Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản – Đề 9

Năm thi: 2023
Môn học: Điều Dưỡng
Trường: Đại Học Y Dược Huế
Người ra đề: Tiến Sĩ Hồ Duy Bính
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Điều Dưỡng
Trường: Đại Học Y Dược Huế
Người ra đề: Tiến Sĩ Hồ Duy Bính
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y

Mục Lục

Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản là một tập hợp các bài kiểm tra quan trọng trong chương trình học của môn Điều dưỡng cơ bản. Những đề thi này được biên soạn và tổng hợp từ các trường đại học uy tín như Đại học Y Dược – Đại học Huế, Đại học Y Hà Nội, và Đại học Y Dược TP.HCM, nhằm đánh giá năng lực của sinh viên trong các kỹ năng cơ bản về chăm sóc bệnh nhân, xử lý tình huống lâm sàng, và kiến thức lý thuyết điều dưỡng. Đặc biệt, bộ đề này thường được các giảng viên có chuyên môn sâu rộng như PGS. TS. Trần Thị Tuyết Hồng tại Đại học Y Dược TP.HCM biên soạn và chỉnh lý, đảm bảo độ chính xác và phù hợp với chuẩn mực giáo dục. Đây là những bài thi dành cho sinh viên năm nhất và năm hai ngành Điều dưỡng, giúp họ củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi quan trọng.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá bộ đề thi này và thử sức ngay bây giờ!

Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản – Đề 9

1. Để hạn chế các nguy cơ liên quan đến an toàn khi dùng thuốc, bệnh nhân có các quyền sau, Ngoại trừ:
a. Được cung cấp thông tin về thành phần và cấu tạo của thuốc
b. Được cung cấp thông tin về tác dụng phụ không mong muốn của thuốc
c. Được yêu cầu một bác sĩ, một điều dưỡng giỏi đánh giá về giá cả của thuốc
d. Được quyền biết rằng thuốc mà họ đang sử dụng là hợp pháp
e. Không nhận những thuốc không cần thiết

2. Các đường dùng thuốc ngoài ruột là các đường đưa thuốc vào cơ thể như sau:
1. Tiêm dưới da: là tiêm thuốc vào lớp hạ bì, ngay bên dưới lớp biểu bì của da
2. Tiêm trong da: là tiêm thuốc vào mô ngay dưới lớp hạ bì của da
3. Tiêm trong cơ: là tiêm thuốc vào một cơ của cơ thể
4. Tiêm tĩnh mạch: là đưa thuốc vào tĩnh mạch
a. 1,2 đúng
b. 1,2,3 đúng
d. 3,4 đúng
e. Chỉ 4 đúng

3. Mệnh lệnh chăm sóc bao gồm mấy thành phần:
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
e. 6

4. Trong các mệnh đề sau về tư thế Fowler, mệnh đề nào đúng:
1. Fowler là tư thế nửa nằm nửa ngồi
2. Fowler thấp là tư thế mà đầu và thân được nâng lên từ 15-45°
3. Fowler cao là tư thế mà đầu và thân được nâng lên từ 60-90°
4. Áp dụng trong trường hợp bệnh nhân bị thiếu oxy não
a. 1,2 đúng
b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng
d. 3,4 đúng
e. Chỉ 4 đúng

5. Chẩn đoán điều dưỡng nào sau đây là đúng nhất khi nói về ngành điều dưỡng:
a. Ngành điều dưỡng ngày càng phát triển hơn do có nhiều trường đào tạo điều dưỡng
b. Ngành điều dưỡng ngày càng phát triển hơn do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng
c. Ngành điều dưỡng ngày càng phát triển hơn do các nước tăng cường hợp tác
d. Ngành điều dưỡng ngày càng phát triển hơn do có chủ trương chính sách đúng
e. Ngành điều dưỡng ngày càng phát triển hơn do đời sống xã hội cao

6. Khi tiếp xúc với bệnh nhân phải hướng tới, Ngoại trừ:
a. Thể hiện sự quan tâm đến những khó khăn bệnh nhân
b. Không bỏ qua bất cứ một ý kiến nhỏ nào
c. Chú ý các triệu chứng chủ quan và khách quan
d. Hỏi câu hỏi đúng, câu hỏi tại sao
e. Hỏi bằng câu hỏi đơn giản dễ hiểu

7. Thế kỷ 17, tổ chức Saint Vincent de Paul đầu tiên dưới thời Giáo Hoàng dùng để chăm sóc người đau ốm, được thành lập ở nước nào:
a. Ý
b. Pháp
c. Canada
d. Mỹ
e. Úc

