Trắc nghiệm hóa phân tích 2 ngành dược

Năm thi: 2023
Môn học: Hoá phân tích
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hoá phân tích
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Hóa phân tích 2 ngành Dược là một tài liệu kiểm tra quan trọng dành cho sinh viên chuyên ngành Dược học tại các trường đại học và cao đẳng. Đề thi này được thiết kế để giúp sinh viên nắm vững các kỹ năng và kiến thức cơ bản về hóa phân tích, bao gồm các phương pháp định lượng và định tính, phân tích thể tích, và các kỹ thuật phân tích hiện đại được áp dụng trong kiểm nghiệm dược phẩm. Bài thi giúp sinh viên kiểm tra khả năng áp dụng các phương pháp hóa học để phân tích thành phần và chất lượng của các dược chất. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hóa phân tích 2 ngành dược (có đáp án) 

Câu 1: Hiệu ứng của bức xạ điện từ được sử dụng trong phân tích quang phổ huỳnh quang là:
A. Phát bức xạ
B. Hấp thụ bức xạ
C. Khúc xạ
D. Nhiễu xạ

Câu 2: Hiệu ứng của bức xạ điện từ được sử dụng trong phân tích quang phổ hấp thụ UV-Vis là:
A. Hấp thụ bức xạ
B. Phát bức xạ
C. Khúc xạ
D. Nhiễu xạ

Câu 3: Hiệu ứng của bức xạ điện từ được sử dụng trong phân tích quang phổ hấp thụ IR là:
A. Hấp thụ bức xạ
B. Phát bức xạ
C. Khúc xạ
D. Nhiễu xạ

Câu 4: Hiệu ứng của bức xạ điện từ được sử dụng trong phân tích đo độ đục hấp thụ là:
A. Tán xạ ánh sáng
B. Hấp thụ bức xạ
C. Khúc xạ
D. Nhiễu xạ

Câu 5: Hiệu ứng của bức xạ điện từ được sử dụng trong phép đo độ phân cực là:
A. Phân cực ánh sáng
B. Phát bức xạ
C. Hấp thụ bức xạ
D. Khúc xạ

Câu 6: Độ chính xác là:
A. Là mức độ gần nhau của các kết quả đo lặp lại
B. Là khả năng thiết bị có thể phân biệt chất này với chất khác
C. Là khả năng phân biệt được một sự thay đổi nhỏ của nồng độ chất phân tích
D. Là mức độ gần nhau của giá trị phân tích với giá trị thật

Câu 7: Độ lặp lại là:
A. Là kết quả phân tích giống nhau trên một mẫu trong cùng điều kiện thí nghiệm.
B. Là khả năng thiết bị có thể phân biệt chất này với chất khác
C. Là khả năng phân biệt được một sự thay đổi nhỏ của nồng độ chất phân tích
D. Là mức độ gần nhau của các kết quả đo lặp lại

Câu 8: Độ đúng là:
A. Là mức độ gần nhau của giá trị phân tích với giá trị thật
B. Là khả năng thiết bị có thể phân biệt chất này với chất khác
C. Là khả năng phân biệt được một sự thay đổi nhỏ của nồng độ chất phân tích
D. Là mức độ gần nhau của các kết quả đo lặp lại

Câu 9: Tín hiệu phân tích nào được sử dụng trong phân tích độ dẫn điện?
A. Điện trở
B. Điện thế
C. Cường độ
D. Điện lượng

Câu 10: Tín hiệu phân tích nào được sử dụng trong phân tích đo thế?
A. Điện thế
B. Điện trở
C. Cường độ
D. Điện lượng

Câu 11: Tín hiệu phân tích nào được sử dụng trong phương pháp phân tích von-ampe?
A. Điện thế
B. Điện trở
C. Cường độ
D. Điện lượng

Câu 12: Tín hiệu phân tích nào được sử dụng trong phương pháp phân tích cực phổ?
A. Điện thế
B. Điện trở
C. Cường độ
D. Điện lượng

Câu 13: Tín hiệu phân tích nào được sử dụng trong phương pháp phân tích đo culông?
A. Điện thế
B. Điện trở
C. Cường độ
D. Điện lượng

Câu 14: Các phương pháp nào sau đây thuộc nhóm kỹ thuật tách phân tích?
A. Sắc kí lỏng, sắc kí khí, điện di
B. Phân tích von-ampe, cực phổ
C. Nhiễu xạ tia X, sắc kí
D. Điện di mao quản, phân tích độ dẫn điện

Câu 15: Các phương pháp nào sau đây thuộc nhóm phương pháp phân tích điện hóa?
A. Phân tích von-ampe, cực phổ
B. Sắc kí lỏng, sắc kí khí, điện di
C. Nhiễu xạ tia X, sắc kí
D. Điện di mao quản, phân tích độ dẫn điện

