Làm bài thi

Trắc nghiệm Tiếng Việt 3: Bài 19 Khi cả nhà bé tí là một trong những đề thi thuộc Chương 3 – Mái nhà yêu thương trong chương trình Tiếng Việt 3. Bài học này mang đến cho các em những trải nghiệm thú vị về trí tưởng tượng phong phú, khi hình ảnh cả gia đình thu nhỏ lại được kể một cách ngộ nghĩnh và giàu ý nghĩa. Để làm tốt bài trắc nghiệm, học sinh cần nắm chắc các nội dung như: hiểu được ý tưởng sáng tạo trong câu chuyện, nhận biết tình cảm gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, và phát triển khả năng tưởng tượng, kể chuyện theo cách riêng của mình. Những trọng tâm trong chương này còn hướng đến việc xây dựng tình cảm gia đình khăng khít và kỹ năng sử dụng ngôn từ sinh động trong giao tiếp và viết văn.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc nghiệm Tiếng Việt 3: Bài 19 Khi cả nhà bé tí

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Khi cả nhà bé tí”?
A. Huỳnh Mai Liên
B. Ninh Đức Hậu
C. Trần Đăng Khoa
D. Phạm Hổ

Câu 2: Những ai được nhắc tới trong bài thơ?
A. Ông, bà, bố, mẹ, con
B. Ông bà, bố mẹ
C. Ông, bà, bố,
D. Tất cả ông, bà, bố, mẹ, anh chị em

Câu 3: Đâu không phải là câu thơ hỏi về ông của bạn nhỏ?
A. Có trồng rau nuôi cá
B. Có nghiêm như bây giờ
C. Có chau mặt đánh cờ
D. Có uống trà buổi sáng?

Câu 4: Bố của bạn nhỏ trong bài thơ thường làm gì?
A. Dọn dẹp nhà cửa, uống trà, chơi cờ
B. Chọi gà, chơi ô tô cùng bạn nhỏ, xem bóng đá
C. Lái ô tô, say mê sửa đồ, xem bóng đá
D. Không được đề cập đến.

Câu 5: Hình ảnh của mẹ hiện ra như thế nào trong suy nghĩ của bạn nhỏ?
A. Mẹ bé tí, chỉ lớn hơn bạn nhỏ, còn lại đều thấp hơn so với ông bà và bố.
B. Mải ngồi cắm hoa, thích ra chợ gần nhà, luôn ôm một cuốn sách mỗi tối khuya.
C. Mẹ hiền từ, luôn quan tâm đến mọi người trong gia đình.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng về bạn nhỏ khi còn bé tí?
A. Chẳng đọc sách, chơi cờ
B. Chẳng dọn dẹp, chữa đồ
C. Cả ngày chỉ đùa nghịch
D. Cả ngày phụ giúp bố mẹ

Câu 7: Đâu là cách hiểu đúng của “Khi cả nhà bé tí”?
A. Khi các thành viên trong gia đình ở lứa tuổi trẻ con.
B. Khi các thành viên trong gia đình đi vào thế giới cổ tích và bị hoá thành bé tí.
C. Khi gia đỉnh nhỏ lại thành bé xíu
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Bạn nhỏ trong bài thơ hỏi những gì về bà?
A. Bà có còn bé tí không, bà có nghịch lắm không, bà có đi hơi còng không, bà có chăm quét nhà dọn dẹp không.
B. Bà có còn bé tí không, bà có đi hơi còng không.
C. Bà có lớn được hơn nữa không, bà có hay nghịch dại không.
D. Bà có nghịch lắm không, bà có chăm quét nhà dọn dọn dẹp không.

Câu 9: Hai câu thơ dưới đây phải hiểu như thế nào mới là đúng? Dáng đi có hơi còng Chăm quét nhà dọn dẹp?
A. Dáng đi của bà hơi còng phải không?; Bà chăm quét nhà dọn dẹp phải không?
B. Dáng đi của bà có hơi còng đi là do chăm quét nhà dọn dẹp phải không?
C. Bà làm cho dáng đi của mình còng đi phải không?; Bà có còn chăm quét nhà dọn dẹp nữa không?
D. Tất cả các đán án trên.

