Trắc nghiệm Hóa phân tích 1 y dược tphcm

Năm thi: 2023
Môn học: Hoá phân tích
Trường: ĐH Y Dược TP.HCM
Người ra đề: PGS. TS. DS. Hà Diệu Ly
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 45
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hoá phân tích
Trường: ĐH Y Dược TP.HCM
Người ra đề: PGS. TS. DS. Hà Diệu Ly
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 45
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Hóa phân tích 1 Y Dược TPHCM là một đề thi quan trọng của môn học Hóa phân tích tại Trường Đại học Y Dược TP.HCM. Đề thi này được biên soạn bởi các giảng viên có chuyên môn cao trong lĩnh vực Hóa học, nhằm giúp sinh viên năm hai và năm ba ngành Dược kiểm tra và củng cố kiến thức về các phương pháp phân tích hóa học định tính và định lượng, cũng như các kỹ thuật và dụng cụ phân tích thường gặp trong phòng thí nghiệm hóa dược. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ đề thi trắc nghiệm hoá phân tích 1 Y Dược TPHCM (có đáp án)

Câu 1: Phân loại theo thể tích và khối lượng chất phân tích, hóa phân tích được phân thành mấy loại?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2

Câu 2: Phân loại theo bản chất các thành phần của chất phân tích, hóa phân tích được phân thành mấy loại?
A. 5
B. 6
C. 4
D. 3

Câu 3: Phân loại theo bản chất của phương pháp, hóa phân tích được phân thành mấy loại?
A. 2
B. 3
D. 4
C. 5

Câu 4: Phương pháp nào là phương pháp phân tích vật lý?
A. Phương pháp đo hệ số khúc xạ
B. Phương pháp sắc ký
C. Phương pháp đo quang
D. Phương pháp điện hóa

Câu 5: Thực hiện một quy trình phân tích có bao nhiêu bước?
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4

Câu 6: Phương pháp nào là phương pháp phân tích hóa lý?
A. Phương pháp cực phổ
B. Phương pháp đo độ dẫn điện
C. Phương pháp đo độ nhớt
D. Phương pháp khối lượng

Câu 7: Kỹ thuật phân tích là dựa trên các hiện tượng khoa học để thu thập thông tin về ……….của chất phân tích.
A. Tính chất hóa học
B. Thành phần hóa học
C. Cấu trúc hóa học
D. Tính chất vật lý

Câu 8: Hóa phân tích nghiên cứu các …… , dùng các phương pháp đó xác định thành phần định lượng các nguyên tố, hợp chất trong chất phân tích.
A. Phương pháp phân tích định lượng
B. Phương pháp phân tích định tính
C. Cấu trúc hóa học
D. Tính chất hóa học

Câu 9: Phân tích hóa học là những…………….được dùng trong thực tế để xác định thành phần hóa học của chất phân tích:
A. Dụng cụ
B. Khoa học
C. Phương pháp
D. Hiện tượng khoa học

Câu 10: Trong phân tích bán vi lượng, thể tích dung dịch mẫu trong khoảng:
A. 0,1 – 0,3 ml
B. 10^-2 – 10^-1 ml
C. 1 – 100 ml
D. 10^-3 – 10^-6 ml

Câu 11: Chức năng của hóa phân tích hiện đại: (1) Phát triển và hoàn thiện những luận thuyết về các phương pháp phân tích; (2) Nghiên cứu cơ bản các phương pháp phân tích; (3) Phát triển sản phẩm: thiết kế và phát triển của một sản phẩm mới đòi hỏi nghiên cứu mối liên hệ giữa thành phần hóa học với tính chất vật lý hay hiệu suất của sản phẩm.; (4) Kiểm tra chất lượng sản phẩm; (5) Hiển thị và kiểm soát các chất ô nhiễm; (6) Nghiên cứu y học và lâm sàng. Hỏi có bao nhiêu chức năng đúng của hóa phân tích hiện đại trong các phát biểu trên?
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3

Câu 12: Phương pháp nghiền, thử màu ngọn lửa thuộc về phép phân tích
A. Bán vi lượng
B. Khô
C. Soi tinh thể
D. Ướt

Câu 13: Lượng cân và thể tích mẫu phân tích trong phương pháp phân tích vi lượng là:
A. 10^-3 g và 0,1 ml
B. 10^-2 g và 10 ml
C. 10^-2 g và 1 ml
D. 10^-4 g và 0,01 ml

Câu 14: Để giải quyết một vấn đề trong hóa phân tích, người ta dùng:
A. Phương pháp phân tích
B. Kỹ thuật phân tích
C. Phân tích định tính
D. Phân tích định lượng

Câu 15: Để xác định những thành phần chính trong không khí dùng phương pháp nào?
A. Phân tích đồng vị
B. Phân tích nguyên tố
C. Phân tích phân tử
D. Phân tích nhóm chức

