Trắc nghiệm Tiếng Việt 3: Bài 13 Bàn tay cô giáo là một trong những đề thi thuộc Chương 2 – Cổng trường mở ra trong chương trình Tiếng Việt 3. Bài học nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, khắc họa hình ảnh đôi bàn tay dịu dàng, tận tụy của cô giáo – biểu tượng cho tình yêu thương, sự chăm sóc và dìu dắt học trò trong những bước đi đầu tiên. Khi làm bài trắc nghiệm, học sinh cần chú ý đến các chi tiết miêu tả đôi bàn tay cô giáo, những hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa và tình cảm thầy trò được thể hiện trong bài. Kỹ năng cảm nhận hình ảnh, phân tích nội dung và ghi nhớ chi tiết sẽ giúp học sinh hoàn thành tốt bài thi.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc nghiệm Tiếng Việt 3: Bài 13 Bàn tay cô giáo
Câu 1: Ai là người cắt dán từng bức tranh trong bài thơ?
A. Học sinh
B. Thầy giáo
C. Cô giáo
D. Cả cô giáo và học sinh
Câu 2: Trong bài thơ cô giáo cắt dán với những tờ giấy màu gì?
A. Màu xanh, đỏ và vàng
B. Màu trắng, đỏ và xanh
C. Màu trắng, đỏ và đen
D. Màu hồng
Câu 3: Từ tờ giấy đỏ cô đã gấp gì?
A. Mặt trời
B. Sóng lượn
C. Mặt nước
D. Con ếch
Câu 4: Từ tờ giấy trắng cô đã gấp màu gì?
A. Một cánh chim
B. Bầu trời
C. Chiếc thuyền
D. Chiếc ô tô
Câu 5: Tờ giấy xanh cô cắt gì?
A. Cây lá
B. Nước và sóng biển
C. Hoa quả
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6: Hiện lên trước mắt các bạn nhỏ là phong cảnh gì?
A. Cảnh bình minh
B. Cảnh bình minh trên biển
C. Cảnh sóng biển và nước
D. Cảnh hoàng hôn
Câu 7: Trong mắt các bạn nhỏ đôi bàn tay của cô giáo trông như thế nào?
A. Rất đẹp
B. Rất mềm mại và khéo léo
C. Rất cẩn thận và tỉ mỉ
D. Rất thon thả
Câu 8: Vì sao lại nói:” biết bao điều lạ từ tay cô”?
A. Vì đôi bàn tay cô khéo léo lạ thường
B. Vì đôi bạn nhỏ chưa nhìn thấy cảnh biển nên rất lạ
C. Vì đôi bàn tay cô giáo đã giúp các bạn nhỏ thấy được bao điều lạ
D. Vì cô có thể tạo ra tất cả mọi thứ
Câu 9: Đâu là dòng giải thích đúng nhất nghĩa của từ “phô”?
A. Tô, vẽ
B. Bày ra
C. Bày ra, để lộ ra
D. Trò chuyện với người khác
Câu 10: Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
A. Ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều kì lạ từ đôi bàn tay khéo léo
B. Bức tranh biển cả qua đôi bàn tay của cô giáo trở nên đẹp và lạ thường
C. Giờ học của các em thật thú vị, khám được biết bao điều mới mẻ
D. Tất cả phương án trên đều đúng
Câu 11: Tác giả của bài thơ “Bàn tay cô giáo” là ai?
A. Nguyễn Trọng Hoàn
B. Trần Đăng Khoa
C. Phạm Hổ
D. Nguyễn Đình Chiểu
Câu 12: Câu thơ nào thể hiện tốc độ mà cô gấp đồ?
A. Một tờ giấy trắng
B. Cô gấp cong cong
C. Thoắt cái đã xong
D. Chiếc thuyền xinh quá!
Câu 13: Câu thơ “Như phép màu nhiệm” nói lên điều gì về bức tranh của cô?
A. Có ma thuật
B. Rất đẹp, có hồn, sống động.
C. Có màu nhuộm đặc biệt.
D. Có phép biến hoá màu nhiệm
Câu 14: Khổ thơ thứ hai có thể viết thành văn xuôi như thế nào?
A. Một tờ giấy đỏ, qua kĩ thuật mềm mại của cô, đã thu phục được mặt trời ở trên cao.
B. Một tờ giấy đỏ, qua bàn tay mềm mại của cô, đã trở thành một ông mặt trời với nhiều tia nắng toả.
C. Cô dùng một tờ giấy đỏ đề làm thành một ông mặt trời với đường nét mềm mại.
D. Tất cả các đáp án trên đều được chấp nhận.
Câu 15: Câu nào đã được tác giả thay đổi đi đôi chút để tránh sự lặp lại trong bài thơ?
A. Một tờ giấy đỏ
B. Thêm tờ xanh nữa.
C. Quanh thuyền sóng lượn
D. Từ bàn tay cô.
Câu 16: Giờ học được miêu tả trong bài thơ có thể là môn học gì?
A. Môn Vẽ
B. Môn Thủ công
C. Môn Âm nhạc
D. Môn Văn
Câu 17: Khi xem cô giáo làm, các bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?
A. Buồn ngủ
B. Sợ hãi
C. Tò mò, thích thú
D. Thờ ơ
Câu 18: Ngoài giấy màu và đôi bàn tay, cô giáo có thể đã sử dụng thêm dụng cụ nào khác dựa trên từ “cắt dán”?
A. Bút chì, tẩy
B. Thước kẻ, compa
C. Kéo, hồ dán
D. Màu vẽ, cọ
Câu 19: Bài thơ chủ yếu ca ngợi điều gì về cô giáo?
A. Sự nghiêm khắc
B. Tình yêu thương học trò
C. Khả năng sáng tạo và sự khéo léo
D. Kiến thức sâu rộng
Câu 20: Sản phẩm cuối cùng cô giáo tạo ra từ giấy màu là gì?
A. Một chiếc diều
B. Một vườn hoa
C. Một bức tranh phong cảnh biển
D. Một mô hình nhà cửa