Đề thi thử trắc nghiệm hoá phân tích – đề 17

Năm thi: 2023
Môn học: Hoá phân tích
Trường: Đại học Công nghiệp TP.HCM
Người ra đề: TS. Lê Thị Thu Hằng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hoá phân tích
Trường: Đại học Công nghiệp TP.HCM
Người ra đề: TS. Lê Thị Thu Hằng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi thử trắc nghiệm hóa phân tích – đề 17 là một bài kiểm tra quan trọng trong môn hóa phân tích dành cho sinh viên ngành Hóa học tại trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Đề thi này được thiết kế bởi TS. Lê Thị Thu Hằng, một giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu hóa phân tích. Để làm tốt bài thi, sinh viên cần nắm vững các kiến thức về phương pháp phân tích định tính và định lượng, cũng như cách áp dụng các kỹ thuật phân tích trong phòng thí nghiệm. Đề thi này phù hợp với sinh viên năm ba, đặc biệt là những ai đã hoàn thành các học phần về hóa phân tích cơ bản. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và kiểm tra kiến thức của bạn ngay bây giờ!

Bộ Đề thi thử trắc nghiệm hoá phân tích – đề 17 (có đáp án)

Câu 1: Các kỹ thuật chuẩn độ bằng dung dịch EDTA có:
A. Chuẩn độ thế
B. Chuẩn độ oxy hoá khử
C. Chuẩn độ bạc nitrat
D. Phân tích khối lượng

Câu 2: Các kỹ thuật chuẩn độ bằng dung dịch EDTA, chọn phương án sai:
A. Chuẩn độ nitrit
B. Chuẩn độ trực tiếp các cation kim loại
C. Chuẩn độ thừa trừ
D. Chuẩn độ thế

Câu 3: Chọn phương án sai về chỉ thị kim loại dùng trong chuẩn độ complexon:
A. Là các chất hữu cơ có khả năng tạo phức màu với ion kim loại
B. Màu của chỉ thị khi tạo phức với ion kim loại khác với màu của chỉ thị ở dạng tự do
C. Phức của chỉ thị và ion kim loại bền hơn phức của ion kim loại với complexon
D. Tại điểm tương đương, complexon phân hủy phức màu giữa kim loại với chỉ thị và giải phóng chỉ thị dạng tự do

Câu 4: Các kỹ thuật chuẩn độ bằng dung dịch EDTA gồm:
A. Chuẩn độ trực tiếp các cation kim loại
B. Chuẩn độ oxy hoá khử
C. Chuẩn độ bạc nitrat
D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Đen Eriocrom T được dùng làm chỉ thị trong phương pháp:
A. Chuẩn độ complexon
B. Phương pháp oxy hoá khử
C. Phương pháp Mohr
D. Phương pháp Fajans

Câu 6: Kỹ thuật chuẩn độ bằng dung dịch EDTA được gọi là:
A. Chuẩn độ trực tiếp các cation kim loại
B. Chuẩn độ thủy ngân I
C. Chuẩn độ thủy ngân II
D. Tất cả đều đúng

Câu 7: PAN được dùng làm chỉ thị trong phương pháp:
A. Phương pháp oxy hoá khử
B. Phương pháp Mohr
C. Chuẩn độ complexon
D. Phương pháp Fajans

Câu 8: Murexid được dùng làm chỉ thị trong phương pháp:
A. Phương pháp oxy hoá khử
B. Phương pháp Mohr
C. Phương pháp Fajans
D. Chuẩn độ complexon

Câu 9: Chỉ thị kim loại dùng trong chuẩn độ complexon, chọn câu sai:
A. Đen Eriocrom T
B. Murexid
C. Xylen da cam
D. Phenolphtalein

Câu 10: Phương pháp complexon được dùng định lượng:
A. Cl-, Br-, I-
B. Xác định độ cứng của nước
C. Các chất độc
D. Các chất có tính oxy hoá hoặc có tính khử

