Trắc Nghiệm Kiến Trúc Máy Tính – Đề 11

Năm thi: 2023
Môn học: Kiến trúc máy tính
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: PGS.TS Trần Ngọc Thịnh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành kiến trúc máy tính
Năm thi: 2023
Môn học: Kiến trúc máy tính
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: PGS.TS Trần Ngọc Thịnh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành kiến trúc máy tính

Mục Lục

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kiến trúc máy tính đóng vai trò cốt lõi trong việc thiết kế và phát triển các hệ thống máy tính hiệu quả và tối ưu. Trắc nghiệm Kiến trúc máy tính đề 11 được biên soạn cho các bạn sinh viên, nhằm mục đích kiểm tra và củng cố kiến thức về các khái niệm cơ bản và nâng cao trong kiến trúc máy tính. Các câu hỏi trong bài tập sẽ đề cập đến các chủ đề quan trọng như cơ chế xử lý lệnh, quản lý bộ nhớ, và các phương pháp tối ưu hóa hiệu suất.

Thông qua việc giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm, người học không chỉ có cơ hội rà soát lại kiến thức đã học mà còn nâng cao khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tế. Cùng khám phá các câu trắc nghiệm này và làm bài kiểm tra hôm nay nhé!

Trắc nghiệm kiến trúc máy tính – Đề 11 (có đáp án)

Câu 1: Hệ thống DMA trong máy vi tính
A. Sử dụng 2 DMAC8237 ghép tầng với chân HLDA của DMAC số 1 nối với DRQ0 của DMAC số 2
B. Sử dụng 2 DMAC8237 ghép tầng với chân HLDA của DMAC số 1 nối với DACK của DMAC số 2
C. Sử dụng 2 DMAC8237 ghép tầng với chân HOLD của DMAC số 1 nối với DRQ0 của DMAC số 2
D. Sử dụng 2 DMAC8237 ghép tầng với chân HOLD của DMAC số 1 nối với DACK của DMAC số 2

Câu 2: Trong máy vi tính DMAC8237
A. Nhận các yêu cầu DRQi từ thiết bị và gửi tín hiệu DACK tới thiết bị
B. Gửi tín hiệu HOLD tới CPU và nhận tín hiệu trả lời HLDA
C. Nhận tín hiệu yêu cầu DRQi và điều khiển quá trình vào ra trực tiếp giữa bộ nhớ và thiết bị ngoại vi sau khi nhận được tín hiệu HLDA
D. Hỗ trợ CPU thực hiện quá trình vào ra dữ liệu trực tiếp giữa bộ nhớ và CPU khi có tín hiệu DRQi

Câu 3: DMAC8237 có thể hoạt động theo
A. 2 kiểu truyền dữ liệu
B. 3 kiểu truyền dữ liệu
C. 4 kiểu truyền dữ liệu
D. 5 kiểu truyền dữ liệu

Câu 4: Phương pháp vào/ra dữ liệu có thăm dò
A. Có độ tin cậy cao hơn phương pháp vào ra theo định trình và phương pháp vào/ ra theo ngắt cứng do CPU có thăm dò trạng thái sẵn sàng của thiết bị
B. Là phương pháp vào ra dữ liệu do thiết bị vào ra chủ động khởi động quá trình vào ra
C. Là phương pháp có tốc độ vào/ra dữ liệu chậm do phải kiểm soát trạng thái làm việc của CPU
D. Phương pháp vào ra mà quá trình vào ra dữ liệu chỉ thực sự được thực hiện sau khi CPU đã thăm dò trạng thái sẵn sàng của thiết bị

Câu 5: Phương vào ra dữ liệu theo ngắt cứng
A. Làm tăng hiệu quả làm việc của CPU
B. Có độ tin cậy cao hơn các phương pháp vào ra dữ liệu khác
C. Do CPU chủ động và điều khiển việc thực hiện quá trình vào ra dữ liệu
D. Được kích hoạt do thiết bị ngoại vi gửi yêu cầu IRQ tới CPU

