Đề thi trắc nghiệm hoá sinh – đề 3

Năm thi: 2023
Môn học: Hoá sinh
Trường: ĐH Y TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Thanh Thủy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hoá sinh
Trường: ĐH Y TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Thanh Thủy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 50
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi trắc nghiệm hóa sinh – đề 3 là một trong những đề thi môn hóa sinh được tổng hợp dành cho sinh viên ngành Y khoa và Dược học. Đề thi này được phát triển bởi các giảng viên chuyên môn từ trường Đại học Y Dược TP.HCM, với mục đích kiểm tra kiến thức tổng quát và chi tiết của sinh viên về các chủ đề quan trọng như cơ chế sinh học phân tử, hóa sinh tế bào và quá trình trao đổi chất. Đề thi này phù hợp với sinh viên năm 2, năm 3, những người đã hoàn thành các môn học cơ bản về sinh học và hóa học. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ đề thi trắc nghiệm hoá sinh – đề 3 (có đáp án)

Câu 1: Acid amin có thể: 1. Phản ứng chỉ với acid; 2. Phản ứng chỉ với base; 3. Vừa phản ứng với acid vừa phản ứng với base; 4. Tác dụng với Ninhydrin; 5. Cho phản ứng Molisch. Chọn tập hợp đúng:
A. 1, 2
B. 2, 3
C. 3, 4
D. 4, 5

Câu 2: Các acid amin sau là những acid amin cơ thể người không tự tổng hợp được:
A. Val, Leu, Ile, Thr, Met, Phe, Trp, Lys
B. Gly, Val, Ile, Thr, Met, Phe, Trp, Cys
C. Val, Leu, Ile, Thr, Met, Phe, Tyr, Pro
D. Leu, Ile, His, Thr, Met, Trp, Arg, Tyr

Câu 3: Protein có một số đặc điểm cấu tạo như sau: 1. Có cấu trúc bậc 1 do những acid amin nối với nhau bằng liên kết peptid; 2. Có cấu trúc bậc 1 do những acid amin nối với nhau bằng liên kết este; 3. Có cấu trúc bậc 2 do những acid amin nối với nhau bằng liên kết peptid; 4. Có cấu trúc bậc 2, được giữ vững bởi liên kết hydro; 5. Có cấu trúc bậc 3 và một số có cấu trúc bậc 4. Chọn tập hợp đúng:
A. 2, 3, 4
B. 3, 4, 5
C. 1, 3, 4
D. 1, 4, 5

Câu 4: Acid amin acid và amid của chúng là:
A. Asp, Asn, Arg, Lys
B. Asp, Glu, Gln, Pro
C. Asp, Asn, Glu, Gln
D. Trp, Phe, His, Tyr

Câu 5: Các acid amin nối với nhau qua liên kết peptid để tạo thành: 1. Peptid với phân tử lượng lớn hơn 10.000; 2. Peptid với phân tử lượng nhỏ hơn 10.000; 3. Protein với phân tử lượng lớn hơn 10.000; 4. Protein với phân tử lượng nhỏ hơn 10.000; 5. Peptid và protein. Chọn tập hợp đúng:
A. 2, 3, 4
B. 3, 4, 5
C. 1, 2, 4
D. 2, 3, 5

Câu 6: Các liên kết sau gặp trong phân tử protein:
A. Este, peptid, hydro, kỵ nước, ion
B. Peptid, disulfua, hydro, kỵ nước, ion
C. Peptid, disulfua, hydro, ete, ion
D. Peptid, disulfua, hydro, ete, este

Câu 7: Công thức là công thức cấu tạo của:
A. Val
B. Thr
C. Ser
D. Cys

Câu 8: Những acid amin sau cơ thể người tự tổng hợp được:
A. Gly, Ser, Tyr, Pro, Glu, Asp
B. Leu, Ile, Val, Trp, Phe, Met
C. Asn, Gln, Gly, Met, Cys, Lys
D. Gly, Ala, Val, Leu, Ile, Ser