Câu 11: Phương pháp complexon là phương pháp định lượng dựa trên phản ứng:
A. Tạo phức của các complexon (đặc biệt là EDTA) với ion kim loại kiềm
B. Tạo phức của các complexon (đặc biệt là EDTA) với ion kim loại (trừ kim loại kiềm)
C. Tạo kết tủa của các complexon (đặc biệt là EDTA) với ion kim loại kiềm
D. Tạo kết tủa của các complexon (đặc biệt là EDTA) với ion kim loại (trừ kim loại kiềm)

Câu 12: Để phản ứng tạo phức giữa EDTA với ion kim loại diễn ra hoàn toàn, nên thêm vào:
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch đệm
C. Dung dịch NaOH
D. Dung dịch EDTA

Câu 13: Chỉ thị dùng trong chuẩn độ complexon là:
A. Chỉ thị kim loại
B. Phèn sắt (III) amoni
C. Kali cromat (K2CrO4)
D. Flourescein

Câu 14: Phương pháp complexon là kỹ thuật định lượng bằng:
A. Phương pháp kết tủa
B. Phương pháp tạo phức
C. Phương pháp oxy hoá khử
D. Tất cả đều sai

Câu 15: Chỉ thị kim loại dùng trong chuẩn độ complexon là:
A. Các chất hữu cơ có khả năng tạo kết tủa với ion kim loại
B. Các chất vô cơ có khả năng tạo kết tủa với ion kim loại
C. Các chất vô cơ có khả năng tạo phức màu với ion kim loại
D. Các chất hữu cơ có khả năng tạo phức màu với ion kim loại

Câu 16: Tropeolin 00 là chỉ thị được dùng trong phương pháp định lượng:
A. Phương pháp định lượng bằng iod
B. Phương pháp Volhard
C. Phương pháp định lượng Permanganat
D. Phương pháp định lượng nitrit

Câu 17: Chọn câu sai trong phương pháp định lượng bằng iod:
A. Cần tránh tiến hành chuẩn độ ở nhiệt độ cao
B. Chỉ thị sử dụng là hồ tinh bột
C. Khi chuẩn độ cần tránh ánh sáng
D. Khi chuẩn độ phải đun nhẹ

Câu 18: Natri nitrit (NaNO2) là dung dịch chuẩn dùng trong phương pháp định lượng:
A. Phương pháp định lượng bằng iod
B. Phương pháp Volhard
C. Phương pháp định lượng Permanganat
D. Phương pháp định lượng nitrit

Câu 19: Hồ tinh bột là chỉ thị được dùng trong phương pháp định lượng:
A. Phương pháp định lượng bằng iod
B. Phương pháp Volhard
C. Phương pháp định lượng Permanganat
D. Phương pháp định lượng nitrit

Câu 20: Dung dịch KMnO4 được dùng trong phương pháp định lượng:
A. Phương pháp định lượng bằng iod
B. Phương pháp Volhard
C. Phương pháp định lượng Permanganat
D. Phương pháp định lượng nitrit

Câu 21: Phương pháp định lượng nitrit dùng chất chỉ thị là:
A. Phenolphtalein
B. Giấy quỳ tím
C. Tropan 00
D. Tropeolin 00

Câu 22: Chọn phát biểu sai trong phương pháp định lượng bằng iod:
A. Dung dịch I2 để định lượng chất oxy hóa
B. Dung dịch iodid để định lượng chất oxy hóa
C. Dung dịch I2 để định lượng chất khử
D. Là phương pháp định lượng dựa trên phản ứng oxy hóa khử

Câu 23: Các phương pháp định lượng oxy hóa khử, chọn câu sai:
A. Phương pháp Fajans
B. Phương pháp định lượng bằng iod
C. Phương pháp nitrit
D. Phương pháp định lượng Permanganat

Câu 24: Phương pháp định lượng bằng iod dùng chất chỉ thị là:
A. Hồ tinh bột
B. Phèn sắt (III) amoni
C. Kali cromat (K2CrO4)
D. Flourescein

Câu 25: Các phương pháp định lượng oxy hóa khử:
A. Phương pháp định lượng Permanganat
B. Phương pháp Volhard
C. Phương pháp Fajans
D. Phương pháp Mohr

Câu 26: Phương pháp định lượng Permanganat dùng chất chỉ thị là:
A. Đen Eriocrom T
B. Murexid
C. Xylen da cam
D. KMnO4