Câu 6: Phương pháp vào ra dữ liệu kiểu truy nhập trực tiếp bộ nhớ
A. Là phương pháp thường được áp dụng khi vào ra dữ liệu với đĩa từ
B. Do thiết bị ngoại vi chủ động khởi động quá trình vào ra và CPU điều khiển quá trình vào ra
C. Là phương pháp vào ra dữ liệu bằng chương trình và do thiết bị DMAC điều khiển
D. Có tốc độ truy xuất dữ liệu cao hơn và độ tin cậy thấp hơn phương pháp vào ra có thăm dò và theo ngắt cứng

Câu 7: Trong hệ thống máy tính chuẩn RS-232 áp dụng cho truyền tin qua
A. Thiết bị giao diện vào ra nối tiếp
B. Thiết bị giao diện vào ra song song
C. Thiết bị giao diện vào ra nối tiếp-song song
D. Thiết bị giao diện vào ra song song- nối tiếp

Câu 8: Chuẩn RS-232 quy định
A. Kích thước cáp nối giữa DTE và DCE là 20 mét
B. Mức tín hiệu là 25V
C. Sử dụng loại đầu nối 9 chân DB9
D. Phương pháp truyền dữ liệu là không đồng bộ về pha

Câu 9: Trong cấu trúc phần cứng của các hệ thống vào/ra dữ liệu
A. Thiết bị ngoại vi kết nối trực tiếp tới hệ thống bus
B. Thiết bị ngoại vi kết nối với hệ thống bus thông qua thiết bị giao diện
C. Trong một số trường hợp thiết bị giao diện là không cần thiết
D. Thiết bị ngoại vi vừa kết nối với thiết bị giao diện, vừa kết nối trực tiếp với hệ thống bus để tiện trao đổi dữ liệu

Câu 10: Thanh ghi trạng thái của thiết bị giao diện:
A. Chứa các bit thông tin phản ánh trạng thái kết quả thực hiện các lệnh vào/ra dữ liệu
B. Chứa các bit thông tin phản ánh trạng thái có hỏng hóc hay không của thiết bị vào/ra
C. Chứa các bit thông tin phản ánh trạng thái làm việc của thiết bị giao diện và thiết bị ngoại vi
D. Chứa các bit thông tin phản ánh trạng thái làm việc của CPU

Câu 11: Trong việc vào/ra dữ liệu khi CPU muốn đưa dữ liệu ra thiết bị vào/ra thực chất là:
A. CPU đưa dữ liệu ra thanh ghi dữ liệu
B. CPU đưa dữ liệu ra thanh ghi dữ liệu và thanh ghi điều khiển
C. CPU đưa dữ liệu ra thanh ghi dữ liệu, thanh ghi trạng thái
D. CPU đưa dữ liệu ra thanh ghi dữ liệu, trạng thái, điều khiển

Câu 12: Trong việc vào/ra dữ liệu khi thiết bị ngoại vi gửi một dữ liệu cho máy tính dữ liệu này được đưa vào:
A. Thanh ghi trạng thái
B. Thanh ghi dữ liệu
C. Thanh ghi điều khiển
D. Cả (1),(2),(3) đều đúng

Câu 13: Để CPU có thể thực hiện trao đổi thông tin với các thiết bị vào/ra với độ tin cậy cao thì
A. Chỉ cần kết nối tốt về mặt vật lý giữa thiết bị vào/ra và CPU
B. Kết nối về mặt vật lý không quan trọng mà quan trọng ở phương pháp vào/ra dữ liệu
C. Cần kết nối vật lý một cách thích hợp giữa CPU và thiết bị vào/ra
D. Ngoài kết nối vật lý thích hợp cần phải áp dụng các phương pháp vào/ra dữ liệu thích hợp

Câu 14: Phương pháp vào/ra dữ liệu theo định trình
A. Thuộc nhóm phương pháp vào/ra do CPU chủ động
B. Thuộc nhóm phương pháp vào/ra do các thiết bị vào/ra chủ động
C. Không thuộc nhóm nào trong 2 nhóm trên
D. Có thể xếp vào một trong các nhóm trên