Câu 9: Enzym xúc tác cho phản ứng trao đổi nhóm amin: 1. Có coenzym là pyridoxal phosphat; 2. Có coenzym là Thiamin pyrophosphat; 3. Có coenzym là NAD+; 4. Được gọi với tên chung là: Transaminase; 5. Được gọi với tên chung là Dehydrogenase. Chọn tập hợp đúng:
A. 2, 3
B. 3, 4
C. 4, 5
D. 1, 4

Câu 10: Hoạt tính GOT tăng chủ yếu trong một số bệnh về:
A. Thận
B. Gan
C. Tim
D. Đường tiêu hóa

Câu 11: Hoạt tính GPT tăng chủ yếu trong:
A. Rối loạn chuyển hóa Glucid
B. Một số bệnh về gan
C. Một số bệnh về tim
D. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Câu 12: Sản phẩm khử amin oxy hóa của một acid amin gồm: 1. Amin; 2. Acid a cetonic; 3. NH3; 4. Acid carboxylic; 5. Aldehyd. Chọn tập hợp đúng:
A. 2, 3
B. 3, 4
C. 4, 5
D. 1, 2

Câu 13: NH3 được vận chuyển trong cơ thể chủ yếu dưới dạng:
A. Kết hợp với acid glutamic tạo glutamin
B. Kết hợp với acid aspartic tạo asparagin
C. Muối amonium
D. Kết hợp với CO2 tạo Carbamyl phosphat

Câu 14: Glutamin tới gan được:
A. Phân hủy ra NH3 và tổng hợp thành urê
B. Kết hợp với urê tạo hợp chất không độc
C. Chuyển vào đường tiêu hóa theo mật
D. Phân hủy thành carbamyl phosphat, tổng hợp urê

Câu 15: Glutamin tới thận:
A. Phân hủy thành NH3, đào thải qua nước tiểu dưới dạng NH4+
B. Phân hủy thành urê
C. Phân hủy thành carbamyl phosphat
D. Phân hủy thành NH3, tổng hợp urê và đào thải ra ngoài theo nước tiểu

Câu 16: Phosphorylase kinase có đặc điểm nào sau đây:
A. Không có ở cơ
B. Hoạt hoá phosphorylase không hoạt động ở gan
C. Tạo các liên kết α 1-4 trong glycogen
D. Enzym cắt nhánh glycogen

Câu 17: Glucose-6-phosphatase có đặc điểm nào sau đây:
A. Không có ở cơ
B. Hoạt hoá phosphorylase không hoạt động ở gan
C. Tạo các liên kết α 1-4 trong glycogen
D. Enzym cắt nhánh glycogen

Câu 18: Công thức bên là công thức cấu tạo của:
A. α-D Glucose
B. β-D Galactose
C. α-D Fructose
D. β-D Glucose

Câu 19: Trong cấu tạo của Condroitin Sulfat có:
A. H3PO4
B. N Acetyl Glucosamin
C. H2SO4
D. Acid Gluconic

Câu 20: Thành tế bào vi khuẩn có cấu tạo bền chắc vì có cấu tạo Polyasacarid:
A. Đúng
B. Sai

Câu 21: Các lysozym của các dịch tiết có khả năng phân giải polysaccarid của thành vi khuẩn là:
A. Nước mắt
B. Nước mũi
C. Nước bọt
D. Các câu A, B, C

Câu 22: Các acid amin Glu, Asp, Tyr, Cys, Pro, Asn, His, Gln là những acid amin không cần thiết:
A. Đúng
B. Sai

Câu 23: Các acid amin Phe, Leu, Ileu, Val, Met, Arg, Lys là những acid amin cần thiết:
A. Đúng
B. Sai

Câu 24: Acid amin là hợp chất hữu cơ trong phân tử có:
A. Một nhóm -NH2, một nhóm -COOH
B. Nhóm -NH2, nhóm -COOH
C. Nhóm =NH, nhóm -COOH
D. Nhóm -NH2, nhóm -CHO