Câu 16: Trong một quy trình phân tích, bước nào là bước quan trọng nhất?
A. Lựa chọn phương pháp và lấy mẫu thử
B. Lấy mẫu thử và xử lý mẫu thử
C. Xử lý mẫu thử và tiến hành đo các chất phân tích
D. Xử lý mẫu thử và đánh giá quy trình phân tích

Câu 17: Chọn ý đúng về phân tích định tính?
A. Phân tích định tính cho phép xác định thành phần về lượng các hợp phần của hợp chất đã cho hoặc hỗn hợp các chất.
B. Phân tích định tính cho khả năng xác định hàm lượng của các hợp phần riêng rẽ của chất phân tích hoặc hàm lượng chung của chất cần xác định trong chất nghiên cứu.
C. Các phương pháp hóa học có độ nhạy và độ chính xác cao hơn các phương pháp vật lý, hóa lý trong phân tích định tính.
D. Phân tích định tính là xác định các nguyên tố, các ion, các phân tử có trong thành phần chất phân tích.

Câu 18: Định nghĩa đúng về phương pháp phân tích?
A. Là khoa học về các phương pháp xác định thành phần hóa học của chất và cấu trúc các hợp phần có trong chất phân tích.
B. Là dựa trên các hiện tượng khoa học để thu nhận thông tin về thành phần hóa học của chất phân tích.
C. Là ứng dụng cụ thể của một kỹ thuật phân tích để giải quyết một vấn đề phân tích.
D. Là phân tích đối tượng trong hệ đồng thể, dị thể.

Câu 19: Cho các phát biểu dưới đây: (1) Hóa học phân tích là tất cả các phương pháp được dùng trong thực tế để xác định thành phần hóa học của chất cần phân tích. (2) Phương pháp phân tích là ứng dụng cụ thể của một kĩ thuật phân tích để giải quyết một vấn đề phân tích. (3) Để xác định một nhóm chức hữu cơ, người ta dùng phương pháp phân tích chất. (4) Phân tích định tính bao gồm phương pháp phân tích hóa học và phương pháp phân tích dụng cụ. (5) Phương pháp hóa học được sử dụng rộng rãi trong thực tế.Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 20: Khi nghiên cứu các nguyên tố nhân tạo, cần sử dụng:
A. Phân tích đồng vị
B. Phân tích chất
C. Phân tích pha
D. Phân tích phân tử

Câu 21: Trong các bước thực hiện của một quy trình phân tích hóa học, những bước nào sau đây là quan trọng nhất:
A. Mẫu thử – xác định đối tượng và lựa chọn phương pháp.
B. Lựa chọn phương pháp và lấy mẫu thử.
C. Lấy mẫu thử và xử lý mẫu thử.
D. Xử lý mẫu thử và tiến hành đo.

Câu 22: Cho các phát biểu sau: (1) Kỹ thuật phân tích là kỹ thuật dựa trên các hiện tượng của vật lý – hóa học để thu thập thông tin về các thành phần hóa học của chất phân tích.; (2) Phương pháp phân tích là ứng dụng cụ thể của một kỹ thuật phân tích để giải quyết một vấn đề. (3) Hóa học phân tích là khoa học về các phương pháp và phương tiện của phân tích hóa học và trong mức độ nhất định xác định cấu trúc hóa học. (4) Hóa phân tích là khoa học về các phương pháp xác định thành phần định tính và định lượng các chất hoặc hỗn hợp chất hóa học có trong phân tích. Số phát biểu đúng?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1

Câu 23: Trong Hóa phân tích, xác định Aspirin có chứa nhóm chức acid cacbonxylic bằng:
A. Phân tích nguyên tố
B. Phân tích đồng vị
C. Phân tích phân tử
D. Phân tích nhóm chức

Câu 24: Trong hóa phân tích, xác định paracetamol có nhóm chức amin bằng:
A. Phân tích đồng vị
B. Phân tích phân tử
C. Phân tích nhóm chức
D. Phân tích chất

Câu 25: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào SAI?
A. Phương pháp phân tích hóa lý bao gồm phương pháp trắc quang, phương pháp điện hóa, phương pháp sắc ký
B. Phương pháp phân tích khối lượng có ưu điểm là độ chính xác cao nhưng phải lấy một hàm lượng chất phân tích khá lớn.
C. Hóa học phân tích là ngành khoa học chuyên nghiên cứu các phương pháp phân tích định tính và định lượng thành phần hóa học của các chất.
D. Xử lý mẫu thử là bước quan trọng nhất trong quy trình phân tích.

