Trắc Nghiệm Sinh Lý Học Y Khoa Y Dược TPHCM

Năm thi: 2023
Môn học: Sinh Lý học
Trường: Đại học Y Dược TPHCM
Người ra đề: TS.BS. Phạm Lê Duy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Sinh Lý học
Trường: Đại học Y Dược TPHCM
Người ra đề: TS.BS. Phạm Lê Duy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y

Mục Lục

Trắc Nghiệm Sinh Lý Học Y Khoa là tài liệu không thể thiếu đối với sinh viên ngành Y. Bộ tài liệu được biên soạn bởi các chuyên gia trong lĩnh vực sinh lý học, cung cấp kiến thức toàn diện về các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể người. Bộ đề bao gồm các câu hỏi về các hệ cơ quan, cơ chế điều hòa, và các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu sâu hơn về đề thi này và thử sức ngay bây giờ!

Trắc Nghiệm Sinh Lý Học Y Khoa Y Dược TPHCM

1. Khi nói về các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa cơ sở:
a) Sốt làm tăng chuyển hóa cơ sở
b) Nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, chuyển hóa cơ sở thấp hơn bình thường
c) Chuyển hóa cơ sở cao nhất lúc 1-4h sáng và thấp nhất lúc 13-16h chiều
d) Ưu năng tuyến giáp làm giảm chuyển hóa cơ sở

2. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển hóa cơ sở, yếu tố nào sau đây sai:
a) chuyển hóa cơ sở thay đổi theo nhịp ngày đêm, cao nhất lúc 13-16 h, thấp nhất lúc 1-4h
b) Tuổi càng cao chuyển hóa cơ sở càng giảm
c) ở cùng một lứa tuổi chuyển hóa cơ sở ở nam lớn hơn nữ
d) Nửa sau chu kỳ kinh nguyệt chuyển hóa cơ sở giảm.

3. Chọn phát biểu SAI về yếu tố ảnh hưởng lên tiêu hao năng lượng cho CHCS:
a) Người già thấp hơn người trẻ
b) Ban ngày cao hơn ban đêm
c) Nữa đầu chu kỳ kinh nguyệt cao hơn nữa sau
d) Thay đổi khi xúc cảm

4. Điều kiện để đo chuyển hóa cơ sở chính xác:
a) nhịn ăn, không vận động và không điều nhiệt
b) không mang thai và không cho con bú
c) không bị mắc bệnh cấp tính và mãn tính
d) nhịn ăn, không mang thai và không mắc bệnh gì

5. Để đo chuyển hóa cơ sở cần dặn bệnh nhân:
a) Nhịn ăn và không vận động
b) Đi vệ sinh
c) Uống nhiều nước
d) Hít thở sâu

6. Để giữ cho thân nhiệt được hằng định đảm bảo cho tốc độ phản ứng hóa học trong cơ thể diễn ra bình thường, cơ thể phải tiêu hao năng lượng cho hoạt động:
a) bài tiết
b) hô hấp
c) điều nhiệt
d) chuyển hóa

7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu hao năng lượng trong vận cơ, ngoại trừ:
a) Thời gian vận cơ
b) Cường độ vận cơ
c) Tư thế vận cơ
d) Mức độ thông thạo

8. Khi vận cơ ……… hóa năng tích lũy trong tế bào cơ chuyển thành công cơ học, ……… bị tiêu hao dưới dạng nhiệt:
a) 35%, 65%
b) 25%, 75%
c) 55%, 45%
d) 75%, 25%

9. Hai nguồn gốc sinh nhiệt của cơ thể là:
a) phản ứng chuyển hóa, vận cơ
b) môi trường, chuyển hóa cơ sở
c) phản ứng chuyển hóa, môi trường
d) phản ứng chuyển hóa, năng lượng dự trữ

10. Thân nhiệt trung tâm:
a) Là nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể
b) Thay đổi theo nhiệt độ môi trường
c) Nhiệt độ ở trực tràng dao động hơn nhiệt độ ở miệng
d) Nơi đo nhiệt độ trung tâm là gan, lách

11. Thân nhiệt ngoại vi có đặc điểm:
a) Là nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể.
b) Không thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
c) Có thể dùng để đánh giá hiệu quả điều nhiệt.
d) Đo ở nách thấp hơn nhiệt độ trực tràng 0,5°C – 1°C.

