Đề thi thử trắc nghiệm hoá phân tích – đề 11

Năm thi: 2023
Môn học: Hoá phân tích
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Người ra đề: ThS. Phạm Văn Quang
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hoá phân tích
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
Người ra đề: ThS. Phạm Văn Quang
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 Phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi thử trắc nghiệm hóa phân tích – đề 11 là một bài thi quan trọng trong môn hóa phân tích dành cho sinh viên ngành Hóa học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Đề thi này được biên soạn bởi ThS. Phạm Văn Quang, một giảng viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hóa phân tích. Sinh viên cần có kiến thức vững chắc về các kỹ thuật phân tích định lượng, kỹ năng thực hiện các phép đo phân tích và xử lý số liệu để có thể làm tốt bài thi. Đề thi này chủ yếu dành cho sinh viên năm ba, hoặc những sinh viên đã hoàn thành các học phần cơ bản về hóa phân tích. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và thử sức ngay hôm nay!

Bộ đề thi thử trắc nghiệm hoá phân tích – đề 11 (có đáp án)

Câu 1: Phương pháp chuẩn độ thẳng:
A. Để định lượng một dung dịch NaCl người ta nhỏ dung dịch chuẩn độ AgNO3 vào dung dịch NaCl đến khi chất chỉ thị chuyển màu
B. Cho K2Cr2O7 tác dụng với KI dư trong môi trường acid. Định lượng I2 giải phóng ra bằng Na2S2O3
C. Cho AgNO3 dư tác dụng với clorid để tủa hòa toàn AgCl. Sau đó chuẩn độ AgNO3 còn thừa bằng dung dịch chuẩn KSCN
D. Để định lượng một dung dịch KCl người ta nhỏ dung dịch chuẩn độ AgNO3 vào dung dịch KCl đến khi chất chỉ thị chuyển màu

Câu 2: Phương pháp chuẩn độ ngược:
A. Cho K2Cr2O7 tác dụng với KI dư trong môi trường acid. Định lượng I2 giải phóng ra bằng Na2S2O3
B. Nhỏ dung dịch chuẩn độ AgNO3 vào dung dịch NaCl đến khi chất chỉ thị chuyển màu
C. Để định lượng clorid, trước hết ta cho AgNO3 dư để tủa hòa toàn AgCl. Sau đó chuẩn độ AgNO3 còn thừa bằng dung dịch chuẩn KSCN
D. Cho K2Cr2O7 tác dụng với KI trong môi trường base. Định lượng I2 giải phóng ra bằng Na2S2O3

Câu 3: Yêu cầu tạp chất trong hóa chất tinh khiết chuẩn độ phải <… %.
A. 1
B. 0,1
C. 0,01
D. 0,5

Câu 4: Nồng độ dung dịch chuẩn khi pha không được phép chênh lệch quá …% so với yêu cầu.
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20

Câu 5: Sai số khi pha dung dịch chuẩn không được quá …%.
A. 0,1
B. 0,2
C. 0,3
D. 0,4

Câu 6: Trong phương pháp chuẩn độ thể tích, dung dịch chuẩn thường được:
A. Cho vào bình tam giác (Erlen)
B. Cho vào trên cây Buret
C. Cho vào bình định mức
D. Tất cả đều sai

Câu 7: Trong phương pháp chuẩn độ thể tích, dung dịch phân tích thường được:
A. Cho vào bình tam giác (Erlen)
B. Cho vào trên cây Buret
C. Cho vào bình định mức
D. Tất cả đều sai

Câu 8: Điểm tương đương được gọi là:
A. Điểm mà tại đó chỉ thị chuyển màu rõ rệt nhất
B. Điểm mà lượng sản phẩm tạo ra nhiều nhất
C. Điểm mà lượng dung dịch chuẩn tương đương lượng dung dịch phân tích
D. Điểm mà VR.CMR = VX.CMX

Câu 9: Phân loại các phương pháp chuẩn độ thể tích theo bản chất phản ứng bao gồm, ngoại trừ:
A. Chuẩn độ tạo tủa
B. Chuẩn độ tạo phức
C. Chuẩn độ oxy hóa khử
D. Chuẩn độ đo quang

Câu 10: Thêm một lượng dư, chính xác dung dịch chuẩn R1 vào dung dịch phân tích X. Sau đó chuẩn lại lượng dư bằng dung dịch chuẩn R2. Đây là phương pháp:
A. Chuẩn độ trực tiếp
B. Chuẩn độ thừa trừ
C. Chuẩn độ thay thế
D. Chuẩn độ gián tiếp

Câu 11: Chọn câu sai. Chuẩn độ thay thế:
A. Thêm một lượng dung dịch MY vào dung dịch phân tích X sao cho xảy ra phản ứng thay thế X + MY → MX + Y
B. Chuẩn độ Y sinh ra bằng dung dịch chuẩn R thích hợp
C. Kết quả eX = eY = eR
D. MX phải bền hơn MY

