Trắc Nghiệm Sinh Lý Học Viện Quân Y Đại Cương

Năm thi: 2023
Môn học: Sinh Lý học
Trường: Học Viện Quân Y
Người ra đề: Đại tá Trần Hải Anh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Sinh Lý học
Trường: Học Viện Quân Y
Người ra đề: Đại tá Trần Hải Anh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y

Mục Lục

Trắc Nghiệm Sinh Lý Học Viện Quân Y là bộ tài liệu hỗ trợ sinh viên ôn tập môn Sinh lý học cuối kỳ. Bộ tài liệu được biên soạn bởi các giảng viên của học viện, đáp ứng yêu cầu cao của chương trình đào tạo. Nội dung bộ đề tập trung vào các vấn đề sinh lý liên quan đến sức khỏe và thể lực của quân nhân, giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản và nâng cao khả năng ứng dụng vào thực tiễn.

Trắc Nghiệm Sinh Lý Học Viện Quân Y

1. Sinh lý học là môn học nghiên cứu về:
a) Chức năng sinh học
b) Cách thức hoạt động của cơ thể
c) Các chuỗi sự kiện mang tính nguyên nhân – hậu quả
d) Những hiện tượng bao trùm lên nhiều ngành khoa học khác
e) A + B + C + D

2. Nhận xét nào sau đây về môn Sinh lý học không đúng:
a) Đối tượng nghiên cứu môn học là tìm hiểu các hoạt động chức năng bình thường của cơ thể
b) Những nghiên cứu trên động vật thực nghiệm ít có giá trị ứng dụng trên người
c) Là cơ sở cho việc giải thích các rối loạn chức năng trong bệnh học
d) Có mối liên quan chặt chẽ với môn sinh lý bệnh

3. Tất cả các quan sát được trong nghiên cứu Sinh lý học cần được:
a) Công bố
b) Tái quan sát được
c) Áp dụng lâm sàng
d) Có tính dự đoán
e) Không nhất thiết phải đáp ứng tất cả các yêu cầu trên

4. Mục tiêu nghiên cứu của môn Sinh lý học là:
a) Các quá trình chức năng của cơ thể
b) So sánh các quá trình xảy ra trên người và động vật

5. Ngành khoa học tự nhiên liên quan nhất với Sinh lý học y học:
a) Vật lý
b) Hóa học
c) Toán học
d) Cả 3 ngành trên

6. Môn y học cơ sở liên quan nhất với Sinh lý học y học:
a) Giải phẫu
b) Mô học
c) Hóa sinh
d) Lý sinh
e) Cả 4 môn trên

7. Phương pháp nghiên cứu môn Sinh lý học gồm có:
a) In vivo, Insitu
b) In vivo, In vitro
c) In vivo, In vitro, Insitu
d) In vitro, Insitu

8. Giai đoạn cần đánh giá tác dụng thuốc trên người (thử nghiệm lâm sàng):
a) phase I
b) phase II
c) phase III
d) phase IV

9. Vị trí receptor tiếp nhận hormon tại tế bào đích là:
a) Trong bào tương, trong nhân tế bào, màng trong tế bào.
b) Màng ngoài tế bào, bào tương, màng trong tế bào.
c) Màng ngoài tế bào, bào tương, trong nhân tế bào.
d) Màng tế bào, bào tương, trong nhân tế bào.

10. Các chất sau đây đều là chất truyền tin thứ hai, trừ:
a) Leukotrien.
b) Inositol triphosphat.
c) AMP vòng.
d) Ion Ca++
e) Diacyl glycerol.

11. Chất truyền tin thứ hai là:
a) AMP vòng, ion Mg++, phospholipid.
b) AMP vòng, ion Ca++, mảnh phosholipid.
c) AMP vòng, ion Ca++, mảnh inositol triphosphat.
d) AMP vòng, ion Ca++ , mảnh phospholipid.

12. Hormon có tác dụng tại tế bào đích thông qua hoạt hoá hệ gen là:
a) Aldosteron.
b) Angiotensin.
c) Prostaglandin.
d) Histamin.

13. Điều hoà ngược âm tính là kiểu điều hoà từ tuyến đích đến tuyến chỉ huy nhằm:
a) Tăng nồng độ hormon tuyến chỉ huy mỗi khi nồng độ hormon tuyến đích giảm.
b) Giảm nồng độ hormon tuyến chỉ huy mỗi khi nồng độ hormon tuyến đích tăng.
c) Điều chỉnh nồng độ hormon tuyến chỉ huy ở mức thích hợp mỗi khi nồng độ hormon tuyến đích thay đổi.
d) Điều chỉnh nồng độ hormon tuyến đích trở về mức bình thường mỗi khi nồng độ của nó thay đổi.