12. Đặc điểm của thân nhiệt trung tâm, ngoại trừ:
a) Là nhiệt độ của các tạng
b) Hằng định ở 37°C
c) Phản ánh mục tiêu điều nhiệt
d) Phải đo bằng cách đưa nhiệt kế vào bên trong cơ thể

13. Vùng thân nhiệt có trị số cao nhất là:
a) Trực tràng
b) Gan
c) Nách
d) Miệng

14. Trên lâm sàng, khi đo nhiệt độ ở nách của bệnh nhân là 36,5°C thì nhiệt độ cơ thể người bệnh là:
a) 36°C
b) 36,5°C
c) 37°C
d) 38°C

15. Thân nhiệt ngoại vi:
a) Là thân nhiệt chung cho toàn cơ thể
b) Thường được đo ở 3 nơi: Nách, miệng, trực tràng
c) Chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường
d) Được xem là mục đích điều nhiệt của cơ thể

16. Thân nhiệt ngoại vi:
a) Là nhiệt độ các tạng và thường có trị số nhỏ hơn 37°C.
b) Hằng định
c) Ít có ảnh hưởng đến các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể
d) Thường được đo ở ba nơi: Trực tràng, miệng, nách

17. Mỗi tế bào có bao nhiêu thành phần cơ bản chính?
a) 3
b) 4
c) 5
d) 6

18. Cấu trúc màng tế bào gồm mấy thành phần chính?
a) 3
b) 4
c) 5
d) 6

19. Độ dày của màng tế bào:
a) 7,5 – 10 nm
b) 7,5 – 10 µm
c) 2,5 – 5 nm
d) 2,5 – 5 µm

20. Màng tế bào:
a) Lớp lipid kép có đầu kỵ nước hướng vào nhau
b) có khả năng hòa màng
c) cho các chất hòa tan thấm dễ dàng
d) Tất cả đều đúng

21. Màng tế bào có đặc điểm sau:
a) Dày 7,5 – 10 nm
b) Thành phần protein chiếm tỷ trọng nhỏ nhất
c) Không tạo khả năng hòa màng
d) Tham gia tiêu hóa và bài tiết dịch mật

22. Các protein màng tế bào không có vai trò:
a) Tạo cấu trúc chống đỡ
b) Tổng hợp DNA
c) Là receptor
d) Là kháng nguyên

23. Trong cấu trúc màng sinh chất loại prôtêin chiếm số lượng nhiều nhất có chức năng là:
a) Enzim
b) Vận chuyển
c) Hoocmôn
d) Kháng thể

24. Chức năng của protein trung tâm trên màng tế bào:
a) Tạo kênh vận chuyển hoặc chất chuyên chở
b) Là những thể tiếp nhận
c) Tạo tính miễn dịch
d) là những receptor của hormones

25. Chức năng màng sinh học của tế bào, CHỌN CÂU SAI:
a) Protein trung tâm làm nhiệm vụ chuyên chở chất qua màng
b) Protein ngoại vi tạo các bộ khung cho màng
c) Protein ngoại vi đóng vai trò là các enzym
d) Lớp lipid tạo khả năng hòa màng

26. Vai trò KHÔNG PHẢI của protein trên màng tế bào:
a) Enzym
b) Vận chuyển
c) Tạo lớp áo
d) Tất cả đều sai

27. Thành phần protein trung tâm trên màng tế bào có đặc điểm sau:
a) Tạo thành các kênh
b) Không tham gia vai trò khuếch tán chất hòa tan trong nước: các ion.
c) Nằm ngoài các lớp phospholipid
d) Tham gia điều khiển chức năng nội bào

28. Các chức năng sau đây của glucid màng, ngoại trừ:
a) Làm các tế bào dính vào nhau
b) Có hoạt tính men
c) Là receptor
d) Tham gia phản ứng miễn dịch

29. Hoạt động nào sau đây KHÔNG thuộc vận chuyển chủ động sơ cấp?
a) Bơm Na+, K+, ATPase
b) Vận chuyển H+ vào dạ dày
c) Vận chuyển Ca++ vào tế bào
d) Vận chuyển H+ vào lòng ống thận khi cơ thể nhiễm toan

30. Khác nhau giữa khuếch tán được gia tốc và vận chuyển chủ động thứ cấp?
a) Cần chất mang
b) Chất vận chuyển có thể là glucose hay acid amin
c) Tốc độ vận chuyển có giá trị cực đại
d) Vận chuyển chất tại màng tế bào về phía lòng ống

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)