Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025 môn Kinh tế Pháp luật – Đề 40 là một trong những đề thi thuộc chuyên mục Thi thử Kinh Tế Pháp Luật THPT – Đại Học, nằm trong hệ thống Ôn tập thi thử THPT.
Đề thi được xây dựng bám sát cấu trúc và định hướng của đề minh họa năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, giúp học sinh lớp 12 củng cố kiến thức trọng tâm, luyện tập kỹ năng làm bài trắc nghiệm và rèn tư duy pháp lý vững chắc. Các chuyên đề trong đề bao gồm: bản chất và vai trò của pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cùng với pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động và vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước. Đây là tài liệu ôn luyện quan trọng giúp học sinh chủ động hệ thống kiến thức và làm quen với các dạng câu hỏi trọng điểm trước kỳ thi THPT Quốc gia.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
- Số trang: 4 trang
- Hình thức: trắc nghiệm, trả lời đúng/ sai
- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ THI
Câu 1. Chủ thể nào sau đây có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh?
A. Chủ thể nhà nước.
B. Chủ thể tiêu dùng.
C. Chủ thể sản xuất.
D. Chủ thể trung gian.
Câu 2. Sử dụng pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật
A. đã bãi bỏ.
B. chưa cho phép.
C. cho phép làm.
D. tuyệt đối cấm.
Câu 3. Việc một số lao động mất việc khi nền kinh tế rơi vào thời kì khủng hoảng, trì trệ được gọi là
A. thất nghiệp tạm thời
B. thất nghiệp chu kì
C. thất nghiệp cơ cấu.
D. thất nghiệp tự nguyện.
Câu 4. Biết đánh giá cơ hội kinh doanh, lựa chọn và chớp cơ hội kinh doanh là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
A. Năng lực thực hiện trách nhiệm với xã hội.
B. Năng lực chuyên môn.
C. Năng lực định hướng chiến lược.
D. Năng lực nắm bắt cơ hội.
Câu 5. Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện công dân bình đẳng về
A. tập tục.
B. quyền.
C. trách nhiệm.
D. nghĩa vụ.
Câu 6. Trong hội nghị tổng kết cuối năm, một số người dân xã S đã yêu cầu kế toán xã giải trình về khoản thu, chi quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Người dân xã S đã thực hiện đúng quyền dân chủ nào dưới đây?
A. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
B. Tự do ngôn luận.
C. Chủ động kiểm toán ngân sách quốc gia.
D. Độc lập phán quyết.
Câu 7. Cụm từ GNI là một trong những chỉ tiêu thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế, điều này thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Tổng thu nhập quốc dân.
B. Tổng thu nhập quốc dân theo đầu người.
C. Tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người.
D. Tổng sản phẩm quốc nội.
Câu 8. Loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm, đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động dựa trên cơ sở mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội của người lao động trước đó là loại hình bảo hiểm nào dưới đây?
A. Bảo hiểm xã hội.
B. Bảo hiểm dân sự.
C. Bảo hiểm con người.
D. Bảo hiểm thương mại.
Câu 9. Quyền sở hữu tài sản không bao gồm quyền nào sau đây
A. Quyền tước đoạt.
B. Quyền sử dụng.
C. Quyền chiếm hữu.
D. Quyền định đoạt.
Câu 10. Loại hình doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên là loại hình doanh nghiệp nào dưới đây?
A. Công ty cổ phần.
B. Doanh nghiệp tư nhân.
C. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
D. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Câu 11. Trong hệ thống pháp luật của nước Việt Nam hiện nay, Hiến pháp năm 2013 giữ vị trí, vai trò như thế nào?
A. Luật cơ bản của Nhà nước.
B. Pháp luật cơ bản của Nhà nước.
C. Luật thiết yếu của Nhà nước.
D. Luật thứ cấp của Nhà nước.
Câu 12. Theo quy định của pháp luật hiện hành, người có hành vi xâm phạm tài sản của người khác sẽ chịu trách nhiệm pháp lý nào?