Câu 16: Các phương pháp nào sau đây thuộc nhóm phương pháp quang?
A. Phân tích UV-Vis, IR, NMR
B. Sắc kí lỏng, sắc kí khí, điện di trên gel, điện di mao quản
C. Nhiễu xạ tia X, sắc kí, điện di
D. Điện di mao quản, phân tích độ dẫn điện

Câu 17: Ưu điểm của phương pháp chuẩn độ so với phương pháp đường chuẩn?
A. Độ chính xác cao hơn
B. Có thể phân tích được hàng loạt mẫu
C. Loại được ảnh hưởng của nền
D. Độ nhạy cao hơn

Câu 18: Mục tiêu của hiệu chuẩn:
A. Nhằm xác định độ chính xác và tin cậy của thiết bị đo.
B. Nhằm nâng cao độ nhạy
C. Nhằm nâng cao giới hạn phát hiện
D. Nhằm nâng cao giới hạn định lượng

Câu 19: Tính chất quang học và phương pháp đo nào không tương thích?
A. Phát xạ nguyên tử-IR
B. Khúc xạ -khúc xạ kế
C. Hấp thụ phân tử- (UV-vis)
D. Tán xạ-Đo độ hấp đục

Câu 20: Trong quang phổ, năng lượng của bất kỳ phân tử nào cũng tỉ lệ nghịch với
A. Độ dài sóng
B. Chu kì
C. Số dao động
D. Tần số
E. Tất cả đúng

Câu 21: Chọn câu đúng nhất: Vùng IR cơ bản có
A. Số sóng 4000-400 cm-1 , Bước sóng 2500-25000 nm
B. Số sóng 4000-400 cm-1
C. Bước sóng 1100-2500 nm
D. Bước sóng 2500-25000 nm

Câu 22: Phổ IR hiện nay được ứng dụng chủ yếu trong kiểm nghiệm để
A. Xác định cấu trúc
B. Định tính
C. Xác định tạp chất
D. Định lượng
E. Tất cả đúng

Câu 23: Phổ hấp thụ hồng ngoại là phổ
A. Dao động quay
B. Dao động
C. Phổ điện tử
D. Phổ tán xạ
E. Quay thuần túy

Câu 24: Nếu nồng độ của dung dịch hấp thu C biểu diễn theo % (g/100 ml) =1%. L =1cm thì độ hấp thu được gọi là
A. Hệ số hấp thụ riêng
B. Hệ số tỉ lệ
C. Hệ số hấp thu mol
D. Hệ số hấp thu từng phần

Câu 25: Pha lõang 20 lần dung dịch vitamin B12, đem đo mật độ quang với bề dày cuvet 0,5 cm ở bước sóng 361 nm được A= 0,45. Tính số microgam vitamin b12 có trong 1ml mẫu ban đầu biết độ hấp thụ riêng bằng 207.
A. 869,56 µg
B. 86,56 µg
C. 8,656 µg
D. 0,08656 µg

Câu 26: Chọn phát biểu sai:
A. Nếu do hấp thụ năng lượng bức xạ cao, electron nhảy xa hơn một mức năng lượng thì khi electron trở về trạng thái cơ bản sẽ trải qua một bước, đi trực tiếp từ trạng thái kích thích về trạng thái cơ bản.
B. Khi bị kích thích với mức năng lượng E cao, electron có thể nhảy xa hơn một mức năng lượng
C. Khi bị kích thích với mức năng lượng E cao hơn nữa, có thể kéo mạnh electron ra xa hạt nhân
D. Phân tử chỉ hấp thụ những bức xạ tương ứng chính xác với biến thiên giữa các mức năng lượng của chúng

Câu 27: Chọn phát biểu sai:
A. Trong vùng hồng ngoại, sự hấp thụ của bức xạ chỉ gây ra những thay đổi trạng thái năng lượng quay
B. Trong vùng UV-Vis, sự hấp thụ của bức xạ gây ra những thay đổi trạng thái năng lượng của các electron hóa trị
C. Sự hấp thụ bức xạ tia X gây ra sự thay đổi các điện tử bên trong của vật chất
D. Sự hấp thụ bức xạ tia Gamma gây ra sự thay đổi hạt nhân.

Câu 28: Bước sóng là:
A. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 dao động cùng pha
B. Khoảng cách giữa 2 dao động cùng pha
C. Khoảng cách dài nhất giữa 2 dao động
D. Khoảng cách giữa 2 dao động lệch pha

Câu 29: Vùng IR gần còn gọi là:
A. Balmer
B. Raman
C. Lyman
D. Paschen

Câu 30: Ánh sáng khả kiến, tia UV, IR,… đều là các dạng khác nhau của bức xạ điện từ, chúng chỉ khác nhau về:
A. Độ dài sóng
B. Năng lượng
C. Tần số
D. Độ hấp thu
E. Độ truyền qua

Câu 31: Loại đèn thường dùng trong QP huỳnh quang:
A. Đèn xenon
B. Đèn doterium
C. Đèn tungsten
D. Đèn catod lõm

Câu 32: Vùng IR cơ bản có bước sóng:
A. 2500 nm – 25000 nm
B. 1100 nm – 2500 nm
C. 375 nm-1100 nm
D. > 25000 nm

Câu 33: Vùng phổ hồng ngoại trong phân tích trắc quang có bước sóng nằm trong khoảng:
A. > 800 nm
B. < 400 nm
C. 400 – 800 nm
D. Tất cả đều sai!