Câu 15: Hai phương pháp nào sau đây thuộc cùng một nhóm các phương pháp vào/ra dữ liệu:
A. Vào/ra theo định trình và vào/ra theo ngắt cứng
B. Vào/ra có thăm dò và vào/ra theo kiểu DMA
C. Vào/ra theo ngắt cứng và vào/ra theo kiểu DMA
D. Vào/ra theo kiểu DMA và vào/ra theo định trình

Câu 16: Phương pháp vào ra theo thăm dò có ưu điểm là:
A. Tốc độ vào/ra dữ liệu cao
B. Tăng hiệu quả làm việc của CPU
C. Có độ tin cậy cao
D. Chi phí thấp

Câu 17: Phương pháp vào/ra theo ngắt cứng có ưu điểm là
A. Độ tin cậy rất cao và việc sử dụng phương pháp này làm tăng hiệu quả làm việc của CPU
B. Độ tin cậy rất cao, nhanh chóng, kịp thời
C. Tốc độ vào/ra dữ liệu cao, an toàn, chính xác
D. Kết hợp (1),(2),(3)

Câu 18: Khi thực hiện vào/ra dữ liệu theo phương pháp có thăm dò với nhiều thiết bị thì có nhược điểm là:
A. Tốc độ vào/ra dữ liệu chậm
B. Độ tin cậy của phương pháp giảm đi rất nhiều
C. Độ tin cậy cao nhưng tốc độ vào/ra dữ liệu chậm
D. Kết hợp (1) và (2)

Câu 19: Ngắt cứng là
A. Sự ngắt quãng làm việc đột ngột của CPU do trục trặc về phần cứng
B. Sự kiện CPU tạm dừng tiến trình đang thực hiện để chuyển sang thực hiện quá trình phục vụ ngắt
C. Sự ngắt quãng làm việc luân phiên của các thiết bị để tránh tình trạng phải làm việc trong khoảng thời gian dài liên tục
D. Sự kiện CPU bị tạm dừng tiến trình đang thực hiện để chuyển sang thực hiện quá trình phục vụ ngắt

Câu 20: Trong cấu trúc của hệ thống ngắt cứng PIC báo ngắt cho CPU thông qua:
A. Tín hiệu INT
B. Tín hiệu INTA
C. Tín hiệu IRQ
C. Tín hiệu IRQ

Câu 21: Thiết bị vào/ra gửi tín hiệu yêu cầu ngắt cứng cho PIC bằng đường tín hiệu:
A. INT
B. INTA
C. IRQ
D. INT và IRQ

Câu 22: Ưu điểm nổi trội của phương pháp vào/ra dữ liệu theo kiểu DMA là
A. Độ tin cậy cao
B. Tốc độ trao đổi dữ liệu cao
C. Lượng dữ liệu trao đổi mỗi lần lớn
D. Kết hợp cả hai phương án (1) và (2)

Câu 23: Khi thực hiện vào/ra dữ liệu theo kiểu DMA thiết bị vào/ra liên lạc với DMAC qua tín hiệu:
A. DRQ
B. DRQ và HOLD
C. DACK và HOLD
D. DRQ và DACK

Câu 24: Khi thực hiện vào/ra dữ liệu theo kiểu DMA thiết bị DMAC bắt tay với CPU thông qua tín hiệu:
A. HOLD
B. DACK và HOLD
C. DRQ và HOLD
D. HOLD và HLDA

Câu 25: Khi thực hiện vào/ra dữ liệu theo kiểu DMA thì:
A. Dữ liệu được chuyển trực tiếp từ thiết bị vào/ra vào bộ nhớ dưới sự điều khiển của CPU
B. Dữ liệu được chuyển trực tiếp giữa thiết bị vào/ra và bộ nhớ dưới sự điều khiển của DMAC
C. Dữ liệu được CPU đọc từ thiết bị vào/ra rồi ghi vào bộ nhớ hoặc ngược lại
D. Dữ liệu được DMAC đọc từ thiết bị vào/ra rồi ghi vào bộ nhớ hoặc ngược lại

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)