8. Tư thế nằm sấp KHÔNG ÁP DỤNG cho bệnh nhân bị:
a. Tổn thương vùng ngực
b. Loét vùng lưng
c. Loét vùng cùng cụt
d. Mổ cột sống
e. Tất cả các câu trên đều sai

9. C.N.A là một hội điều dưỡng của nước nào sau đây:
a. Hoa Kỳ
b. Úc
c. Canada
d. Pháp
e. Cuba

10. Trong quá trình ngủ, người ngủ có thể có những hành vi nào sau đây:
1. Mộng du
2. Ngủ nói
3. Đái dầm
4. Cương cứng dương vật
a. 1,2 đúng
b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng
d. 3,4 đúng
e. Chỉ 4 đúng

11. Chống chỉ định đặt xông tiểu trong những trường hợp sau:
1. Giập rách niệu đạo.
2. Nhiễm khuẩn niệu đạo.
3. Chấn thương tiền liệt tuyến.
4. U xơ tiền liệt tuyến.
a. 1,2, đúng
b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng
d. 3,4 đúng
e. Chỉ 4 đúng

12. Thụt tháo được chỉ định trong những trường hợp sau:
1. Táo bón lâu ngày
2. Trước khi đẻ
3. Trước khi soi trực tràng
4. Trước khi phẫu thuật ổ bụng
a. 1,2, đúng
b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng
d. 3,4 đúng
e. Chỉ 4 đúng

13. Chống chỉ định thụt tháo trong những trường hợp sau, NGOẠI TRỪ:
a. Bệnh thương hàn
b. Viêm ruột
c. Tắt ruột
d. Tổn thương hậu môn, trực tràng
e. Chụp khung đại tràng

14. Khoảng cách giữa bốc đựng nước để thụt tháo và mặt giường là:
a. 20-30 cm
b. 30-40 cm
c. 40-50 cm
d. 50-80 cm
e. 80-100 cm

15. (A) Loét ép thường xảy ra ở vùng tỳ đè kéo dài, Vì (B) Vùng tỳ đè kéo dài gây nên kém dinh dưỡng tại chỗ
a. (a) đúng, (b) đúng; (a), (b) có liên quan nhân quả
b. (a) đúng, (b) đúng; (a), (b) không có liên quan nhân quả
c. (a) đúng, (b) sai
d. (a) sai, (b) đúng
e. (a) sai, (b) sai

16. Nguyên nhân gây loét ép vùng xương cùng:
1. Liệt 2 chi dưới
2. Hôn mê do nhiều nguyên nhân khác nhau
3. Sau phẫu thuật thần kinh
4. Người bị hen, thường ngồi kéo dài để thở
a. 1,2, đúng
b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng
d. 3,4 đúng
e. Chỉ 4 đúng

17. Vùng nào sau đây bị loét sớm nhất khi bệnh nhân nằm ngửa kéo dài:
a. Vùng xương vai
b. Vùng 2 gót chân
c. Vùng xương cùng
d. Vùng chẩm
e. Vùng xương cụt

18. Khi bệnh nhân nằm sấp kéo dài vùng nào sau đây khó bị loét ép:
a. Vùng xương ức
b. Vùng xương sườn
c. Đầu gối
d. Vùng cẳng chân
e. Mu chân

19. Những nguyên tắc cần thực hiện để dự phòng loét ép:
1. Giữ gìn da sạch và khô ở những vùng bị tỳ đè
2. Thường xuyên xoa bóp những vùng bị tỳ đè
3. Thường xuyên thay đổi tư thế
4. Thường xuyên thoa bột talc vào vùng dễ bị loét ép
a. 1,2, đúng
b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng
d. 3,4 đúng
e. Chỉ 4 đúng

20. Phương pháp tốt nhất để dự phòng loét ép là:
a. Giữ gìn da sạch và khô ở những vùng bị tỳ đè
b. Thường xuyên xoa bóp những vùng bị tỳ đè
c. Thường xuyên thay đổi tư thế
d. Thường xuyên thoa bột talc vào vùng dễ bị loét ép
e. Cho bệnh nhân nằm trên đệm nước

