Trắc nghiệm Kinh tế Chính trị Chương 3

Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế Chính trị
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50 câu
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế Chính trị
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50 câu
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Trắc nghiệm Kinh tế Chính trị là một phần quan trọng trong môn học Kinh tế chính trị, thường được giảng dạy cho sinh viên năm thứ hai hoặc ba tại các trường đại học như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Môn học này cung cấp kiến thức nền tảng về các quy luật kinh tế, cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường và những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế trong nước và quốc tế. Đề thi trắc nghiệm thường được biên soạn bởi các giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Trắc nghiệm Kinh tế Chính trị – Chương 3

Câu 1. Sức lao động trở thành hàng hoá một cách phổ biến từ khi nào?
A. Từ khi có sản xuất hàng hoá.
B. Từ xã hội chiếm hữu nô lệ.
C. Từ khi có kinh tế thị trường.
D. Từ khi có CNTB.

Câu 2. Cặp phạm trù nào là phát hiện riêng của C.Mác?
A. Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
B. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
C. Lao động tư nhân và lao động xã hội.
D. Lao động quá khứ và lao động sống.

Câu 3. Nguồn gốc của giá trị thặng dư là do…
A. “máy móc sinh lời”.
B. do vốn đầu tư của nhà tư bản tạo ra.
C. đất đai tạo ra.
D. hao phí sức lao động tạo ra.

Câu 4. Tư bản là…
A. khối lượng tiền tệ lớn, nhờ đó có nhiều lợi nhuận.
B. máy móc, thiết bị, nhà xưởng và công nhân làm thuê.
C. toàn bộ tiền và của cải vật chất.
D. giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê.

Câu 5. Giá trị thặng dư là gì?
A. Lợi nhuận thu được trong quá trình trao đổi hàng hóa.
B. Giá trị của tư bản tự tăng lên trong quá trình sản xuất hàng hóa.
C. Phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người công nhân làm thuê tạo ra.
D. Hiệu số giữa giá trị hàng hoá với chi phí sản xuất TBCN.

Câu 6. Công thức chung của lưu thông hàng hóa giản đơn:
A. H – H.
B. H – T – H.
C. T – H – T.
D. T – H – T’.

Câu 7. Tính chất đặc biệt trong giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động?
A. Thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng.
B. Bảo tồn giá trị sau khi sử dụng.
C. Tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân.
D. Đáp ứng mọi nhu cầu của người sử dụng.

Câu 8. Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn:
A. Giá trị sử dụng.
B. Giá trị tăng thêm.
C. Giá trị tích lũy.
D. Giá trị mở rộng.

Câu 9. Khi nào tiền biến thành tư bản?
A. Nhà tư bản có lượng tiền đủ lớn.
B. Tiền được dùng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
C. Sức lao động trở thành hàng hóa.
D. Dùng tiền để buôn bán mua rẻ, bán đắt.

Câu 10. C.Mác phân chia tư bản thành TBBB và TBKB nhằm mục đích gì?
A. Xem xét các bộ phận của tư bản trong quá trình sản xuất.
B. Vạch trần bản chất bóc lột của giai cấp tư sản.
C. Đánh giá tốc độ chu chuyển của tư bản.
D. Đánh giá hiệu quả hoạt động của tư bản.

Câu 11. Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản là:
A. Mâu thuẫn giữa sản xuất và lưu thông.
B. Giá trị và giá trị tăng thêm.
C. Giá trị thặng dư không xuất hiện trong lưu thông và cũng không ở ngoài lưu thông.
D. Giá trị thặng dư không xuất hiện trong sản xuất mà xuất hiện trong lưu thông.

Câu 12. Người công nhân bán cho nhà tư bản:
A. Sản phẩm do mình sản xuất ra.
B. Quyền sử dụng sức lao động.
C. Quyền sở hữu sức lao động.
D. Lao động.

Câu 13. Người lao động không có tư liệu sản xuất và được tự do về thân thể là một trong các điều kiện để:
A. Tiền trở thành tư bản.
B. Sức lao động trở thành hàng hóa.
C. Ra đời nền kinh tế hàng hóa.
D. Chuyển từ nền kinh tế giản đơn sang nền kinh tế hàng hóa.

Câu 14. Chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản là:
A. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động.
B. Giá trị của hàng hóa sức lao động.
C. Lao động.
D. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.

Câu 15. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
A. Là vật ngang giá chung.
B. Tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.
C. Tạo ra sản phẩm mới tốt hơn.
D. Tạo ra giá trị sử dụng mới lớn hơn giá trị sử dụng của nó.

Câu 16. Tiền công là:
A. Giá trị của hàng hóa sức lao động.
B. Giá cả của hàng hóa sức lao động.
C. Giá trị của lao động.
D. Giá cả của lao động.