14. Nhiệt độ trung tâm có thể đo ở 1 trong 3 vị trí: trực tràng, nách và …….
a) Cổ
b) Bẹn
c) Bụng
d) Miệng

15. Vùng thân nhiệt trị số cao nhất là ở:
a) Dạ dày.
b) Ruột.
c) Gan.
d) Phổi.
e) Tất cả đều sai.

16. Vùng thân nhiệt trị số cao nhất là:
a) Trực tràng.
b) Gan.
c) Nách.
d) Miệng.
e) Da.

17. Một số bệnh ảnh hưởng đến thân nhiệt:
a) Bệnh nhiễm khuẩn tả thân nhiệt tăng.
b) Các bệnh nhiễm khuẩn nói chung thân nhiệt tăng.
c) Ưu năng tuyến giáp thân nhiệt giảm.
d) Nhược năng tuyến giáp thân nhiệt tăng.
e) Viêm ruột thừa thân nhiệt giảm.

18. Trong suốt thời kỳ có thai thân nhiệt……………
a) Không đổi.
b) Giảm.
c) Tăng từ 3-4%.
d) Tăng từ 0,5-0,8°C.

19. Động tác chườm mát bằng khăn ướt đắp trán cho một người bị sốt là ví dụ về
a) Truyền nhiệt trực tiếp.
b) Truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu.
c) Truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt.
d) Cả A,B,C.
e) Cả A,B.

20. Tăng cường độ kích thích gây:
a) Tăng điện thế hoạt động ở neuron sau synap.
b) Tăng điện thế hoạt động ở cơ quan cảm giác.
c) Tăng tần số xung ở receptor.
d) Tăng điện thế receptor.

21. Điện thế receptor lớn hơn ngưỡng gây tăng:
a) Điện thế hoạt động trên sợi thần kinh.
b) Tần số điện thế hoạt động trên sợi thần kinh.
c) Điện thế hoạt động ở cơ quan cảm giác.
d) Điện thế hoạt động ở thân neuron.

22. Receptor có các đặc tính chung sau đây, trừ:
a) Có tính đáp ứng với kích thích đặc hiệu.
b) Có mối tương quan giữa lượng cảm giác và lượng kích thích.
c) Có mối tương quan giữa lượng cảm giác và thời gian kích thích.
d) Có sự biến đổi kích thích thành xung động thần kinh.
e) Có khả năng thích nghi với các kích thích.

23. Receptor không nhận cảm về hóa học:
a) Nụ vị giác
b) Biểu mô khứu
c) Receptor nóng, lạnh
d) Receptor quai động mạch chủ và xoang cảnh
e) A + B + C + D.

24. Loại receptor không nhận cảm về cơ học:
a) Xúc giác
b) Đau
c) Áp suất
d) Tế bào lông tai trong (nghe)
e) Tế bào lông tiền đình (cân bằng)

25. Loại receptor không nhận cảm giác bản thể:
a) Suốt cơ
b) Cơ quan Golgi ở gân
c) Receptor xúc giác và áp suất
d) Receptor ở khớp

26. Hệ thống cảm giác nông không có:
a) Receptor xúc giác
b) Receptor khớp
c) Receptor đau
d) Receptor nhiệt
e) A + B + C + D

27. Tính đặc hiệu của cảm giác không phải là:
a) Kích thích mỗi sợi cảm giác chỉ tạo ra một cảm giác như xúc giác, đau, nóng-lạnh…
b) Mỗi nơron cảm giác chỉ đáp ứng với một kích thích bình thường phù hợp.
c) Dòng điện có thể gây đáp ứng như một kích thích đặc hiệu thông thường.
d) Ấn vào receptor cảm giác lạnh sẽ gây lạnh
e) Cả A + B + C + D đều đúng

28. Tiểu thể pacini hay những tận cùng có vỏ bọc nhận cảm giác về:
a) Nóng
b) Lạnh
c) Xúc giác
d) Áp suất
e) Đau

29. Sự phân biệt giữa một kích thích mạnh và một kích thích yếu do kích thích mạnh tạo ra:
a) Nhiều điện thế hoạt động trong một đơn vị thời gian
b) Biên độ điện thế hoạt động lớn hơn
c) Diện tích cảm giác ở vỏ não lớn hơn
d) Thời gian duy trì điện thế hoạt động lớn hơn

30. Đặc điểm điện thế receptor:
a) Tạo ra do sự khử cực tới ngưỡng
b) Tất cả đều được dẫn truyền từ ngoại vi về não
c) Khoảng cách lan truyền ngắn
d) Tăng cường độ kích thích làm tăng tần số xuất hiện điện thế hoạt động
e) Là sự khử cực tới ngưỡng và tạo điện thế hoạt động dẫn truyền về não

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)