Câu 27: Chọn phát biểu đúng trong phương pháp định lượng bằng iod:
A. Dung dịch I2 và dung dịch iodid để định lượng chất oxy hóa
B. Dung dịch I2 và dung dịch iodid để định lượng chất khử
C. Dung dịch I2 để định lượng chất oxy hóa và dung dịch iodid để định lượng chất khử
D. Dung dịch I2 để định lượng chất khử và dung dịch iodid để định lượng chất oxy hóa

Câu 28: Natri nitrit (NaNO2) là dung dịch chuẩn dùng trong phương pháp định lượng:
A. Phương pháp Mohr
B. Phương pháp định lượng nitrit
C. Phương pháp Fajans
D. Phương pháp complexon

Câu 29: Phương pháp định lượng dựa trên phản ứng oxy hóa khử giữa chất cần xác định với dung dịch chuẩn là phương pháp định lượng:
A. Oxy hóa khử
B. Tạo kết tủa
C. Tạo phức
D. Acid – bazơ

Câu 30: Phương pháp oxy hóa khử được sử dụng để định lượng:
A. Xác định độ cứng của nước
B. Các chất độc
C. Các chất có tính oxy hóa hoặc có tính khử
D. Câu chất oxy hóa

Câu 31: Để định lượng các chất có tính khử, dùng dung dịch chuẩn độ là:
A. Chất oxy hóa
B. Chất khử
C. Acid
D. Bazơ

Câu 32: Để định lượng các chất có tính oxy hóa, dùng dung dịch chuẩn độ là:
A. Chất oxy hóa
B. Chất khử
C. Acid
D. Bazơ

Câu 33: Phản ứng oxy hóa khử được dùng trong định lượng phải thoả mãn các điều kiện sau, chọn câu sai:
A. Phản ứng phải xảy ra hoàn toàn và có tính chọn lọc cao
B. Phản ứng phải xảy ra đủ nhanh
C. Có thể xác định được điểm tương đương của phản ứng
D. Có thể xác định được bước nhảy pH

Câu 34: Giải pháp không làm tăng tốc độ phản ứng oxy hóa khử:
A. Tăng nhiệt độ
B. Tăng nồng độ chất phản ứng
C. Dùng chất xúc tác
D. Thao tác chuẩn độ nhanh

Câu 35: Một chất chỉ thị oxy hóa – khử phải đáp ứng các điều kiện:
A. Thay đổi màu rõ rệt tại điểm tương đương
B. Sự chuyển màu phải không thuận nghịch
C. Phải tham gia phản ứng với các chất trong phản ứng chuẩn độ
D. Sự thay đổi màu cần bắt buộc phải có ảnh hưởng của pH trong dung dịch

Câu 36: Các phương pháp định lượng oxy hóa khử là:
A. Phương pháp định lượng Permanganat
B. Phương pháp định lượng NaCl bằng bạc nitrat
C. Phương pháp định lượng ion sắt bằng complexon III
D. Phương pháp định lượng NaOH bằng HCl

Câu 37: Phương pháp định lượng Permanganat là kỹ thuật định lượng bằng:
A. Phương pháp kết tủa
B. Phương pháp tạo phức
C. Phương pháp oxy hóa khử
D. Phương pháp khối lượng

Câu 38: Phương pháp định lượng bằng iod là kỹ thuật định lượng bằng:
A. Phương pháp kết tủa
B. Phương pháp tạo phức
C. Phương pháp oxy hóa khử
D. Phương pháp bay hơi

Câu 39: Phương pháp nitrit là kỹ thuật định lượng bằng:
A. Phương pháp kết tủa
B. Phương pháp tạo phức
C. Phương pháp oxy hóa khử
D. Phương pháp dùng nhiệt độ

Câu 40: Phương pháp định lượng Permanganat là phương pháp định lượng:
A. Dựa vào khả năng oxy hóa của MnO4-
B. Dựa vào khả năng khử của MnO4-
C. Dựa vào khả năng oxy hóa của CrO42-
D. Dựa vào khả năng khử của CrO42-

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)