A. Phạt tiền từ 1.000.000₫ đến 3.000.000₫.
B. Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
C. Cải tạo không giam giữ từ 12 tháng đến 18 tháng.
D. Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Câu 13. Pháp luật quy định không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp
A. đã có chứng cứ rõ ràng, đầy đủ.
B. gây khó khăn cho việc điều tra.
C. phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
D. cần ngăn chặn ngay người phạm tội bỏ trốn.
Câu 14. Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức lao động thỏa thuận nội dung nào dưới đây?
A. Tiền công, tiền lương.
B. Điều kiện đi nước ngoài.
C. Điều kiện xuất khẩu lao động.
D. Tiền môi giới lao động.
Câu 15. Sự khác nhau giữa việc cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh là gì?
A. Chúng đều là cạnh tranh không có sự khác nhau nào hết.
B. Cạnh tranh lành mạnh tạo được ra giá trị tích cực thúc đẩy nhu cầu của xã hội, cạnh tranh không lành mạnh có thể có các ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội.
C. Việc cạnh tranh lành mạnh được khuyến khích để tạo ra môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
D. Cạnh tranh không lành mạnh nên bị lên án, phê phán.
Câu 16. Bà H là lao động tự do sống trên địa bàn tỉnh Y. Sau một thời gian khám bệnh và điều trị tại bệnh viện K, bà H cầm trên tay hóa đơn, chứng từ thanh toán bảo hiểm y tế với số tiền 80 triệu đồng. Kết quả sau khi điều trị, bà đã được thanh toán gần một nửa chi phí điều trị gần 50 triệu đồng, thuộc đối tượng đồng chi trả 20%. Bà xúc động nói thêm: “Nhờ có sự tư vấn của cán bộ bảo hiểm xã hội, cách đây 5 tháng tôi có mua một tấm thẻ bảo hiểm y tế nay nhờ có tấm thẻ BHYT này mà tôi không trở thành gánh nặng tài chính của các con khi ốm đau, đến bây giờ bản thân tôi mới thấm thía cái câu khẩu hiệu: “BHYT đóng góp khi lành để dành khi ốm. Có thẻ BHYT, mình được lợi rất nhiều về viện phí, chất lượng khám chữa bệnh cũng tương đương với dịch vụ, tôi mong rằng mọi người nên tham gia BHYT để được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, bản thân, gia đình một cách tốt nhất”. Loại hình bảo hiểm mà bà H tham gia có đặc điểm là
A. bắt buộc.
B. được tài trợ.
C. được vĩnh viễn.
D. tự nguyện.
Câu 17. Bà H là lao động tự do sống trên địa bàn tỉnh Y. Sau một thời gian khám bệnh và điều trị tại bệnh viện K, bà H cầm trên tay hóa đơn, chứng từ thanh toán bảo hiểm y tế với số tiền 80 triệu đồng. Kết quả sau khi điều trị, bà đã được thanh toán gần một nửa chi phí điều trị gần 50 triệu đồng, thuộc đối tượng đồng chi trả 20%. Bà xúc động nói thêm: “Nhờ có sự tư vấn của cán bộ bảo hiểm xã hội, cách đây 5 tháng tôi có mua một tấm thẻ bảo hiểm y tế nay nhờ có tấm thẻ BHYT này mà tôi không trở thành gánh nặng tài chính của các con khi ốm đau, đến bây giờ bản thân tôi mới thấm thía cái câu khẩu hiệu: “BHYT đóng góp khi lành để dành khi ốm. Có thẻ BHYT, mình được lợi rất nhiều về viện phí, chất lượng khám chữa bệnh cũng tương đương với dịch vụ, tôi mong rằng mọi người nên tham gia BHYT để được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, bản thân, gia đình một cách tốt nhất”. Nhờ có tham gia loại hình bảo hiểm đã mang lại lợi ích gì dưới đây cho bà H khi gặp rủi ro về ốm đau?