Câu 26: Để xác định hàm lượng Bi³⁺ phải dùng phương pháp phân tích nào?
A. Đo độ hấp thu ánh sáng của BiI₃
B. Đo độ dẫn điện của BiI₃
C. Đo cường độ bức xạ điện từ của BiI₃
D. Đo điện thế của BiI₃

Câu 27: Cho các phát biểu sau: (1) Hóa phân tích là khoa học về các phương pháp phân tích. (2) Phân tích hóa học là những phương pháp được dùng trong thực tế để xác định thành phần hóa học của chất phân tích. (3) Kỹ thuật phân tích là dựa trên các hiện tượng hóa học để thu thập thông tin về thành phần hóa học của chất phân tích. (4) Phương pháp phân tích là ứng dụng cụ thể của một kỹ thuật phân tích để giải quyết một vấn đề phân tích. Số phát biểu ĐÚNG là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 28: Cho các phát biểu sau: (1) Hóa phân tích là khoa học về các phương pháp và phương tiện của phân tích hóa học và trong mức độ nhất định xác định cấu trúc hóa học. (2) Kỹ thuật phân tích là dựa trên các hiện tượng khoa học để thu thập thông tin về thành phần hóa học của chất phân tích. (3) Hóa phân tích là ứng dụng cụ thể của một kỹ thuật phân tích để giải quyết một vấn đề phân tích. (4) Kỹ thuật phân tích là khoa học về các phương pháp và phương tiện của phân tích hóa học và trong mức độ nhất định xác định cấu trúc hóa học. (5) Phương pháp phân tích là ứng dụng cụ thể của một kỹ thuật phân tích để giải quyết một vấn đề phân tích. Số phát biểu SAI?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 29: Cho các nhận định sau: (1) Hóa phân tích là khoa học về các phương pháp xác định thành phần hóa học của chất và cấu trúc của các hợp chất có trong chất phân tích. (2) Phương pháp phân tích là ứng dụng cụ thể của một kỹ thuật phân tích để giải quyết một vấn đề phân tích. (3) Trong thực nghiệm phân tích hóa học hiện nay, phương pháp vật lý giữ vai trò quan trọng, đó là: phương pháp quang phổ và vật lý hạt nhân. (4) Hóa phân tích là kỹ thuật phân tích hợp chất. (5) Phương pháp phân tích vitamin C bằng kỹ thuật cực phổ. Số nhận định ĐÚNG là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 30: Định luật tác dụng khối lượng là định luật biểu diễn mối liên quan giữa nồng độ (hoạt độ) của các chất phản ứng và của sản phẩm phản ứng ở trạng thái nào?
A. Trạng thái cân bằng
B. Trạng thái phân ly
C. Nồng độ dung dịch rất loãng
D. Nồng độ dung dịch đậm đặc

Câu 31: Sự sai lệch giữa hoạt độ và nồng độ không đáng kể trong trường hợp nào?
A. Phản ứng đạt trạng thái cân bằng
B. Dung dịch chất điện ly ít tan
C. Dung dịch có nồng độ rất loãng
D. Dung dịch các chất không điện ly

Câu 32: Định luật tác dụng khối lượng chỉ áp dụng được cho những dung dịch nào?
A. Các hợp chất có tính axit mạnh
B. Các chất không điện ly, các chất điện ly yếu với nồng độ rất loãng
C. Các chất điện ly mạnh hoặc các chất điện ly yếu nhưng nồng độ cao
D. Các chất có tính oxy hóa khử cao

Câu 33: Cân bằng hóa học là trạng thái …… mà trong đó chất tham gia phản ứng và sản phẩm chuyển đổi liên tục cho nhau. Tốc độ mất đi và xuất hiện của chúng bằng nhau.
A. Động
B. Tĩnh
C. Lỏng
D. Khí

Câu 34: Một phản ứng hóa học tách rời do một chất tự hủy hay chia ra thành các đơn chất được gọi là:
A. Phản ứng kết hợp
B. Phản ứng phân hủy
C. Phản ứng trao đổi ion
D. Phản ứng oxy hóa khử

Câu 35: Cho các phát biểu sau: (1) Cân bằng hóa học là một quá trình cần bằng động; (2) Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì lúc đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch và nồng độ của chất tham gia phản ứng bằng nồng độ của sản phẩm. (3) Ở trạng thái cân bằng các chất tham gia phản ứng và sản phẩm chuyển đổi liên tục cho nhau. (4) Một hệ thống cân bằng không cần bất cứ năng lượng nào để duy trì sự cân bằng. Số phát biểu ĐÚNG?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1

Câu 36: Cho các phát biểu sau: (1) Hoạt độ là nồng độ có hoạt tính hóa học thực sự. (2) Trong mọi dung dịch thì hoạt độ luôn nhỏ hơn nồng độ. (3) Hoạt tính hóa học của các ion bị giảm xuống là do có lực tương tác giữa các ion nên có hiệu ứng chắn giữa các ion với nhau. (4) Trong dung dịch thì mọi ion đều có hoạt tính hóa học như nhau. Số phát biểu đúng?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1