Câu 25: Acid amin trung tính là những acid amin có:
A. Số nhóm -NH2 bằng số nhóm -COOH
B. Số nhóm -NH2 nhiều hơn số nhóm -COOH
C. Số nhóm -NH2 ít hơn số nhóm -COOH
D. Không có các nhóm -NH2 và -COOH

Câu 26: Acid amin acid là những acid amin:
A. Gốc R có một nhóm -NH2
B. Gốc R có một nhóm -OH
C. Số nhóm -COOH nhiều hơn số nhóm -NH2
D. Số nhóm -NH2 nhiều hơn số nhóm -COOH

Câu 27: Acid amin base là những acid amin:
A. Tác dụng được với các acid, không tác dụng với base
B. Chỉ có nhóm -NH2, không có nhóm -COOH
C. Số nhóm -NH2 ít hơn số nhóm -COOH
D. Số nhóm -NH2 nhiều hơn số nhóm -COOH

Câu 28: là công thức cấu tạo của:
A. Threonin
B. Serin
C. Prolin
D. Phenylalanin

Câu 29: Những acid amin sau được xếp vào nhóm acid amin trung tính:
A. Leu, Ile, Gly, Glu, Cys
B. Phe, Trp, Pro, His, Thr
C. Tyr, Gly, Val, Ala, Ser
D. Gly, Val, Leu, Ile, Cys

Câu 30: Những acid amin sau được xếp vào nhóm acid amin vòng:
A. Thr, Cys, Ile, Leu, Phe
B. Phe, Tyr, Trp, His, Pro
C. Phe, Trp, His, Pro, Met
D. Asp, Asn, Glu, Gln, Tyr

Câu 31: Enzym gắn nhánh glycogen có đặc điểm nào sau đây:
A. Không có ở cơ
B. Hoạt hoá phosphorylase không hoạt động ở gan
C. Enzym cắt nhánh glycogen
D. Tạo các liên kết α 1-6 trong glycogen

Câu 32: Amylo1-6 glucosidase có đặc điểm nào sau đây:
A. Không có ở cơ
B. Hoạt hoá phosphorylase không hoạt động ở gan
C. Tạo các liên kết α 1-4 trong glycogen
D. Enzym cắt nhánh glycogen

Câu 33: Histamin: 1. Là sản phẩm khử carboxyl của Histidin; 2. Là sản phẩm trao đổi amin của Histidin; 3. Có tác dụng tăng tính thấm màng tế bào, kích ứng gây mẫn ngứa; 4. Là sản phẩm khử amin oxy hóa của Histidin; 5. Là một amin có gốc R đóng vòng. Chọn tập hợp đúng:
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 4
C. 1, 2, 5
D. 1, 3, 5

Câu 34: GOT là viết tắt của enzym mang tên:
A. Glutamin Oxaloacetat Transaminase
B. Glutamat Ornithin Transaminase
C. Glutamat Oxaloacetat Transaminase
D. Glutamin Ornithin Transaminase

Câu 35: GOT xúc tác cho phản ứng:
A. Trao đổi hydro
B. Trao đổi nhóm amin
C. Trao đổi nhóm carboxyl
D. Trao đổi nhóm imin

Câu 36: GPT xúc tác trao đổi nhóm amin cho phản ứng sau:
A. Alanin + α-Cetoglutarat ↔ Pyruvat + Glutamat
B. Alanin + Oxaloacetat ↔ Pyruvat + Aspartat
C. Aspartat + α-Cetoglutarat ↔ Oxaloacetat + Glutamat
D. Glutamat + Phenylpyruvat ↔ α-Cetoglutarat + Phenylalanin

Câu 37: Các enzym sau có mặt trong chu trình urê:
A. Carbamyl phosphat synthetase, Ornithin transcarbamylase, Arginosuccinat synthetase, Aconitase, Arginase.
B. Carbamyl phosphat synthetase, Arginosuccinat synthetase, Fumarase, Arginosuccinase, Arginase.
C. Carbamyl phosphat synthetase, Ornithin transcarbamylase, Arginosuccinat synthetase, Arginosuccinase, Arginase.
D. Carbamyl synthetase, Ornithin transcarbamylase, Arginosuccinat synthetase, Succinase, Arginase.