A. Khám chữa bệnh chất lượng cao.
B. Giảm gánh nặng tài chính gia đình.
C. Được hỗ trợ tiền sau khi ra viện.
D. Được khám miễn phí suốt đời.
Câu 18. Khi thực hiện việc quản lý thu chi trong gia đình sẽ giúp mỗi gia đình có thể chủ động
A. tự do chi tiêu theo sở thích.
B. ứng phó các tình huống rủi ro.
C. chi tiêu ngoài kế hoạch đã định.
D. tạo ra các quỹ ngoài kế hoạch.
Câu 19. Khi thống nhất tỷ lệ phân chia các khoản chi tiêu, các gia đình không cần phân chi tỷ lệ cho nội dung nào dưới đây?
A. Chi thiết yếu.
B. Chi nộp thuế nhà đất.
C. Chi không thiết yếu.
D. Chi tiết kiệm.
Câu 20. Hành vi nào dưới đây thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
A. Sử dụng tiết kiệm điện, nước, khoáng sản,…
B. Săn bắn, buôn bán động vật quý hiếm.
C. Dùng mìn, kích điện để đánh bắt cá.
D. Phá rừng nguyên sinh để trồng cà phê.
Câu 21. Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hóa, môi trường và tài nguyên thiên nhiên phải chịu
A. trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật
B. trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật
C. trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính.
D. trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật, trách nhiệm hình sự.
Câu 22. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho Việt Nam đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Trong đó, cà phê là một trong những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam. Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu ước tính 1,1 triệu tấn cà phê với giá trị đạt 2,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 35% về lượng và 45% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, một lô hàng của công ty cổ phần X bị phát hiện chứa chất bảo quản vượt mức cho phép. Phía đối tác yêu cầu công ty X bồi thường toàn bộ giá trị lô hàng nhưng công ty này không chấp nhận vì trong hợp đồng không quy định điều khoản này. Trong thông tin trên, hội nhập kinh tế quốc tế đem lại lợi ích nào sau đây cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu cà phê tại Việt Nam?
A. Tăng giá trị xuất khẩu và nâng cao thương hiệu quốc gia.
B. Đạt giá trị xuất khẩu 2,5 tỷ đô la Mỹ trong năm 2024.
C. Tiếp cận thị trường và tăng giá trị xuất khẩu là 35%.
D. Tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Câu 23. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho Việt Nam đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Trong đó, cà phê là một trong những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam. Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu ước tính 1,1 triệu tấn cà phê với giá trị đạt 2,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 35% về lượng và 45% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, một lô hàng của công ty cổ phần X bị phát hiện chứa chất bảo quản vượt mức cho phép. Phía đối tác yêu cầu công ty X bồi thường toàn bộ giá trị lô hàng nhưng công ty này không chấp nhận vì trong hợp đồng không quy định điều khoản này. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hành vi vi phạm của công ty cổ phần X phải chịu trách nhiệm pháp lý nào sau đây?
A. Buộc thu hồi sản phẩm và thay đổi quy trình sản xuất.
B. Đền bù cho đối tác toàn bộ giá trị của lô hàng bị trả lại.
C. Xử phạt hành chính và áp dụng hình phạt bổ sung theo quy định.
D. Tước quyền xuất khẩu mặt hàng cà phê trong thời gian quy định.
Câu 24. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho Việt Nam đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Trong đó, cà phê là một trong những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam. Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu ước tính 1,1 triệu tấn cà phê với giá trị đạt 2,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 35% về lượng và 45% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, một lô hàng của công ty cổ phần X bị phát hiện chứa chất bảo quản vượt mức cho phép. Phía đối tác yêu cầu công ty X bồi thường toàn bộ giá trị lô hàng nhưng công ty này không chấp nhận vì trong hợp đồng không quy định điều khoản này. Trong trường hợp trên, công ty cổ phần X nên lựa chọn phương thức giải quyết đầu tiên nào sau đây phù hợp với nguyên tắc hợp tác quốc tế với phía đối tác?
A. Thương lượng với các bên liên quan để đạt thỏa thuận.
B. Đàm phán trực tiếp với đại diện của tổ chức quốc tế.
C. Đưa tranh chấp ra Tòa án quốc tế để giải quyết.
D. Đơn phương đình chỉ hợp đồng thương mại để giảm thiệt hại.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.)
Câu 1. Vào tháng 11/2023, Việt Nam công bố kế hoạch tham gia Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Mục tiêu là cải thiện chính sách kinh tế, thương mại, và phát triển bền vững nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Kế hoạch bao gồm tăng cường phát triển năng lượng tái tạo và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Một doanh nghiệp tại Việt Nam đã nhanh chóng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng mặt trời và gió để đáp ứng các tiêu chí môi trường của OECD.
a) Kế hoạch tham gia OECD của Việt Nam là biểu hiện của hội nhập đa phương.
b) Việc đầu tư vào năng lượng tái tạo giúp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững mà OECD đề ra
c) Đầu tư vào năng lượng tái tạo là một trong những cách thực hiện chiến lược phát triển doanh nghiệp trong dài hạn.
d) Kể từ năm 2025, mọi doanh nghiệp tại Việt Nam phải tuân thủ toàn bộ tiêu chí của OECD về phát triển bền vững
Câu 2. Chị H mở một cửa hàng kinh doanh nhỏ tại địa phương, chủ yếu bán sản phẩm thủ công từ nguyên liệu tái chế. Hằng tháng, chị nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng đúng hạn. Doanh thu bình quân của cửa hàng là 150 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, anh K, một người bạn của chị, chủ yếu bán sản phẩm qua mạng xã hội và không kê khai thuế vì cho rằng kinh doanh trực tuyến nhỏ lẻ không cần đóng thuế.
a) Chị H thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, thể hiện trách nhiệm công dân.
b) Với doanh thu 150 triệu đồng/tháng, chị H chỉ cần nộp thuế giá trị gia tăng mà không cần nộp thuế thu nhập cá nhân.
c) Anh K không kê khai thuế là vi phạm quy định pháp luật về thuế đối với kinh doanh trực tuyến.
d) Kinh doanh trực tuyến nhỏ lẻ dưới 100 triệu đồng/năm được miễn thuế, theo quy định pháp luật hiện hành
Câu 3. Công ty Y do bà A làm giám đốc chuyên sản xuất đồ nội thất từ gỗ tái chế. Năm 2023, công ty áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, sử dụng chất thải từ sản xuất để tái chế thành nguyên liệu đầu vào, góp phần giảm lượng rác thải ra môi trường. Đồng thời, công ty xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quốc gia và hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động địa phương. Nhờ các biện pháp này, công ty Y đã mở rộng thị trường ra nước ngoài, nâng cao lợi nhuận và tạo nhiều việc làm cho người lao động.
a) Việc công ty Y áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn là thực hiện trách nhiệm xã hội về môi trường.
b) Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động địa phương là trách nhiệm pháp lý của công ty Y.
c) Thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ môi trường gắn liền với trách nhiệm nhân văn của doanh nghiệp Y.
d) Công ty Y mở rộng thị trường ra nước ngoài để tăng lợi nhuận là không liên quan đến trách nhiệm xã hội.
Câu 4. Đọc đoạn thông tin sau
Năm 2001, Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước. Điều 26 Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969 quy định nguyên tắc Pacta sunt servanda quy định “mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành với thiện ý”. Nguyên tắc này đã được chuyển hóa vào quy định của luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2025: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuân thủ điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. (khoản 6 Điều 3)
a) Việt Nam gia nhập Công ước viên năm 1969 về Luật điều ước là một trong những minh chứng thể hiện lập trường của Việt Nam đối với việc nghiêm chỉnh tuân thủ điều ước quốc tế.
b) Việt Nam gia nhập Công ước viên năm 1969 về Luật điều ước sẽ tạo ra mối quan hệ biện chứng giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế.
c) Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
d) Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết hoặc gia nhập có giá trị pháp lí ưu tiên hơn so với pháp luật trong nước.
—————————-
Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:
– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn KTPL không?
Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:
Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:
– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.
– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn KTPL