21. Cách xử lý tổ chức hoại tử của vùng bị loét ép:
a. Cắt bỏ tổ chức hoại tử
b. Tẩm oxy già đậm đặt để cho tổ chức hoại tử bị rụng đi
c. Dùng tia lazer để cắt bỏ tổ chức hoại tử
d. Dùng đèn chiếu vào tổ chức hoại tử để tổ chức hoại tử rụng đi
e. Tưới rửa liên tục để loại bỏ tổ chức hoại tử

22. (A) Vô khuẩn ngoại khoa tuyệt đối hơn vô khuẩn nội khoa. Vì (B) Can thiệp ngoại khoa cần phải tuyệt đối vô khuẩn
a. (a) đúng, (b) đúng; (a), (b) có liên quan nhân quả
b. (a) đúng, (b) đúng; (a), (b) không có liên quan nhân quả
c. (a) đúng, (b) sai
d. (a) sai, (b) đúng
e. (a) sai, (b) sai

23. Khi rửa tay ngoại khoa cần chia tay ra các phần sau để rửa:
1. Bàn tay
2. Cẳng tay
3. Khuỷu tay
4. Cánh tay
a. 1,2, đúng
b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng
d. 3,4 đúng
e. Chỉ 4 đúng

24. Mặc áo choàng và mang găng vô trùng mục đích:
1. Duy trì vùng đã vô trùng
2. Bảo vệ bệnh nhân khỏi bị lây bệnh
3. Hạn chế tối đa sự nhiễm trùng
4. Bảo vệ cho nhân viên y tế khỏi bị lây bệnh
a. 1,2, đúng
b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng
d. 3,4 đúng
e. Chỉ 4 đúng

25. Những điểm cần chú ý khi mang găng:
1. Chọn đúng số của găng phù hợp với bàn tay của mình
2. Mang găng bàn tay nào trước cũng được
3. Phải kiểm tra tính vô khuẩn của đôi găng
4. Luôn luôn phải thoa bột talc vào 2 tay trước khi mang găng
a. 1,2, đúng
b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng
d. 3,4 đúng
e. Chỉ 4 đúng

26. Phương pháp lấy mẫu nghiệm nước tiểu tốt nhất để nuôi cấy vi khuẩn:
a. Lấy mẫu ngẫu nhiên và mẫu vô khuẩn.
b. Lấy mẫu có thời gian và mẫu sạch.
c. Lấy mẫu vô khuẩn và mẫu sạch.
d. Lấy mẫu từ hệ thống dẫn lưu kín và mẫu vô khuẩn.
e. Lấy mẫu từ hệ thống dẫn lưu kín và mẫu sạch.

27. Để lấy mẫu nước tiểu vô khuẩn, cần phải:
a. Vệ sinh sạch cơ quan sinh dục ngoài.
b. Lấy mẫu trong 24 giờ.
c. Lấy mẫu vào buổi sáng khi bệnh nhân mới ngủ dậy.
d. Đặt xông tiểu để lấy.
e. Lấy mẫu từ túi dẫn lưu.

28. Mục đích của lấy mẫu nghiệm phân:
1. Nghiên cứu sự bài tiết các chất dịch tiêu hóa
2. Kiểm tra vi khuẩn và ký sinh trùng đường ruột
3. Thăm dò chức năng đường tiêu hóa
4. Giúp chẩn đoán một số bệnh toàn thân của bộ phận khác: tắc mật, xơ gan…
a. 1,2, đúng
b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng
d. 3,4 đúng
e. Chỉ 4 đúng

29. Các nguyên tắc khi lấy bệnh phẩm máu để làm xét nghiệm vật lý, sinh hóa:
1. Uống những tác nhân thích hợp với từng loại xét nghiệm 30 phút trước khi lấy máu.
2. Sau khi ăn sáng nhẹ.
3. Lấy khi bệnh nhân đang sốt.
4. Lấy máu vào sáng sớm khi bệnh nhân mới ngủ dậy chưa ăn uống gì.
a. 1,2, đúng
b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng
d. 3,4 đúng
e. Chỉ 4 đúng

30. Các nguyên tắc khi lấy mẫu nghiệm phân để tìm amíp và trùng roi:
1. Cần gửi mẫu đi xét nghiệm ngay.
2. Bảo quản ở nhiệt độ 37 độ C.
3. Bệnh phẩm phết vào phiến kính
4. Cho vào lọ phân formol 5% để cố định lại.
a. 1,2, đúng
b. 1,2,3 đúng
c. 1,2,3,4 đúng
d. 3,4 đúng
e. Chỉ 4 đúng

Tham khảo thêm tại đây:

 

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)