Câu 38: Các acid amin sau tham gia vào quá trình tạo Creatinin:
A. Arginin, Glycin, Cystein
B. Arginin, Glycin, Methionin
C. Arginin, Valin, Methionin
D. Arginin, A. glutamic, Methionin

Câu 39: Glutathion là 1 peptid:
A. Tồn tại trong cơ thể dưới dạng oxy hoá
B. Tồn tại trong cơ thể dưới dạng khử
C. Được tạo nên từ 3 axit amin
D. Câu A, B, C đúng

Câu 40: Bệnh bạch tạng là do thiếu:
A. Cystein
B. Methionin
C. Melanin
D. Phenylalanin

Câu 41: Serotonin được tổng hợp từ:
A. Tyrosin
B. Tryptophan
C. Cystein
D. Methionin

Câu 42: Thiếu phenylalanin hydroxylase đưa đến tình trạng bệnh lý:
A. Tyrosin niệu
B. Homocystein niệu
C. Alcapton niệu
D. Phenylceton niệu

Câu 42: là công thức cấu tạo:
A. Cystein
B. Methionin
C. Threonin
D. Serin

Câu 44: Trong các acid amin sau, các acid amin nào trong cấu tạo có nhóm -SH: 1. Threonin; 2. Cystin; 3. Lysin; 4. Cystein; 5. Methionin. Chọn tập hợp đúng:
A. 1, 2, 3
B. 2, 3, 4
C. 2, 3, 5
D. 2, 4, 5

Câu 45: Những acid amin sau được xếp vào nhóm acid amin kiềm:
A. Glycin, Alanin, Methionin, Lysin, Valin
B. Asparagin, Glutamin, Cystein, Lysin, Leucin
C. Leucin, Serin, Threonin, Tryptophan, Histidin
D. Arginin, Lysin, Ornitin, Hydroxylysin, Citrulin

Câu 46: Cơ chất của Catepsin là:
A. Glucid
B. Lipid
C. Protid
D. Hemoglobin

Câu 47: Trong các protein sau, loại nào có cấu tạo là protein thuần: 1. Albumin; 2. Mucoprotein; 3. Keratin; 4. Lipoprotein; 5. Collagen. Chọn tập hợp đúng:
A. 1, 2, 3
B. 2, 3, 4
C. 1, 3, 5
D. 2, 4, 5

Câu 48: Phản ứng đặc trưng dùng để nhận biết peptid, protein là:
A. Phản ứng Ninhydrin
B. Phản ứng Molish
C. Phản ứng Biurê
D. Phản ứng thuỷ phân

Câu 49: Trong các nhóm protein sau, loại nào có cấu tạo là protein tạp:
A. Globulin, Albumin, Glucoprotein, Mucoprotein
B. Collagen, Lipoprotein, Globulin, Cromoprotein
C. Keratin, Globulin, Glucoprotein, Metaloprotein
D. Glucoprotein, Flavoprotein, Nucleoprotein, Lipoprotein

Câu 50: Trong các enzym sau, enzym nào được xếp vào nhóm endopeptidase hoạt động: 1. Pepsin; 2. Pepsinogen; 3. Trypsinogen; 4. Chymotrypsin; 5. Carboxypeptidase
A. 1, 2
B. 1, 3
C. 1, 4
D. 3, 4

Câu 51: Trong các enzym sau, enzym nào được xếp vào nhóm exopeptidase: 1. Pepsinogen; 2. Carboxypeptidase; 3. Dipeptidase; 4. Proteinase; 5. Aminopeptidase. Chọn tập hợp đúng:
A. 1, 2, 3
B. 2, 3, 4
C. 2, 3, 5
D. 2, 4, 5

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)