Câu 12: Trong một dung dịch chứa đồng thời các cấu tử X, Y, Z,… khi đó có thể chuẩn độ lần lượt từng cấu tử trong dung dịch bằng một hoặc hai dung dịch chuẩn. Chuẩn độ này gọi là:
A. Chuẩn độ thay thế
B. Chuẩn độ ngược
C. Chuẩn độ phân đoạn
D. Chuẩn độ gián tiếp

Câu 13: Khái niệm Sai số điểm cuối:
A. Là sai số gây ra do điểm cuối của quá trình chuẩn độ trùng với điểm tương đương
B. Là sai số tuyệt đối
C. Là sai số tương đối
D. Tất cả đều sai

Câu 14: Bước nhảy ∆pXđp của đường chuẩn độ:
A. Càng ngắn thì sai số càng bé
B. Càng ngắn khi Kcb càng lớn
C. Quá ngắn (gần bằng 0) vẫn có thể chuẩn độ được
D. Càng ngắn thì phát hiện điểm tương đương càng khó chính xác

Câu 15: Bước nhảy ∆pXđp của đường chuẩn độ là:
A. Tỉ lệ nghịch với nồng độ chất phân tích
B. Tỉ lệ nghịch với nồng độ chất chuẩn
C. Tỉ lệ thuận với Kcb
D. Tất cả đều sai

Câu 16: Khi chuẩn độ 10ml dung dịch HCl 0,1M bằng dung dịch NaOH 0.05M. Khi kết thúc chuẩn độ thì thể tích NaOH tiêu tốn là 19,5ml. Tính sai số điểm cuối của quá trình chuẩn độ.
A. 2,5%
B. -2,5%
C. 5%
D. -5%

Câu 17: Khi chuẩn độ 10ml dung dịch HCl 0,15M bằng dung dịch NaOH 0.05M. Khi kết thúc chuẩn độ thì thể tích NaOH tiêu tốn là 29,8ml. Tính sai số điểm cuối của quá trình chuẩn độ.
A. 0,67%
B. 1,33%
C. -0,67%
D. -1,33%

Câu 18: Khi chuẩn độ 10ml dung dịch HCl 0,1M bằng dung dịch NaOH 0.05M. Khi kết thúc chuẩn độ thì thể tích NaOH tiêu tốn là 20,5ml. Tính sai số điểm cuối của quá trình chuẩn độ.
A. 2,5%
B. -2,5%
C. 5%
D. -5%

Câu 19: Khi chuẩn độ 10ml dung dịch HCl 0,1M bằng dung dịch NaOH 0.05M. Khi kết thúc chuẩn độ thì thể tích NaOH tiêu tốn là 20ml. Tính sai số điểm cuối của quá trình chuẩn độ.
A. 2,5%
B. -2,5%
C. 0%
D. Tất cả đều sai

Câu 20: Khi chuẩn độ 50ml dung dịch HCl 0,1M bằng dung dịch NaOH 0.2M. Khi kết thúc chuẩn độ thì thể tích NaOH tiêu tốn là 24,8ml. Tính sai số điểm cuối của quá trình chuẩn độ.
A. 0,8%
B. 8%
C. -0,8%
D. 0,08%

Câu 21: Chuẩn độ 50ml dung dịch H3PO4 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M. Khi chưa chuẩn độ thì pH dung dịch trong bình nón là bao nhiêu. Cho biết pKa1 = 2,12; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,36.
A. pH = 1,62
B. pH = 2,12
C. pH = 2,6
D. pH = 1,9

Câu 22: Chuẩn độ 50ml dung dịch H3PO4 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M. Khi chuẩn độ được VNaOH = 25ml thì pH dung dịch trong bình nón là bao nhiêu. Cho biết pKa1 = 2,12; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,36.
A. pH = 2,12
B. pH = 4,67
C. pH = 1,62
D. pH = 2,56

Câu 23: Chuẩn độ 50ml dung dịch H3PO4 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M. Khi chuẩn độ được VNaOH = 75ml thì pH dung dịch trong bình nón là bao nhiêu. Cho biết pKa1 = 2,12; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,36.
A. pH = 4,67
B. pH = 7,21
C. pH = 9,79
D. pH = 12,36

Câu 24: Chuẩn độ 100ml hỗn hợp gồm HCl và H3PO4 bằng NaOH 0,1M. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VNaOH = 75 ml. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VNaOH = 125ml. Nồng độ HCl bằng:
A. 0,01M
B. 0,025M
C. 0,05M
D. 0,1M

Câu 25: Chuẩn độ 100ml hỗn hợp gồm HCl và H3PO4 bằng NaOH 0,1M. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VNaOH = 75 ml. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VNaOH = 125ml. Nồng độ H3PO4 bằng:
A. 0,01M
B. 0,025M
C. 0,05M
D. 0,1M

Câu 26: Chuẩn độ 150ml hỗn hợp gồm HCl và H3PO4 bằng NaOH 0,1M. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VNaOH = 225ml. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VNaOH = 300ml. Nồng độ HCl bằng:
A. 0,05M
B. 0,1M
C. 0,15M
D. 0,2M

