Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học Các Bệnh Không Lây Khoa Dược UMP

Năm thi: 2023
Môn học: Dịch Tễ học
Trường: Đại Học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh
Người ra đề: ThS. Mai Thị Thanh Thuý
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Dịch Tễ học
Trường: Đại Học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh
Người ra đề: ThS. Mai Thị Thanh Thuý
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y

Mục Lục

Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học Các Bệnh Không Lây là công cụ hỗ trợ đắc lực cho sinh viên ngành Y và các chuyên ngành liên quan. Bộ tài liệu được biên soạn bởi ThS. Mai Thị Thanh Thuý – chuyên gia trong lĩnh vực Dịch tễ học các bệnh không lây và đang công tác tại Đại Học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh. Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học Các Bệnh Không Lây bao gồm kiến thức về các bệnh không lây phổ biến như tim mạch, ung thư, tiểu đường, và các yếu tố nguy cơ liên quan.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu và làm bài kiểm tra này ngay bây giờ!

Trắc Nghiệm Dịch Tễ Học Các Bệnh Không Lây UMP

1. Số nào sau đây có thể dùng trong dịch tễ học phân tích với nghiên cứu bệnh chứng (case -control) để tính độ mạnh giữa phơi nhiễm và bệnh?
A) Tất cả ý trên đều đúng
B) Tỷ số chênh (Odd Ratio)
C) Hệ số tương quan (r)
D) Tỉ số nguy cơ hay nguy cơ tương đối (Rick Ratio)

2. Đối tượng trong các nghiên cứu Dịch tễ học thường là?
A) Nguyên nhân làm xuất hiện và lan tràn bệnh trong cộng đồng
B) Xác định một hiện tượng sức khỏe trong cộng đồng
C) Một hiện tượng sức khỏe trong cộng đồng
D) Một bệnh nhân

3. Trong dịch tễ học phân tích thì nguồn có thể cung cấp nhóm chứng trong nghiên cứu bệnh chứng có thể là?
A) Nhóm chứng có liên quan hệ đặc biệt với nhóm bệnh
B) Tất cả ý nêu ra đều đúng
C) Nhóm chứng tại bệnh viện
D) Nhóm chứng lấy từ một cộng đồng

4. Mục tiêu của việc điều tra 1 vụ dịch nhằm xác định điều nào sau đây?
A) Dân số nguy cơ
B) Tất cả ý nêu ra đều đúng
C) Các yếu tố truyền nhiễm và đường lây
D) Nguồn lây nhiễm và tác nhân gây bệnh

5. Số liệu nào sau đây có thể dùng trong dịch tễ học phân tích với nghiên cứu đoàn hệ (cohort)?
A) Hệ số tương quan (r)
B) Tỷ số nguy cơ hay nguy cơ tương đối (Rick Ratio)
C) Tỷ số chênh (Odd Ratio)
D) Tất cả ý nêu ra đều đúng

6. Nguy cơ mắc mới bệnh đo lường bằng?
A) Tỷ lệ mới mắc chia cho tỷ lệ hiện mắc
B) Tỷ lệ mới mắc
C) Tỷ lệ hiện mắc
D) Tỷ lệ hiện mắc chia cho tỷ lệ mới mắc

7. Điều nào sau đây là một lợi thế (thuận lợi) của nghiên cứu bệnh chứng (case -control)?
A) Có thể được sử dụng để nghiên cứu căn nguyên của một căn bệnh hiếm gặp
B) Có ít hoặc không có sự sai lệch (bias) trong việc đánh giá phơi nhiễm
C) Giảm thiểu sự phụ thuộc vào sai lệch nhớ lại (recall bias) của đối tượng trong nghiên cứu
D) Có thể xác định được tỷ lệ mắc mới (incidence)

8. Trong dịch tễ học bệnh không truyền nhiễm (NCD) thì yếu tố nguy cơ nào sau đây được quan tâm nhất?
A) Giới
B) Tuổi
C) Stress
D) Di truyền

9. Nghiên cứu của Framingham cho thấy sự kết hợp giữa hút thuốc và bệnh mạch vành với các biểu hiện của bệnh: hút thuốc kết hợp với chết đột ngột nhiều hơn là các hình thức bệnh diễn tiến từ từ đến tử vong. Nghiên cứu trên giải thích cho đặc điểm nguyên nhân nào?
A) Ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố lên bệnh mới và diễn tiến của bệnh
B) Không có tác nhân đã biết
C) Nguồn gốc đa diện của nguyên nhân
D) Giai đoạn tiềm tàng kéo dài