Câu 34: Vùng khả kiến trong phân tích trắc quang có bước sóng nằm trong khoảng:
A. 400 – 800 nm
B. < 400 nm
C. > 800 nm
D. 400 – 500 nm

Câu 35: Chọn Đúng/Sai: Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử không thể xác định được các kim loại kiềm, kiềm thổ
A. Đúng
B. Sai

Câu 36: Chọn Đúng/Sai: Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử cho phép xác định độ cứng của nước
A. Đúng
B. Sai

Câu 37: Chọn Đúng/Sai: Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử có thể xác định hàm lượng nhỏ hầu hết các ion kim loại trong nước thải
A. Đúng
B. Sai

Câu 38: Chọn Đúng/Sai: Sau khi tắt ánh sáng kích thích, huỳnh quang tồn tại lâu hơn lân quang.
A. Đúng
B. Sai

Câu 39: Chọn Đúng/Sai: Sự phát lân quang xảy ra ở môi trường rắn, nhiệt độ cao.
A. Đúng
B. Sai

Câu 40: Chọn Đúng/Sai: Nguồn sáng trong máy quang phổ huỳnh quang có cường độ mạnh hơn nguồn sáng trong máy quang phổ hấp thu UV.
A. Đúng
B. Sai

Câu 41: Chọn Đúng/Sai: Trong máy QP huỳnh quang, bộ phận ngắt tia có vai trò cản chùm tia kích thích đến detector.
A. Đúng
B. Sai

Câu 42: Chọn Đúng/Sai: QP huỳnh quang có độ nhạy kém hơn QP UV-vis do lượng mẫu phải đủ lớn mới có thể phát quang được.
A. Đúng
B. Sai

Câu 43: Chọn Đúng/Sai: Các hợp chất có vòng thơm, dị vòng ngưng tụ có khả năng phát huỳnh quang.
A. Đúng
B. Sai

Câu 44: Nồng độ sử dụng trong định luật Lamber-Beer là nồng độ gì?
A. Nồng độ mol và nồng độ phần trăm (kl/tt)
B. Nồng độ mol
C. Nồng độ molan
D. Nồng độ đương lượng

Câu 45: Phổ hồng ngoại có thể đo ở dạng mẫu nào:
A. Tất cả đều được
B. Mẫu lỏng nguyên chất
C. Mẫu khí
D. Mẫu lỏng dạng dung dịch
E. Mẫu rắn ép viên KBr

Câu 46: Mức năng lượng đủ để kích thích phân tử chuyển sang trạng thái quay xuất hiện trong vùng phổ nào:
A. Vi sóng và hồng ngoại xa
B. Khả kiến và hồng ngoại gần
C. Tử ngoại và khả kiến
D. Hồng ngoại gần và hồng ngoại cơ bản
E. Hồng ngoại xa

Câu 47: Mức năng lượng đủ để kích thích phân tử chuyển sang trạng thái dao động xuất hiện trong vùng phổ nào:
A. Hồng ngoại gần và hồng ngoại cơ bản
B. Khả kiến và hồng ngoại xa
C. Vi sóng và hồng ngoại xa
D. Tử ngoại và khả kiến
E. Hồng ngoại xa

Câu 48: Quá trình chuyển nội hệ là
A. Electron chuyển về trạng thái cơ bản S0, phân tử phát huỳnh quang.
B. Phân tử ở mức NL cao nhất của trạng thái kích thích chuyển về mức NL thấp nhất của trạng thái kích thích.
C. Phân tử chuyển từ trạng thái S1 sang trạng thái T1 rồi trở về S0.
D. Phân tử chuyển từ trạng thái S0 sang S1 rồi về trạng thái cơ bản mà không phát xạ.

Câu 49: Chọn câu ĐÚNG
A. Phổ hấp thu phân tử là phổ liên tục, phổ hấp thu nguyên tử là phổ vạch.
B. Phổ hấp thu phân tử là phổ vạch, phổ hấp thu nguyên tử là phổ liên tục
C. Phổ hấp thu phân tử và phổ hấp thu nguyên tử đều là phổ liên tục.
D. Phổ hấp thu phân tử và phổ hấp thu nguyên tử đều là phổ vạch

Câu 50: Về mặt định lượng thì phổ hấp thu nguyên tử:
A. Nhạy hơn phổ phát xạ nguyên tử.
B. Kém nhạy hơn phổ phát xạ nguyên tử.
C. Nhạy bằng phổ phát xạ nguyên tử.
D. Tùy vào nguyên tố, tác nhân môi trường mà có sự nhạy hơn hay kém so với phổ phát xạ nguyên tử.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)