ của mRNA.
c) Anticodon 3’CGU5′ mã hóa amino acid Ala.
d) Từ nucleotide loại A của bộ ba AUG đến nucleotide loại G bộ ba UAG trên phân từ mRNA ở sơ đồ này chứa 21 nucleotide.
Câu 3. Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm để kiểm tra sự di truyền của màu sắc hạt đậu Hà Lan. Kết quả thu được như hình 5. Biết rằng tính trạng màu sắc hạt do một gene nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Các bạn học sinh đó đã đưa ra một số nhận định. Theo em mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai?
a. Tính trạng hạt vàng là tính trạng trội.
b. Cây P có kiểu gene đồng hợp về gene quy định màu sắc hạt.
c. Các hạt vàng ở F2 có cùng kiểu gene.
d. Nếu cho các cây hạt vàng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì đời F3 thu được khoảng 1/9 cây hạt xanh.
Câu 4. Hình 1 thể hiện một phần lưới thức ăn trên cánh đồng trồng cỏ chăn nuôi và mía ở đảo Hawaii. Hình 2 thể hiện sự thay đổi số lượng, sinh khối của một số loài trong quần xã trước và sau khi một loài vi khuẩn chỉ gây bệnh trên cóc (Bufo marinus) xuất hiện làm số lượng cóc giảm mạnh.
Khai thác thông tin hình 1, 2, và cho biết các nhận định sau đây là đúng hay sai?
a. Chim sáo và cóc thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất trong lưới thức ăn.
b. Có 2 loài là sinh vật tiêu thụ bậc 1.
c. Năng suất của mía và cỏ chăn nuôi sẽ giảm mạnh khi toàn bộ cóc bị chết do vi khuẩn.
d. Trong quần xã trên, cóc là loài ưu thế.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Một DNA tái bản 2 lần sẽ tạo ra mấy DNA con?
Câu 2. Bệnh mù màu (đỏ và xanh lục) ở người do đột biến gene lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Allele trội tương ứng quy định người bình thường. Mẹ bình thường có mang gene gây bệnh, bố bị mù màu thì xác suất họ sinh được 1 con trai bị bệnh mù màu là bao nhiêu %?
Câu 3. Ở người, một gene trên nhiễm sắc thể thường có hai allele: allele A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với allele a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là bao nhiêu phần trăm? (Ghi kết quả bằng số thập phân làm tròn đến 1 chữ số sau dấu phẩy).
Câu 4. Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa sau vừa làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể:
(1) Chọn lọc tự nhiên.
(2) Đột biến.
(3) Dòng gene.
(4) Giao phối ngẫu nhiên.
(5) Phiêu bạt di truyền.
(6) Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 5. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn?
(1) Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm tất cả các loài động vật ăn thực vật
(2) Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường gồm nhiều loài sinh vật. (3) Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật mở đầu mỗi chuỗi thức ăn.
(4) Trong một lưới thức ăn, một sinh vật có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng.
Câu 6. Cho chuỗi thức ăn sau: Cỏ → dê – hồ → vi sinh vật. Trong chuỗi thức ăn trên, hỗ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?
—————————-
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Sinh Học không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học