10. Trong 1 vụ dịch COVID-19 ở xã A, tỷ lệ tấn công (Attach rate) của xã A được tính bằng?
A) Số chết COVID-19 chia cho toàn bộ dân số của xã
B) Số mắc COVID-19 chia cho số chết COVID-19
C) Số chết COVID-19 chia cho số mắc COVID-19
D) Số mắc COVID-19 chia cho toàn bộ dân số của xã

11. Dân số nguy cơ trong dịch tễ học là?
A) Dân số ở thời điểm giữa của năm
B) Toàn bộ dân số sống trong cộng đồng
C) Một bộ phận của dân số có khả năng mắc 1 bệnh nào đó
D) Trung bình cộng của dân số đầu và cuối năm

12. Số liệu của nghiên cứu dịch tễ học phân tích dùng để:
A) Kiểm định giả thuyết về sự liên quan giữa bệnh tật và yếu tố phơi nhiễm
B) Mô tả yếu tố phơi nhiễm của bệnh
C) Mô tả các đặc điểm của bệnh theo các đặc tính về con người, không gian và thời gian
D) Thành lập giả thuyết về sự liên quan giữa bệnh và yếu tố phơi nhiễm

13. Đóng góp của dịch tễ học vào lĩnh vực nào của y học?
A) Thiết lập những ưu tiên trong kiểm soát bệnh
B) Tất cả các câu nêu ra đều đúng
C) Nghiên cứu phạm vi sinh học của bệnh
D) Cải thiện các nghiên cứu dịch vụ sức khỏe như bệnh viện

14. Khái niệm Truyền nhiễm là gì?
A) Sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh vào trong cơ thể ký chủ
B) Sự gây bệnh cho ký chủ bởi vi sinh vật ký sinh
C) Sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh vào các cơ quan trong cơ thể
D) Sự truyền một bệnh nhiễm trùng nào đó từ cơ thể này sang cơ thể khác

15. Tỷ lệ chết/mắc (case fatality rate) được tính bằng?
A) Số chết do 1 nguyên nhân được tính trên dân số của toàn bộ tại thời điểm đó
B) Số chết do 1 nguyên nhân được tính trên số ca mắc bệnh do nguyên nhân đó
C) Số chết do 1 nguyên nhân được tính trên dân số nguy cơ tại thời điểm đó
D) Số chết do 1 nguyên nhân được tính trên toàn bộ số ca bệnh tại thời điểm đó

16. Trong 1 vụ dịch COVID-19 ở xã A, tỷ lệ tấn công (Attach rate) của xã A cũng được xem là?
A) Tỷ lệ mắc mới
B) Tỷ số hiện mắc
C) Tỷ lệ hiện mắc
D) Tỷ số mắc mới

17. Đặc trưng không được đề cập đến trong nghiên cứu dịch tễ học mô tả?
A) Con người, đối tượng mắc bệnh
B) Thời gian xảy ra bệnh
C) Nguyên nhân gây ra bệnh
D) Không gian xảy ra bệnh

18. Câu nào sau đây là không phù hợp với dịch tễ học mô tả?
A) Dịch tễ học mô tả là phương tiện để chứng minh các giả thuyết đã thành lập
B) Dịch tễ học mô tả phản ánh sự phân bố của bệnh và tử vong, các yếu tố liên quan
C) Dịch tễ học mô tả giúp mô tả 1 cách có hệ thống các chỉ số sức khỏe và bệnh tật
D) Dịch tễ học mô tả rất hữu ích cho các nhà quản lý giải quyết các vấn đề sức khỏe

19. Nghiên cứu trên những học sinh đăng ký tham gia một chương trình nâng cao sức khỏe. Sau 2 tháng, mỗi học sinh được tiêm ngẫu nhiên một trong hai loại vắc-xin mới chống nhiễm rotavirus. Hai tuần sau, phụ huynh và học sinh được nhân viên y tế gọi đến hỏi về những bất kỳ tác dụng phụ mà học sinh đã trải qua. Nghiên cứu này là?
A) Nghiên cứu bệnh – chứng quan sát
B) Nghiên cứu thuần tập quan sát
C) Không phải là một nghiên cứu dịch tễ học hoặc hoặc nghiên cứu dịch tễ học phân tích
D) Nghiên cứu thực nghiệm

20. Trong định nghĩa dịch tễ học thì “Xác định phân bố bệnh tật” không trả lời các câu hỏi nào sau đây?
A) Ai mắc bệnh này?
B) Tại sao bệnh đó xảy ra?
C) Bệnh này xuất hiện ở đâu?
D) Bệnh này xuất hiện khi nào?

