Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 1

Năm thi: 2023
Môn học: Y học Cổ truyền
Trường: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Người ra đề: Ths Nguyễn Thành Triết
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y
Năm thi: 2023
Môn học: Y học Cổ truyền
Trường: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Người ra đề: Ths Nguyễn Thành Triết
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Y

Mục Lục

Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền là tài liệu không thể thiếu dành cho sinh viên ngành Y đa khoa. Bộ tài liệu được biên soạn bởi TS. DS. Nguyễn Thành Triết – chuyên gia trong lĩnh vực y học cổ truyền và đang công tác tại trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền Ngành Y Đa Khoa tập trung vào các kiến thức y học cổ truyền cần thiết cho bác sĩ đa khoa, giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về y học cổ truyền và khả năng kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong quá trình khám chữa bệnh. 

Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá và tham gia bài kiểm tra ngay hôm nay!

Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 1

1. Khi dùng thuốc liễm hãn thường không nên phối hợp thêm thuốc trấn an tâm thần, thanh nhiệt, bổ dương
A. Đúng
B. Sai

2. Không nên dùng hoặc dùng thận trọng thuốc cố sáp trong trường hợp cơ thể hư nhược, ngoài tà đang còn ở phần biểu
A. Đúng
B. Sai

3. Chọn câu sai. Thuốc cố sáp là thuốc có tác dụng
A. Liễm hãn
B. Cố tinh chỉ đới
C. Sáp trường
D. Thông hơi đại tiện

4. Bộ phận dùng của phúc bồn tử là
A. Quả
B. Quả chín
C. Hoa
D. Búp

5. Tính, vị của tang phiêu diêu là
A. Tính bình, vị ngọt mặn
B. Tính bình, vị chua ngọt
C. Tính ấm, vị ngọt mặn
D. Tính ấm, vị chua ngọt

6. Công năng, chủ trị của quả Ô mai.
A. Liễm phế chỉ khái: ho kéo dài
B. Cố biểu liễm hãn: đạo (tự) hãn
C. Lợi thủy thông lâm: tiểu đục, sỏi thận
D. Giải độc sát trùng: mụn nhọt

7. Thuốc trừ giun dùng thận trọng với người có thai hoặc người già.
A. Đúng
B. Sai

8. Khi bị sốt cao hoặc bụng đau dữ dội thì dùng ngay thuốc trừ giun.
A. Đúng
B. Sai

9. Trẻ em nhiễm giun có biểu hiện
A. Bụng to
B. Gầy xanh
C. Sắc mặt tái nhợt
D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng

10. Thuốc trừ giun dùng trị giun kim khi hậu môn có biểu hiện:
A. Loét, sần sùi
B. Ngứa, loét
C. Phồng, Ngứa
D. Chảy máu

11. Binh lang chữa bệnh sán dây có hiệu quả khi phối hợp với thuốc:
A. Hạt bí ngô
B. Mạch môn
C. Tỏi
D. Cam khương

12. Vị thuốc nào sau đây điều trị trừ giun:
A. Phục linh
B. Thần khúc
C. Sử quân tử
D. Thương truật

13. Thuốc trừ giun sán dùng trong trường hợp sau:
A. Trẻ em bị bụng ỏng, đít beo
B. Trẻ em ăn kém, hay nôn
C. Trẻ em ngủ nghiến răng
D. Trẻ em hay ngứa hậu môn

14. Các nhóm thuốc nào điều trị bệnh thuộc thể biểu:
A. Thuốc trừ thấp
B. Thuốc trục thủy
C. Thuốc dùng ngoài
D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng

15. Chỉ định của thuốc dùng ngoài:
A. Giải độc, sát khuẩn, chống ngứa khi da bị ngứa
B. Lở loét ngoài da, côn trùng cắn, phụ nữ ngứa do trùng roi âm đạo
C. Viêm loét lợi, niêm mạc miệng, hầu họng sưng, đau răng, viêm tai
D. Cả A, B, C đều đúng

16. Các vị thuốc nào sau đây thuộc nhóm thuốc dùng ngoài:
A. Sà sàng tử, đại phong tử, minh phản
B. Sà sàng tử, húa quân tử, binh lang
C. Ngũ vị tử, kim anh tử, phúc bồn tử
D. Ngũ vị tử, kim anh tử, phong mật

17. Tên gọi khác của “phèn chua” là:
A. Bằng sa
B. Hùng hoàng
C. Minh phản
D. Đại phong tử

18. Tên gọi khác của “hàn the” là:
A. Khinh phấn
B. Bằng sa
C. Hùng hoàng
D. Minh phản

19. Thuốc dùng ngoài thường ít độc tính nên có thể dùng liều cao:
A. Đúng
B. Sai

20. Khi dùng “thuốc dùng ngoài” có thể phối hợp với thuốc dùng trong để nâng cao hiệu quả:
A. Đúng
B. Sai

21. Bào chế là phương pháp tổng hợp để:
A. Thay đổi nồng độ pH trong dược liệu
B. Thay đổi nồng độ khí vị trong dược liệu
C. Thay đổi thể chất của vị thuốc
D. Thay đổi hình dạng – tính chất

22. Bào chế làm vị thuốc biến đổi tác dụng:
A. Phòng bệnh
B. Bồi bổ cơ thể
C. Phòng và chữa bệnh
D. Điều trị bệnh

23. Bào chế là phương pháp tổng hợp:
A. Hỏa chế, thủy chế, thủy – hỏa hợp chế
B. Thủy chế – thủy hỏa hợp chế
C. Hỏa chế – thủy hỏa hợp chế
D. Các câu trên đều đúng

24. Bào chế thuốc đông dược muốn chuyển hóa tác dụng để:
A. Ổn định tác dụng của thuốc
B. Tăng hiệu lực trị bệnh
C. Thay đổi tác dụng theo hướng mong muốn điều trị
D. Giảm độc tính của thuốc
E. Tất cả đều đúng

25. Trong bào chế thuốc đông dược muốn hiệp đồng tác dụng giữa vị thuốc với phụ liệu cần phải:
A. Cùng vị khí
B. Cùng tác dụng
C. Cùng sắc và vị
D. Cùng độ pH
E. Cùng tác dụng – vị khí

26. Muốn tăng tác dụng thuốc ở Tỳ – Vị phải bào chế với phụ liệu trung gian thuốc:
A. Trắng – ngọt
B. Vàng – đắng
C. Cám gạo
D. Mạch môn

27. Muốn tăng tác dụng thuốc ở thận, bí quyết phải bào chế với màu sắc và vị thuốc:
A. Mặn – đen
B. Trắng – chua
C. Thán sao – xanh
D. Cay – đỏ

28. Muốn tăng tác dụng quy kinh thuốc ở tạng tâm, phải bào chế với vị thuốc:
A. Mặn
B. Cay
C. Đắng
D. Chua

29. Phương pháp điều trị cảm theo Y học cổ truyền phổ biến và được ưa chuộng là:
A. Đánh gió
B. Nấu nước xông
C. Châm cứu
D. Đánh gió, nấu nước xông

30. Trong các lá thuốc nấu nồi nước xông sau đây, lá nào có tinh dầu là:
A. Bạc hà, Hương nhu, Tía tô, Kinh giới
B. Tía tô, Hành, Tỏi
C. Tre, Sả, Hương nhu, Tỏi
D. Chanh, Bưởi, Hương nhu, Hành, Kinh giới

Tham khảo thêm tại đây:

Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 1
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 2
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 3
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 4
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 5
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 6
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 7
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 8
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 9
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 10
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 11
Trắc Nghiệm Y Học Cổ Truyền – Đề 12

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)