Câu 27: Chuẩn độ 150ml hỗn hợp gồm HCl và H3PO4 bằng NaOH 0,1M. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VNaOH = 225 ml. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VNaOH = 300ml. Nồng độ H3PO4 bằng:
A. 0,05M
B. 0,1M
C. 0,15M
D. 0,2M

Câu 28: Chuẩn độ 50ml hỗn hợp gồm HCl và H3PO4 bằng NaOH 0,05M. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VNaOH = 125 ml. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VNaOH = 175ml. Nồng độ H3PO4 bằng:
A. 0,05
B. 0,075
C. 0,1
D. 0,15

Câu 29: Chuẩn độ 50ml hỗn hợp gồm HCl và H3PO4 bằng NaOH 0,05M. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VNaOH = 125 ml. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VNaOH = 175ml. Nồng độ HCl bằng:
A. 0,05
B. 0,075
C. 0,1
D. 0,15

Câu 30: Chuẩn độ 100ml hỗn hợp gồm HCl và H3PO4 bằng NaOH 0,2M. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VNaOH = 150 ml. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VNaOH = 237,5ml. Nồng độ H3PO4 bằng:
A. 0,125
B. 0,175
C. 0,225
D. 0,275

Câu 31: Chuẩn độ 100ml hỗn hợp gồm HCl và H3PO4 bằng NaOH 0,2M. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VNaOH = 150ml. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VNaOH = 237,5ml. Nồng độ HCl bằng:
A. 0,125
B. 0,175
C. 0,225
D. 0,275

Câu 32: Chuẩn độ dung dịch H3PO4 bằng NaOH, methyl da cam chuyển màu là V1, phenolphtalein chuyển màu là V2 (mL). Gọi V là thể tích NaOH chuẩn độ. Nếu 0 < V < V1:
A. dung dịch bình nón chỉ chứa H3PO4
B. dung dịch bình nón chứa H3PO4 và NaH2PO4
C. dung dịch bình nón chỉ chứa NaH2PO4
D. dung dịch bình nón chứa H3PO4 và NaOH

Câu 33: Giả sử có một dung dịch H3PO4, methyl da cam chuyển màu là V1, phenolphtalein chuyển màu là V2 (mL). Gọi V là thể tích NaOH chuẩn độ. Nếu V1 < V < V2 thì:
A. dung dịch bình nón chỉ NaH2PO4 và Na2HPO4
B. dung dịch bình nón chứa H3PO4, NaH2PO4
C. dung dịch bình nón chỉ chứa NaH2PO4
D. dung dịch bình nón chứa NaH2PO4 và NaOH

Câu 34: Giả sử có một dung dịch H3PO4, methyl da cam chuyển màu là V1, phenolphtalein chuyển màu là V2 (mL). Gọi V là thể tích NaOH chuẩn độ. Nếu V > V2 thì:
A. dung dịch bình nón chứa Na2HPO4 và Na3PO4
B. dung dịch bình nón chứa Na2HPO4 và Na2HPO4
C. dung dịch bình nón chỉ chứa Na2HPO4
D. Tất cả đều sai

Câu 35: Chuẩn độ 100ml hỗn hợp gồm KOH và Na2CO3 bằng HCl 0,1M. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VHCl = 150ml. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VHCl = 175 ml. Nồng độ KOH bằng:
A. 0,125
B. 0,025
C. 0,05
D. 0,075

Câu 36: Chuẩn độ 100ml hỗn hợp gồm KOH và Na2CO3 bằng HCl 0,1M. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VHCl = 150ml. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VHCl = 175 ml. Nồng độ Na2CO3 bằng:
A. 0,125
B. 0,025
C. 0,05
D. 0,075

Câu 37: Định lượng acid đa chức bằng base mạnh, để phân biệt rõ ràng điểm tương đương của từng nấc thì:
A. pKa2 – pKa1 ≥ 4
B. pKa2 – pKa1 > 4
C. pKa2 – pKa1 < 4
D. pKa2 – pKa1 = 4

Câu 38: Định lượng H3PO4 0,1M bằng KOH 0,1M. Cho biết pKa1 = 2,1; pKa2 = 7,2; pKa3 = 12,4. Điểm tương đương thứ nhất nên xác định bằng chỉ thị:
A. Phenolphtalein
B. Đỏ methyl, methyl da cam
C. Eosin
D. Murexid

Câu 39: Định lượng H3PO4 0,1M bằng KOH 0,1M. Cho biết pKa1 = 2,1; pKa2 = 7,2; pKa3 = 12,4. Điểm tương đương thứ hai nên xác định bằng chỉ thị:
A. Phenolphtalein
B. Đỏ methyl, methyl da cam
C. Eosin
D. Murexid

Câu 40: Định lượng H3PO4 0,1M bằng KOH 0,1M. Cho biết pKa1 = 2,1; pKa2 = 7,2; pKa3 = 12,4. Điểm tương đương thứ ba nên xác định bằng chỉ thị:
A. Phenolphtalein
B. Đỏ methyl, methyl da cam
C. Eosi
D. Thực tế không xác định được

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)