Trắc nghiệm Tiếng Việt 3: Bài 28 Con đường của bé là một trong những đề thi thuộc Chương 4 – Cộng đồng gắn bó trong chương trình Tiếng Việt 3. Để làm tốt dạng đề này, học sinh cần nắm vững các kỹ năng đọc hiểu văn bản, xác định được ý nghĩa hình ảnh “con đường” gắn liền với những trải nghiệm trưởng thành và tình cảm gắn bó với cộng đồng. Ngoài ra, cần chú ý đến cách miêu tả cảnh vật, cảm xúc nhân vật cũng như thông điệp mà bài học muốn truyền tải.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Trắc nghiệm Tiếng Việt 3: Bài 28 Con đường của bé
Câu 1: Tác giả của bài thơ “Con đường của bé” là ai?
A. Võ Quảng
B. Thanh Thảo
C. Tố Hữu
D. Xuân Quỳnh.
Câu 2: Công việc của chú phi công là gì?
A. Lái máy bay trên trời cao.
B. Lái máy bay chiến đấu
C. Diễn tập bay
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Con đường của chú phi công được miêu tả như thế nào?
A. Lẫn trong mây cao tít
B. Bay khắp trời xanh
C. Bay ở nơi có những vì sao chi chít
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Câu nào sau đây mô tả đúng về con đường của chú hải quân?
A. Mênh mông trên biển cả tới nhiều nơi xa lạ
B. Chiến đấu với những kẻ xâm phạm chủ quyền biển đảo quốc gia.
C. Mênh mông trên biển cả, bắt thật là nhiều cá
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Công việc của bố là làm gì?
A. Ngồi văn phòng làm việc với mày tính, tạo ra những phần mềm hữu ích.
B. Phụ hồ.
C. Đi trên những giàn giáo cao, nối những khung sắt với nhau, dựng lên bao nhà mới.
D. Đi giao hàng, chở khách khắp thành phố, băng qua mọi ngõ ngách.
Câu 6: Con đường ở trên cánh đồng với cỏ ruộng dâu xanh tốt và thảm lúa vàng ngát hương là con đường của ai?
A. Bố
B. Ông
C. Bà
D. Mẹ
Câu 7: Con đường của ai không được đề cập đến trong bài thơ?
A. Chú hải quân
B. Bác lái tàu
C. Bác sĩ
D. Bố
Câu 8: Công việc của người được nói đến trong khổ thơ thứ hai là gì?
A. Làm việc trên tàu biển
B. Làm việc trên tàu sân bay
C. Đánh bắt cá
D. Làm việc dưới lòng biển
Câu 9: Đâu không phải là một đặc điểm con đường của bác lái tàu?
A. Làm bằng sắt
B. Lái băng qua đại dương
C. Chạy dài theo đất nước
D. Hai đường ray song hành bên nhau
Câu 10: Qua hình ảnh về những con đường, tác giả muốn nói về điều gì?
A. Nói về nghề nghiệp
B. Nói về cảnh đẹp thiên nhiên
C. Nói về các loại phương tiện giao thông
D. Nói về tình yêu cộng đồng, đất nước.
Câu 11: “Con đường trên trang sách” có nghĩa là gì?
A. Con đường được vẽ trong sách
B. Con đường khám phá kiến thức
C. Con đường ta đi lại hằng này
D. Con đường trong truyện cổ tích ngày xưa
Câu 12: Từ “còn” trong câu “con đường của bố” có tác dụng gì?
A. Chuyển đổi sang cấu trúc khổ thơ mới.
B. Tạo nhịp điệu biến đổi cho bài thơ, tránh sự nhàm chán.
C. Chuyển từ nói về một nhóm người ngoài xã sang nói về các thành viên trong gia đình.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 13: Câu nào sau đây không đúng về bài thơ?
A. Mỗi người có một công việc khác nhau.
B. Con đường của bé khác với con đường của những người còn lại.
C. Những người như chú phi công, chú hải quân, bác lái tàu không phải là người thân của bé.
D. Những nghề nghiệp trên không được coi trọng
Câu 14: Đâu không phải là một nghề?
A. Nghề bác sĩ
B. Nghề cứu hộ.
C. Nghề bán hàng
D. Nghề làm bài tập.
Câu 15: Con đường của bé có gì khác với con đường của những người còn lại?
A. Con đường của bé là vẽ với trên trang giấy còn con đường của những người kia có tính chất quan trọng hơn việc vẽ vời của bé.
B. Con đường của bé là học tập còn con đường của những người kia là làm việc, tạo ra sản phẩm, dịch vụ, nhằm duy trì và phát triển đất nước. Bé còn nhỏ nên cần phải học tập trước đã, sau này lớn lên mới có thể làm việc như những người còn lại được.
C. Con đường của bé có tính chất cụ thể, con đường của những người kia có tính trừu tượng. Khi lớn lên, công việc của bé sẽ trở nên trừu tượng như họ.
D. Không có sự khác biệt vì đều cống hiến cho đất nước.
Câu 16: Con đường của bé trong bài thơ là con đường nào?
A. Con đường đến trường
B. Con đường học tập/trên trang sách
C. Con đường vui chơi
D. Con đường về nhà
Câu 17: Con đường trên cánh đồng của mẹ được miêu tả với những hình ảnh nào?
A. Đầy sương sớm
B. Nắng vàng rực rỡ
C. Cỏ ruộng dâu xanh tốt, lúa vàng ngát hương
D. Chỉ có đất nâu
Câu 18: Biện pháp tu từ nào được sử dụng lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ (trừ khổ cuối) để giới thiệu về các con đường khác nhau?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Điệp ngữ (hoặc Điệp cấu trúc)
D. Nhân hóa
Câu 19: Bài thơ thể hiện thái độ của tác giả đối với các nghề nghiệp như thế nào?
A. Coi thường các nghề lao động chân tay
B. Chỉ coi trọng những nghề trên không trung
C. Trân trọng và ca ngợi tất cả các nghề nghiệp
D. Khuyên trẻ em nên chọn nghề phi công
Câu 20: Thông điệp chính mà bài thơ “Con đường của bé” muốn gửi gắm là gì?
A. Mỗi đứa trẻ nên chọn một nghề nghiệp từ sớm.
B. Chỉ có người lớn mới có “con đường” ý nghĩa.
C. Mỗi người đều có “con đường” riêng và đều góp phần xây dựng cuộc sống.
D. Con đường học tập của trẻ em là dễ dàng nhất.