Câu 10: Những điều xuất hiện trong những câu hỏi của bạn nhỏ về các thành viên trong gia đình trên thực tế là gì?
A. Là những băn khoăn, khúc mắc của bạn nhỏ về các thành viên trong gia đình.
B. Là những hoạt động, tính cách có tính chất thường xuyên, điển hình mà bạn nhỏ hay để ý thấy ở các thành viên trong gia đình.
C. Là những kí ức thời thơ ấu của tác giả gắn với ông bà, bố mẹ, những người luôn thương yêu mình.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Khổ thơ cuối khác gì với các khổ trên?
A. Cấu trúc khổ cuối khác với các khổ trên.
B. Khổ cuối không còn những câu hỏi mà thay vào đó là nhưng câu kể về bạn nhỏ.
C. Khổ cuối có tính chất đan xen giữa hiện tại và quá khứ.
D. Cả A và B.

Câu 12: Bạn nhỏ và các thành viên khác trong gia đình lúc còn bé tí có gì khác nhau?
A. Bạn nhỏ cả ngày chỉ đùa nghịch chứ không làm các công việc đọc sách, chơi cờ, sửa đồ như ông bà, bố mẹ.
B. Ông chơi cờ giỏi, bạn nhỏ chơi cờ kém; bà quét nhà sạch, bạn nhở quét bẩn.
C. Bạn nhỏ hồn nhiên, ngây thơ còn những thành viên khác thì thông minh, có đầu óc thực tế.
D. Tác giả không đề cập đến.

Câu 13: Cấu trúc chung của các khổ thơ (trừ khổ cuối) là gì?
A. Câu đầu xác định thời điểm, các câu sau là các câu hỏi về người được nói đến trong câu mở đầu.
B. Câu đầu nêu ra thời gian, câu thứ hai hỏi về tính cách, câu ba và bốn hỏi về các hoạt động thường nhật.
C. Câu đầu hỏi về thời gian, các câu sau hỏi về hoạt động điển hình.
D. Tuỳ từng khổ sẽ có cấu trúc riêng.

Câu 14: Câu nào sau đây không đúng về bài thơ?
A. Bài thơ thể hiện bạn nhỏ là người hay quan sát, thích tìm hiểu mặc dù bạn nhỏ hồn nhiên và ngây thơ.
B. Bài thơ sử dụng ngôn ngữ theo phong cách của trẻ thơ.
C. Bài thơ mang đến cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh về trẻ con.
D. Những câu hỏi của bạn nhỏ rất thú vị.

Câu 15: Những câu hỏi của bạn nhỏ về các thành viên trong gia đình có thể nói lên điều gì về bạn nhỏ?
A. Bạn nhỏ yêu ông bà, bố mẹ.
B. Bạn nhỏ có tính hiếu động.
C. Bạn nhỏ hay quan sát, để ý.
D. Bạn nhỏ có khả năng ghi nhớ rất tốt.

Câu 16: Biện pháp tu từ nào tạo nên sự đặc sắc cho bài thơ thông qua việc lặp lại cấu trúc và từ ngữ?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Điệp ngữ (hoặc Điệp cấu trúc)

Câu 17: Bài thơ được kể từ góc nhìn của ai?
A. Người lớn nhớ về tuổi thơ
B. Một người già suy ngẫm về cuộc đời
C. Một đứa trẻ quan sát người lớn
D. Tác giả nhìn lại gia đình mình

Câu 18: Từ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần, tạo nên nhịp điệu và ý tưởng chính của bài thơ?
A. Ngôi nhà
B. Bé tí
C. Bây giờ
D. Ngày xưa

Câu 19: Cảm xúc chủ đạo mà bài thơ “Khi cả nhà bé tí” mang lại cho người đọc là gì?
A. Buồn bã
B. Hồi hộp
C. Vui tươi, ngộ nghĩnh
D. Lo lắng

Câu 20: Hình ảnh “chỉ lớn hơn cái bọc” khi nói về mẹ lúc bé tí gợi liên tưởng đến điều gì?
A. Chiếc túi xách
B. Chiếc khăn quàng
C. Một em bé sơ sinh được bọc tã
D. Một món đồ chơi nhỏ

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: