Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 2

Năm thi: 2023
Môn học: Hành Vi Tổ Chức
Trường: Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
Người ra đề: ThS. Nguyễn Văn Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Quản Trị
Năm thi: 2023
Môn học: Hành Vi Tổ Chức
Trường: Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
Người ra đề: ThS. Nguyễn Văn Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Quản Trị

Mục Lục

Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức là một trong những đề thi môn Hành vi tổ chức phổ biến, được thiết kế nhằm đánh giá kiến thức và kỹ năng của sinh viên về các yếu tố tâm lý, văn hóa và động lực ảnh hưởng đến hành vi trong môi trường làm việc. Môn học này thường được giảng dạy tại nhiều trường đại học lớn, như Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH), giúp sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, Kinh tế học và các ngành liên quan nắm vững lý thuyết cũng như ứng dụng thực tiễn trong quản lý tổ chức. Đề thi năm 2023 này được biên soạn bởi giảng viên ThS. Nguyễn Văn Bình của UEH, tập trung vào các chủ đề chính như lãnh đạo, ra quyết định và xung đột trong tổ chức. Đây là một bài kiểm tra phù hợp cho sinh viên năm thứ ba hoặc năm cuối.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 2

1. Suốt 2 thập kỉ vừa qua, những trường thương mại đã thêm vào những khóa học bắt buộc về những kĩ năng con người vào nhiều chương trình giảng dạy của họ. Tại sao họ lại làm như vậy?
A. Những nhà quản lý không còn cần những kĩ năng chuyên môn (technical skills), ví dụ như là kinh tế và ngân hàng, để thành công.
B. Sự chú trọng ngày càng nhiều trong việc kiểm soát hành vi của nhân viên ở nơi làm việc.
C. Những nhà quản lý cần hiểu thái độ của con người nếu họ muốn làm việc hiệu quả (if they are to be effective).
D. Những kĩ năng này giúp nhà quản trị có thể dẫn dắt các phòng ban nhân lực một cách hiệu quả.
E. Một nhà quản lý có những kĩ năng về con người tốt có thể giúp tạo ra một môi trường làm việc thoải mái.

2. Điều nào sau đây có thể là niềm tin (belief) của một nhà quản trị thành công?
A. Kiến thức chuyên môn là tất cả những gì cần thiết để đạt được thành công.
B. Không nhất thiết phải có kĩ năng giao tiếp (interpersonal skills) thành thạo.
C. Kĩ năng chuyên môn là cần thiết nhưng không đủ để thành công.
D. Sự hiệu quả (effectiveness) không bị ảnh hưởng bởi hành vi con người.
E. Kĩ năng chuyên môn không ảnh hưởng đến hiệu suất (efficiency).

3. Cái nào sau đây không được xem là một tổ chức?
A. Nhà thờ.
B. Trường đại học.
C. Một đơn vị quân đội.
D. Tất cả người lớn trong một cộng đồng nhất định (a given community).
E. Trường tiểu học.

4. Cái nào sau đây là được định nghĩa đúng nhất cho “một đơn vị xã hội phối hợp có ý thức, gồm 2 người trở lên, hoạt động trên một cơ sở tương đối liên tục để đạt được mục tiêu”?
A. Bữa tiệc.
B. Đơn vị (unit).
C. Team.
D. Cộng đồng (community).
E. Tổ chức.

5. Ý nào sau đây là ít có khả năng được xem như là “một nhà quản lý”?
A. Một nhà quản trị đảm đương các hoạt động huy động vốn trong một tổ chức phi chính phủ.
B. Một trung úy (lieutenant) dẫn dắt một trung đội bộ binh (infantry platoon).
C. Một bác sĩ là trưởng khoa vật lí trị liệu tại một bệnh viện.
D. Một thị trưởng của một thành phố lớn.
E. Một kĩ sư IT cho phép việc giao tiếp giữa các nhân viên trong công ty.

6. Cái nào sau đây không phải là một trong 4 chức năng quản trị cơ bản?
A. Kiểm soát (controlling).
B. Hoạch định (planning).
C. Bố trí nhân viên (staffing).
D. Tổ chức (organizing).
E. Lãnh đạo (leading).

7. Chức năng quản lý nào yêu cầu nhà quản lý phải xác định mục tiêu của tổ chức, thiết lập một chiến lược tổng quát đển đạt được những mục tiêu kia và phát triển những kế hoạch toàn diện để tích hợp và điều phối các hoạt động?
A. Kiểm soát
B. Hoạch định
C. Điều phối nhân viên
D. Phối hợp (coordinating)
E. Lãnh đạo

8. Việc quyết định cách thức phân nhóm nhiệm vụ là một phần của chức năng quản lý nào?
A. Hoạch định
B. Lãnh đạo
C. Kiểm soát
D. Tổ chức
E. Dự tính (contemplating)

9. Minzberg kết luận rằng những nhà quản lý thể hiện 10 vai trò khác nhau và có liên quan mật thiết đến nhau. Cái nào sau đây là một trong những tập hợp mà các vai trò đó có thể được nhóm vào?
A. Cá nhân (Intrapersonal)
B. Thể chế (Institutional)
C. Ra quyết định (Decisional)
D. Tình cảm (Affective)
E. Phản ánh (Reflective)

10. Là một nhà quản lý, một trong những công việc của Joe đó là trao thưởng cho những nhân viên nổi bật ở phòng của mình. Vậy thì Joe đang thực hiện vai trò quản lý nào của Mintzberg?
A. Lãnh đạo (leadership)
B. Liên lạc (liaison)
C. Giám sát (monitor)
D. Đại diện (figurehead)
E. Người phát ngôn (spokesperson)

11. Theo Mintzberg, một trong những vai trò giao tiếp của quản lý là ……..
A. Người phát ngôn (spokesperson)
B. Lãnh đạo (leader)
C. Đàm phán (negotiator)
D. Giám sát (monitor)
E. Người kịch liệt phản đối (devil’s advocate)

12. Theo Mintzberg, khi một nhà quản lý tìm kiếm tổ chức cũng như môi trường cơ hội của tổ chức và khởi xướng những dự án mang lại sự thay đổi, nhà quản lý đó đang đóng vai trò nào?
A. Đàm phán (negotiator)
B. Doanh nghiệp (entrepreneur)
C. Giám sát (monitor)
D. Phân bổ nguồn lực (resource allocator)
E. Reflective analysis

13. Robert Katz đã tìm ra 3 kỹ năng cần thiết mà nhà quản lý cần có để đạt được được mục tiêu. Đó là những kỹ năng nào?
A. Chuyên môn, ra quyết định và giao tiếp ứng xử
B. Chuyên môn, nhân sự và nhận thức
C. Giao tiếp ứng xử, truyền tin và ra quyết định
D. Nhận thức, giao tiếp và kết nối mạng lưới
E. Nhân sự, truyền tin và giao tiếp

14. Một nhà quản lý được đề cao bởi những đồng nghiệp của cô vì khả năng thể hiện phân tích hòa vốn hiệu quả trong các dự án kinh doanh tương lai. Trong trường hợp này, những đồng nghiệp của cô ấy đề cao cô ấy nhờ những năng lực thuộc loại kỹ năng quản lý nào của Katz?
A. Chuyên môn
B. Giao tiếp (communication)
C. Nhân sự
D. Nhận thức
E. Học vấn (education)

15. Theo Katz, khi những nhà quản lý có khả năng trí tuệ để phân tích và dự đoán các tình huống phức tạp, họ sở hữu kỹ năng ………
A. Chuyên môn
B. Lãnh đạo
C. Giải quyết vấn đề
D. Nhận thức
E. Phản ứng

16. Cái nào sau đây không được xem là một kỹ năng nhân sự trong mô hình của Katz?
A. Ra quyết định
B. Giao tiếp
C. Giải quyết mâu thuẫn
D. Làm việc nhóm
E. Lắng nghe người khác

17. Theo Katz, những kỹ năng chuyên môn bao gồm khả năng ……..
A. Phân tích và dự đoán các tình huống phức tạp.
B. Trao đổi thông tin và kiểm soát các tình huống phức tạp.
C. Ứng dụng kiến thức chuyên môn hoặc ý kiến chuyên môn.
D. Đề xuất và quan sát những dự án phức tạp.
E. Giao tiếp hiệu quả với người khác.

18. Theo như Luthans và các cộng sự của ông, cái nào sau đây được xem như là một phần của quản lý truyền thống (traditional management)?
A. Thiết lập kỷ luật
B. Ra quyết định
C. Trao đổi thông tin thường nhật
D. Kiếm được nguồn lực
E. Đầu tư

19. Hoạt động quản lý nào của Luthans bao gồm việc xây dựng mối quan hệ xã hội, tham gia nói chuyện chính trị và tương tác với người ngoài?
A. Quản lý truyền thống
B. Giao tiếp
C. Quản lý nguồn nhân lực
D. Kết nối mạng lưới
E. Đầu tư

20. Luthans định nghĩa thành công của một nhà quản lý bằng cách nào?
A. Thông qua số lượng và chất lượng công việc
B. Thông qua sự hài lòng và cam kết của nhân viên
C. Thông qua sự tăng lên về tỉ lệ và mức lương
D. Thông qua tốc độ thăng tiến
E. Thông qua điểm của họ trong bảng phân tích “Phản hồi 360 độ” (360 degree feedback)

21. Theo nghiên cứu của Luthans, những nhà quản lý thành công đã bỏ ra nhiều thời gian vào ………. hơn các hoạt động khác.
A. Quản lý truyền thống
B. Quản lý nguồn nhân lực
C. Kết nối mạng lưới
D. Giao tiếp
E. Tuyển dụng và sa thải

22. Những nghiên cứu về giao tiếp trong các nhà quản lý ở Mỹ chỉ ra điều gì về những nhà quản lý mà tìm kiếm thông tin từ đồng nghiệp và nhân viên?
A. Họ sẽ được thăng tiến nhanh.
B. Họ dần dần nổi tiếng hơn.
C. Họ làm việc kém hiệu suất hơn những nhà lãnh đạo.
D. Họ dần dần ít được thăng tiến hơn, ít được tăng lương và tặng thưởng hơn.
E. Họ dần dần trở thành những nhà quản lý hiệu quả hơn.

24. Dù những chức năng, vai trò, kĩ năng và hoạt động tiếp cận quản lý đều khác nhau, chúng đều thừa nhận rằng nhà quản lý hiệu quả và thành công cần phải phát triển điều gì?
A. Kỹ năng con người
B. Kỹ năng chuyên môn
C. Hiệu suất
D. Tinh thần doanh nhân (Entrepreneurialism)
E. Khả năng kết nối mạng lưới

25. Một nghiên cứu Hành vi tổ chức ít tập trung vào vấn đề nào nhất sau đây?
A. Sự gia tăng tình trạng vắng mặt hàng loạt ở một công ty.
B. Sự giảm năng suất trong một ca làm việc của nhà máy sản xuất.
C. Sự giảm doanh thu do cạnh tranh nước ngoài nổi lên.
D. Sự gia tăng tình trạng trộm cắp bởi nhân viên ở một cửa hàng bán lẻ.
E. Sự biến động nhân sự quá mức của lao động tình nguyện tại một tổ chức phi lợi nhuận.

26. ………. là một lĩnh vực nghiên cứu chuyên khảo sát tác động của các cá nhân, các nhóm và cơ cấu đối với hành vi trong tổ chức, với mục đích áp dụng những kiến thức này vào việc cải thiện hiệu quả của tổ chức.
A. Phát triển tổ chức (Organizational Development)
B. Quản trị nguồn nhân lực (HR Management)
C. Hành vi tổ chức (Organizational Behavior)
D. Quản lý con người (People Management)
E. Chiến lược công ty (Corporate Strategy)

27. Cái nào sau đây không phải là chủ đề chính của hành vi tổ chức?
A. Động lực
B. Thái độ
C. Xung đột
D. Phân bổ nguồn lực
E. Thiết kế công việc

28. Ba yếu tố đóng vai trò xác định hành vi mà Hành vi tổ chức tập trung vào là gì?
A. Cấu trúc lợi nhuận, sự phức tạp về tổ chức, sự thỏa mãn công việc
B. Cá nhân, cơ cấu lợi nhuận, sự thỏa mãn công việc
C. Cá nhân, nhóm và sự thỏa mãn công việc
D. Nhóm, cơ cấu và cơ cấu lợi nhuận
E. Cá nhân, nhóm và cơ cấu

29. Để dự đoán hành vi con người, tốt nhất là nên bổ sung quan điểm trực giác của bạn với thông tin được suy ra từ cách nào?
A. Theo lẽ thường (common sense)
B. Quan sát trực tiếp
C. Nghiên cứu có hệ thống
D. Suy đoán
E. Lý thuyết tổ chức

30. Cái nào sau đây là nguyên nhân giải thích vì sao lý thuyết về hành vi tổ chức lại hữu dụng?
A. Hành vi con người không khác nhau nhiều giữa các cá nhân và các trường hợp.
B. Hành vi con người không ngẫu nhiên.
C. Hành vi con người không cố định.
D. Hành vi con người khó dự đoán trước.
E. Hành vi con người thường không nhạy cảm.

Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 1
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 2
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 3
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 4
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 5
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 6
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 7
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 8
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 9
Trắc Nghiệm Hành Vi Tổ Chức – Đề 10

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)