Câu 17. Khoản tiền mà người công nhân nhận được từ nhà tư bản sau khi hoàn thành công việc được gọi là:
A. Lợi tức.
B. Doanh thu.
C. Cổ tức.
D. Tiền công.

Câu 18. Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là:
A. Giá cả của lao động.
B. Giá cả của hàng hóa sức lao động.
C. Giá cả của hàng hóa.
D. Số tiền mà người công nhân nhận được.

Câu 19. Phần giá trị mới vượt ra ngoài giá trị sức lao động được gọi là:
A. Tỷ suất lợi nhuận.
B. Lợi tức.
C. Giá trị thặng dư.
D. Tiền công.

Câu 20. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài ngày lao động, trong điều kiện thời gian lao động tất yếu, “giá trị sức lao động và năng suất lao động không đổi” là:
A. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
B. Lợi nhuận.
C. Phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối.
D. Phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư siêu ngạch.

Câu 21. Giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong khi “độ dài ngày lao động không đổi” là:
A. Giá trị thặng dư tương đối.
B. Giá trị thặng dư tuyệt đối.
C. Giá trị thặng dư siêu ngạch.
D. Tỷ suất giá trị thặng dư.

Câu 22. Giá trị thặng dư thu được do “áp dụng sớm công nghệ mới” là:
A. Giá trị thặng dư tuyệt đối.
B. Giá trị thặng dư tương đối.
C. Giá trị thặng dư siêu ngạch.
D. Lợi nhuận.

Câu 23. Giá trị thặng dư được tạo ra trong:
A. Giai đoạn bán.
B. Giai đoạn lưu thông.
C. Giai đoạn mua.
D. Giai đoạn sản xuất.

Câu 24. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư là:
A. Giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch.
B. Giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư siêu ngạch.
C. Giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch.
D. Giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối.

Câu 25. Động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ là:
A. Nhu cầu khám phá.
B. Giá trị thặng dư tương đối.
C. Giá trị thặng dư siêu ngạch.
D. Giá trị thặng dư tuyệt đối.

Câu 26. Căn cứ vào khả năng làm “tăng giá trị”, tư bản được chia thành:
A. Tư bản cố định và tư bản lưu động.
B. Tư bản bất biến và tư bản khả biến.
C. Tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.
D. Tư bản cá biệt và tư bản xã hội.

Câu 27. Căn cứ vào phương thức “chu chuyển giá trị vào sản phẩm”, tư bản được chia thành:
A. Tư bản cố định và tư bản lưu động.
B. Tư bản bất biến và tư bản khả biến.
C. Tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.
D. Tư bản cá biệt và tư bản xã hội.

Câu 28. Tư bản “bất biến” là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng:
A. Sức lao động.
B. Thị trường.
C. Giá trị hàng hóa.
D. Máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu.

Câu 29. Tư bản “khả biến” là:
A. Đại lượng tư bản không thay đổi trong quá trình sản xuất.
B. Đại lượng tư bản chuyển hết một lần vào quá trình sản xuất.
C. Đại lượng tư bản tăng thêm trong quá trình sản xuất.
D. Đại lượng tư bản chuyển từng phần vào quá trình sản xuất.

Câu 30. Bộ phận tư bản ứng ra để “mua máy móc, thiết bị, nhà xưởng và nguyên, nhiên, vật liệu” là:
A. Tư bản bất biến.
B. Tư bản khả biến.
C. Tư bản cố định.
D. Tư bản lưu động.

Câu 31. Bộ phận tư bản ứng ra để “mua sức lao động” là:
A. Tư bản bất biến.
B. Tư bản khả biến.
C. Tư bản cố định.
D. Tư bản lưu động.

Câu 32. Bộ phận tư bản bao gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng mà giá trị của chúng chỉ “chuyển từng phần” vào sản phẩm là:
A. Tư bản bất biến.
B. Tư bản khả biến.
C. Tư bản cố định.
D. Tư bản lưu động.

Câu 33. Bộ phận “tư bản tạo ra giá trị thặng dư” là:
A. Tư bản bất biến.
B. Tư bản khả biến.
C. Tư bản cố định.
D. Tư bản lưu động.

Câu 34. Tích lũy tư bản là sử dụng:
A. Hàng hóa làm tư bản.
B. Sức lao động làm tư bản.
C. Vàng làm tư bản.
D. Giá trị thặng dư làm tư bản.

Câu 35. Cấu tạo giá trị của tư bản do “cấu tạo kĩ thuật” của tư bản quyết định và “phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kĩ thuật”, được gọi là:
A. Cấu tạo hữu cơ của tư bản.
B. Cấu tạo giá trị và cấu tạo kĩ thuật.
C. Cấu tạo giá trị của tư bản.
D. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản.