Câu 37: Cho các phát biểu sau: (1) Định luật tác dụng khối lượng là định luật biểu diễn mối liên quan giữa nồng độ (hoạt độ) của các chất phản ứng và của sản phẩm phản ứng ở trạng thái cân bằng. (2) Định luật tác dụng khối lượng được áp dụng cho mọi dung dịch cân bằng. (3) Hằng số cân bằng hóa học của một phản ứng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của các chất. (4) Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học là nhiệt độ, áp suất, dung môi và nồng độ của các chất tham gia phản ứng và sản phẩm tạo thành. Số phát biểu ĐÚNG?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1

Câu 38: Chọn đáp án KHÔNG ĐÚNG?
A. Trạng thái tĩnh và trạng thái cân bằng là trạng thái mà các nồng độ đều không đổi theo thời gian.
B. Một hệ thống cân bằng không cần bất cứ năng lượng nào để duy trì sự cân bằng.
C. Ở trạng thái cân bằng hóa học: tốc độ mất đi và xuất hiện của chất tham gia và sản phẩm bằng nhau.
D. Cân bằng vật lý chỉ đề cập đến một trong hai pha (thể) khác nhau và sự thay đổi sản phẩm là thay đổi về lý tính.

Câu 39: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học?
A. Áp suất
B. Nhiệt độ
C. Chất xúc tác
D. Dung môi

Câu 40: Cho các phát biểu sau: (1) Cân bằng hóa học là một cân bằng động. (2) Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì lúc đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch và nồng độ của các chất tham gia phản ứng bằng nồng độ sản phẩm. (3) Ở trạng thái cân bằng các chất tham gia phản ứng và sản phẩm chuyển đổi liên tục cho nhau. (4) Một hệ cân bằng không cần bất cứ năng lượng nào để duy trì trạng thái cân bằng. Số phát biểu KHÔNG ĐÚNG là:
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2

Câu 41: Cho cân bằng hóa học 2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3 (k) ΔH < 0 . Xảy ra trong bình kín ở nhiệt độ không đổi và phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Số phát biểu ĐÚNG: (1) Phản ứng nghịch là thu nhiệt; (2) Trong quá trình phản ứng khi thay đổi nồng độ mol các chất thì KC không đổi; (3) Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối hỗn hợp khí so với hydro giảm; (4) Khi giảm nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với hydro giảm; (5) Khi giảm áp suất chung của hệ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch; (6) Khi tăng áp suất chung của hệ cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt; (7) Khi thêm khí trơ He vào bình thì cân bằng của hệ chuyển dịch theo chiều thuận; (8) Cân bằng chuyển dịch của hệ chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nồng độ O2
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7

Câu 42: Cho các phát biểu sau: (1) Định luật tác dụng khối lượng biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ (hoạt độ) của chất phản ứng và sản phẩm phản ứng của trạng thái phân li. (2) Cân bằng hóa học phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, dung môi, chất tham gia và chất tạo thành. (3) Một hệ thống cân bằng không cần bất cứ năng lượng nào để duy trì sự cân bằng. (4) Hầu hết phản ứng có sự tham gia của chất phản ứng và sản phẩm ở dạng phân tán trong dung môi. Nếu lượng dung môi thay đổi thì chỉ có nồng độ của chất tham gia thay đổi. (5) Ảnh hưởng của nồng độ các chất tham gia phản ứng và sản phẩm tạo thành làm cho hệ thống cân bằng của phản ứng bị phá vỡ trực tiếp và gián tiếp. Số phát biểu sai:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3

Câu 43: Trong hệ phản ứng ở trạng thái cân bằng: 2SO2(k) + O2(k) ↔ 2 SO3(k) ΔH < 0 . Nồng độ SO3 sẽ tăng nếu:
A. Tăng nhiệt độ
B. Tăng nồng độ SO2
C. Giảm nồng độ SO2
D. Giảm nồng độ O2

Câu 44: Hằng số cân bằng K phụ thuộc vào:
A. Bản chất của chất phản ứng và nhiệt độ
B. Chỉ nhiệt độ
C. Chỉ bản chất của chất phản ứng
D. Bản chất của chất phản ứng, nhiệt độ và áp suất

Câu 45: Tính hệ số hoạt độ của ion Na+ trong hỗn hợp của NaOH 0,05 M; HCl 0,01M và MgCl2 0,005M
A. F(Na+) = 0,039 khi µ = 0,075
B. F(Na+) = 0,035 khi µ = 0,07
C. F(Na+) = 0,04 khi µ = 0,08
D. F(Na+) = 0,79 khi µ = 0,085

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)