21. Nghiên cứu về sự xuất hiện của số mắc bệnh ung thư ở những người lính đã tham gia chiến đấu ở vùng vịnh trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 7 năm 2002 đối với 50.000 binh lính (cuộc chiến đã kết thúc vào tháng 4 năm 1991) và của số mắc ung thư ở 50.000 binh lính đã phục vụ ở những nơi khác trong cùng thời kỳ.
A) Nghiên cứu bệnh – chứng
B) Nghiên cứu thực nghiệm
C) Nghiên cứu thuần tập
D) Nghiên cứu cắt ngang

22. Đường cong dịch là biểu đồ thể hiện tần số mắc bệnh, trong đó
A) Trục tung là số hiện mắc và trục hoành là địa điểm
B) Trục tung là số mới mắc và trục hoành là thời gian
C) Trục tung là số mới mắc và trục hoành là địa điểm
D) Trục tung là số hiện mắc và trục hoành là thời gian

23. Chọn giải thích phù hợp nhất về “Tỷ lệ lưu hành” (prevalence rate)
A) Hữu ích cho việc phát triển chương trình kiểm soát bệnh tật
B) Số lượng bệnh nhân mắc bệnh tại một thời điểm cụ thể, chia cho dân số có nguy cơ mắc bệnh tại thời điểm đó
C) Số trường hợp mắc bệnh mới trong một quần thể trong một khoảng thời gian
D) Không hữu ích cho bất kỳ chương trình kiểm soát bệnh tật nào

24. Một tỉnh gồm 1.000.000 người. Trong 1 tháng có 1.000 BN mắc bệnh COVID-19, trong đó có 30 trường hợp chết. Tỷ lệ chết/mắc về bệnh này trong tháng là:
A) 30%
B) 10%
C) 3%
D) 1%

25. Mục tiêu của hệ thống giám sát phải được mô tả rõ ràng, NGOẠI TRỪ?
A) Số liệu được thu thập và phân tích thế nào
B) Những thông tin nào là cần thiết
C) Những tổ chức nào cần những thông tin đó
D) Số liệu sẽ được sử dụng thế nào

26. Đối tượng được lựa chọn để đưa vào trong nghiên cứu bệnh – chứng của dịch tễ học phân tích là?
A) Những người có tiếp xúc và không có tiếp xúc với yếu tố phơi nhiễm
B) Những người không có tiếp xúc với yếu tố phơi nhiễm và không mắc bệnh
C) Những người mắc bệnh A và không có mắc bệnh A
D) Option 3

27. Một tỉnh gồm 1.000.000 người. Có 1.000 BN mắc một bệnh cấp tính, trong đó có 30 trường hợp chết vì bệnh này trong năm. Tỷ lệ chết/mắc về bệnh này trong năm còn được gọi là:
A) Tỷ số tỷ vong
B) Tỷ suất tử vong
C) Tất cả đều đúng
D) Tỷ lệ tử vong

28. Theo định nghĩa dịch tễ học thì “xác định = determine” không đề cập đến nội dung nào sau đây?
A) Biện pháp phòng chống bệnh
B) Nguyên nhân của bệnh
C) Tác nhân gây bệnh
D) Yếu tố nguy cơ

29. Thiết kế nào sau đây có thể phù hợp với dịch tễ học phân tích?
A) Mô tả một trường hợp (case report)
B) Nghiên cứu tương quan (Correlation research)
C) Mô tả một loạt trường hợp (case series report)
D) Nghiên cứu cắt ngang (Cross-sectional research)

30. Đại dịch HIV/AIDS được phát hiện ban đầu từ năm 1981 qua công trình nghiên cứu dịch tễ học nào?
A) Nghiên cứu đoàn hệ (cohort)
B) Nghiên cứu chùm trường hợp bệnh (case series)
C) Nghiên cứu cắt ngang
D) Nghiên cứu thực nghiệm can thiệp

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)