Câu 36. Nguồn gốc của “tích tụ tư bản” là:
A. Tiền.
B. Vàng.
C. Hàng hóa.
D. Giá trị thặng dư.

Câu 37. Nguồn gốc của “tập trung tư bản” là:
A. Tư bản cá biệt.
B. Vàng.
C. Tư bản xã hội.
D. Giá trị thặng dư.

Câu 38. “Tập trung tư bản” sẽ làm:
A. Giảm quy mô tư bản cá biệt.
B. Giảm quy mô tư bản xã hội.
C. Tăng quy mô tư bản xã hội.
D. Tăng quy mô tư bản cá biệt.

Câu 39. “Tích tụ và tập trung” tư bản đều làm:
A. Tăng tư bản xã hội.
B. Giảm tư bản xã hội.
C. Tăng tư bản cá biệt.
D. Giảm tư bản cá biệt.

Câu 40. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm:
A. Thời gian mua + thời gian bán.
B. Thời gian sản xuất + thời gian lưu thông.
C. Thời gian gián đoạn sản xuất + thời gian lưu thông.
D. Thời gian dự trữ sản xuất + thời gian tiếp thị.

Câu 41. Tư bản thương nghiệp là:
A. Một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra trong quá trình vận động của tư bản.
B. Tư bản sản xuất.
C. Tư bản chuyên cho vay để thu lợi tức.
D. Tư bản hoạt động độc lập hoàn toàn với tư bản công nghiệp.

Câu 42. Lượng tiền mà nhà tư bản này trao quyền sử dụng nó cho nhà tư bản khác để thu về lợi tức được gọi là:
A. Tư bản cho vay.
B. Tư bản thương nghiệp.
C. Tư bản công nghiệp.
D. Tư bản nông nghiệp.

Câu 43. Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp:
A. Hiệu quả của marketing.
B. Hiệu quả đầu tư thương nghiệp.
C. Do mua rẻ, bán đắt.
D. Một phần giá trị thặng dư do công nhân công nghiệp tạo ra.

Câu 44. Chi phí thực tế để sản xuất ra hàng hóa là:
A. Chi phí để tạo ra giá trị của hàng hóa.
B. Chi phí mà nhà tư bản bỏ ra để lưu thông hàng hóa.
C. Chi phí để mua tư liệu sản xuất.
D. Chi phí để mua sức lao động.

Câu 45. Muốn tạo ra giá trị hàng hóa phải chi phí một lượng lao động nhất định, gồm:
A. Lao động quá khứ và lao động hiện tại.
B. Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
C. Lao động tư nhân và lao động xã hội.
D. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.

Câu 46. Công thức chung của tư bản là:
A. H – T – H.
B. H – T – H’.
C. T – H – T.
D. T – H – T’.

Câu 47. Công thức tính “tỷ suất lợi nhuận” là:
A. P’ = m/v x 100%.
B. P’ = m/(c+v) x 100%.
C. P’ = c/v x 100%.
D. P’ = m’/(c+v) x 100%.

Câu 48. Nếu các yếu tố sản xuất khác không đổi, “tỷ suất giá trị thặng dư giảm” thì tỷ suất lợi nhuận sẽ:
B. Giảm.
A. Tăng.
C. Không đổi.
D. Không xác định.

Câu 49. Nếu tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, “cấu tạo hữu cơ của tư bản càng cao” thì tỷ suất lợi nhuận sẽ:
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Không đổi.
D. Không xác định.

Câu 50. Địa tô thu được do “đầu tư thâm canh” là:
A. Địa tô chênh lệch I.
B. Địa tô tuyệt đối.
C. Địa tô chênh lệch II.
D. Địa tô tương đối.

Câu 51. Chi phí sản xuất tư bản là:
A. k = c + v.
B. k = v + m.
C. k = p + m.
D. k = c + p.

Câu 52. Tỷ suất giá trị thặng dư tỷ lệ thuận với:
A. m.
B. v.
C. c.
D. k.

Câu 53. Khi lợi nhuận chuyển hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyển hóa thành:
A. Giá cả hàng hóa.
B. Giá cả sản xuất.
C. Giá cả độc quyền.
D. Giá trị thị trường.

Câu 54. Địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi là:
A. Địa tô chênh lệch.
B. Địa tô tuyệt đối.
C. Địa tô tương đối.
D. Địa tô cá biệt.

Câu 55. Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng:
A. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
B. Thời gian lao động cá biệt.
C. Thời gian sản xuất.
D. Thời gian lưu thông.

Câu 56. Thời gian lao động tất yếu là lượng thời gian mà người lao động phải:
A. Tạo ra giá trị sử dụng cho hàng hóa.
B. Tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
C. Bù đắp lại phần giá trị mà nhà tư bản bỏ ra mua sức lao động của người lao động.
D. Bù đắp lại phần hao phí lao động của chính người lao động.

Câu 57. Giá cả đất đai “tỷ lệ nghịch” với:
A. Địa tô.
B. Tỷ suất giá trị thặng dư.
C. Tỷ suất lợi nhuận.
D. Tỷ suất lợi tức ngân hàng.

Câu 58. Tỷ suất lợi tức “tỷ lệ nghịch” với:
A. Lợi tức.
B. Tư bản cho vay.
C. Lợi nhuận.
D. Giá trị thặng dư.

Câu 59. Khi (c + v) được gọi là chi phí sản xuất thì công thức G = c + v + m được biểu hiện thành:
A. G = p + k + m.
B. G = k + P’.
C. G = k + v + m.
D. G = k + m.

Câu 60. Phần giá trị thặng dư mà nhà tư bản nông nghiệp phải trả cho địa chủ do thuê đất được gọi là:
A. Địa tô.
B. Lợi tức.
C. Lợi nhuận.
D. Lãi ròng.

Câu 61. Phần chênh lệch mà nhà tư bản cho vay nhận được từ nhà tư bản đi vay được gọi là:
A. Lãi ròng.
B. Lợi nhuận.
C. Lợi tức.
D. Địa tô.

Câu 62. Lợi nhuận và giá trị thặng dư đều có nguồn gốc từ:
A. Lao động không công của nông dân.
B. Lao động không công của trí thức.
C. Lao động không công của tầng lớp tiểu tư sản.
D. Lao động không công của giai cấp công nhân.

Câu 63. Tư bản cố định là một bộ phận của:
A. Tư bản bất biến.
B. Tư bản khả biến.
C. Tư bản lưu động.
D. Tư bản công nghiệp.

Câu 64. Bộ phận tư bản nào sau đây có mặt trong cả tư bản lưu động và tư bản bất biến:
A. Giá trị máy móc, nhà xưởng.
B. Giá trị sức lao động.
C. Giá trị thặng dư.
D. Giá trị nguyên, nhiên, vật liệu.

Câu 65. Tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với:
A. Thời gian trong năm.
B. Thời gian một vòng chu chuyển của tư bản.
C. Thời gian sản xuất.
D. Thời gian lưu thông.
Giải thích ( thời gian sản xuất + thời gian lưu thông)

Câu 66. Tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ “thuận” với:
A. Thời gian trong năm.
B. Thời gian chu chuyển của một tư bản nhất định.
C. Thời gian sản xuất.
D. Thời gian gián đoạn sản xuất.

Câu 67. Xét về lượng, tỷ suất giá trị thặng dư so với tỷ suất lợi nhuận là:
A. Bằng nhau
B. Nhỏ hơn
C. Lớn hơn
D. Không xác định

Câu 68. Hàng hóa là:
A. Sản phẩm của lao động nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, nhằm mục đích trao đổi, mua – bán
B. Những vật thể có sẵn trong tự nhiên nhưng có giá trị sử dụng
C. Bất kì sản phẩm nào được trao đổi, mua – bán
D. Vật thể có công dụng nào đó

Câu 69. Địa tô tư bản được C. Mác ký hiệu là:
A. M
B. R
C. P
D. K

Câu 70. Cùng điều kiện sản xuất giống nhau thì tỷ suất lợi nhuận:
A. Tỷ lệ nghịch với lợi nhuận
B. Tỷ lệ nghịch với giá trị thặng dư
C. Tỷ lệ nghịch với chi phí tư bản ứng trước
D. Tỷ lệ nghịch với tỷ suất giá trị thặng dư

Câu 71. Địa tô là:
A. Bộ phận của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh ruộng đất trả cho nhà tư bản sở hữu ruộng đất
B. Bộ phận tư bản đầu tư vào ngân hàng
C. Bộ phận tư bản đầu tư vào chứng khoán
D. Bộ phận tư bản xã hội đầu tư vào nông nghiệp

Câu 72. Lợi nhuận thương nghiệp phản ánh qua:
A. Số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa
B. Số chênh lệch giữa giá sản xuất và chi phí lưu thông
C. Số chênh lệch giữa giá lao động và giá bán hàng hóa
D. Không xác định

Câu 73. Tỷ suất giá trị thặng dư tỷ lệ nghịch với:
A. c
B. v
C. m
D. k

Câu 74. Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ “thuận” với:
A. c
B. c + k
C. c + v
D. m

Câu 75. Tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ “nghịch” với:
A. m
B. c + v
C. v + m
D. c + m

Câu 76. Khối lượng giá trị thặng dư tỷ lệ “thuận” với:
A. m’
B. k
C. p
D. p’

Câu 77. Tỷ suất giá trị thặng dư tỷ lệ “thuận” với:
A. c
B. t
C. v
D. t’

Câu 78. Tỷ suất giá trị thặng dư tỷ lệ “nghịch” với:
A. m
B. t
C. c
D. t’

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)