Trắc Nghiệm Dân Số Học – Đề 4

Năm thi: 2023
Môn học: Dân Số Học
Trường: Đại học Kinh tế TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Trần Ngọc Lan
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Xã Hội học
Năm thi: 2023
Môn học: Dân Số Học
Trường: Đại học Kinh tế TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Trần Ngọc Lan
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Xã Hội học

Mục Lục

Trắc Nghiệm Dân Số Học là một trong những đề thi quan trọng của môn Dân số học tại trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH). Đề thi này được thiết kế bởi các giảng viên như PGS.TS. Trần Ngọc Lan, với mục tiêu kiểm tra kiến thức của sinh viên về các khái niệm cơ bản và các vấn đề phức tạp liên quan đến dân số, bao gồm xu hướng dân số, các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến dân số, và chính sách dân số. Đề trắc nghiệm này thường được áp dụng cho sinh viên năm thứ hai hoặc thứ ba, giúp họ chuẩn bị cho kỳ thi cuối kỳ năm 2023.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá đề thi này và bắt đầu luyện tập ngay bây giờ.

Trắc Nghiệm Dân Số Học  Đề 4

Câu 1: Sự cần thiết nghiên cứu mức chết là:
A. Đánh giá mức chết của nhóm dân cư
B. Tìm nguyên nhân của chết, tìm cách tác động giảm mức chết
C. Những ảnh hưởng (tăng dân số, cơ cấu, dự báo dân số, phát triển kinh tế xã hội, chương trình YTCC giảm mức chết, bảo hiểm xã hội)
D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Tỷ suất chết thô (CDR: Crude Death Rate) là:
A. Tỷ suất chết thô biểu thị số người chết trong 1 năm so với 1000 phụ nữ
B. Tỷ suất chết thô biểu thị số người chết trong 1 năm so với 1000 người dân
C. Tỷ suất chết thô biểu thị số người chết trong 1 năm so với 100 người dân
D. Tỷ suất chết thô biểu thị số người chết trong 1 năm so với 1000 trẻ em sinh ra sống

Câu 3: ASDRx là:
A. Tỷ suất chết thô
B. Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi
C. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi
D. Tỷ số chết mẹ

Câu 4: IMR là:
A. Tỷ suất chết thô
B. Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi
C. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi
D. Tỷ số chết mẹ

Câu 5: Chỉ tiêu tốt nhất để đo lường mức chết trẻ em là:
A. Tỷ suất chết thô
B. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi
C. Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi
D. Tất cả đều đúng

Câu 6: Chỉ số nào phản ánh tình trạng dinh dưỡng, bệnh truyền nhiễm và tai nạn, chọn câu sai:
A. Tỷ suất tử vong chu sinh
B. Tỷ suất tử vong sơ sinh
C. Tỷ suất tử vong sau thời kỳ sinh
D. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi

Câu 7: Tỷ suất tử vong chu sinh kí hiệu là:
A. PMR
B. NMR
C. PNMR
D. IMR

Câu 8: Tỷ suất tử vong sơ sinh kí hiệu là:
A. PMR
B. NMR
C. PNMR
D. IMR

Câu 9: Tỷ suất tử vong sau thời kỳ sinh kí hiệu là:
A. PMR
B. NMR
C. PNMR
D. IMR

Câu 10: Chỉ số tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi rất được chú ý trong đánh giá tình trạng sức khỏe vì nó phản ảnh nhiều yếu tố liên quan mật thiết: chọn câu sai
A. Tình trạng nuôi dưỡng của tập thể
B. Mức độ thanh khiết môi trường
C. Hiệu quả chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em
D. Trình độ khoa học kỹ thuật và y tế mỗi quốc gia

Câu 11: Tỷ suất chết trẻ em ở Việt Nam hiện nay là:
A. Khoảng 20 – 25%o
B. Khoảng 25 – 30%
C. Khoảng 30 – 35%
D. Khoảng 30 – 40%

Câu 12: Nước có tỷ lệ chết thô thấp nhất là:
A. Sierra Leon
B. Ấn Độ
C. Trung Quốc
D. Costa Rica

Câu 13: Tỷ suất chết thô chịu ảnh hưởng bởi:
A. Cấu trúc dân cư theo tuổi
B. Cấu trúc dân cư theo giới
C. Cấu trúc dân cư theo giới và tuổi
D. Cấu trúc dân cư theo nhóm tuổi

Câu 14: Đặc điểm của tỷ suất chết đặc trưng theo nhóm tuổi:
A. Không chịu ảnh hưởng bởi cơ cấu tuổi của dân số
B. Chịu ảnh hưởng bởi cơ cấu của dân số
C. Phản ánh không chính xác mức chết của nhóm tuổi
D. Không được dùng để xây dựng bảng sống

Câu 15: Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi có đặc điểm:
A. Phản ánh bản chất chết theo tuổi, nhóm tuổi, cơ sở xây dựng bản sống
B. Phản ánh mức chết toàn dân số
C. Không cần hệ thống ghi chép số liệu chi tiết
D. Dạng chữ J ngược

Câu 16: GDSK là nội dung thứ hai trong các nội dung CSSKBĐ:
A. Đúng
B. Sai

Câu 17: GDSK là hình thức cung cấp thông tin một chiều:
A. Đúng
B. Sai

Câu 18: GDSK tạo ra những hoàn cảnh giúp mọi người tự giáo dục mình:
A. Đúng
B. Sai

Câu 19: Giáo dục sức khỏe là chức năng tự nguyện của mọi loại cán bộ y tế và của mọi cơ quan y tế ở bất cứ cấp nào, thuộc bất cứ chuyên ngành nào:
A. Đúng
B. Sai

Câu 20: Kế hoạch và chương trình GDSK không nên được lồng ghép với những kế hoạch và chương trình y tế đang được thực hiện tại địa phương:
A. Đúng
B. Sai

Câu 21: Đặc điểm của tỷ suất chết thô
A. Phụ thuộc vào cơ cấu dân số, không phản ánh đầy đủ trình độ phát triển kinh tế xã hội, mức sống và thành tựu y tế
B. Là chỉ số đơn giản dễ thành lập và thông dụng
C. Người ta ghi nhận có sự khác biệt lớn giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển, nhưng có sự khác biệt rất ít giữa các vùng và các nước riêng biệt
D. Có sự thay đổi theo thời kỳ của lịch sử phát triển của xã hội loài người

Câu 22: Để so sánh mức độ chết giữa các nước, giữa các thời kỳ thì dùng chỉ số:
A. Tỷ suất chết thô
B. Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi
C. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi
D. Tỷ suất chết mẹ

Câu 23: Chỉ số nào ảnh hưởng rất lớn đến mức chết chung và tuổi thọ bình quân của người dân:
A. Tỷ suất chết thô
B. Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi
C. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi
D. Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi

Câu 24: Chỉ tiêu tốt nhất đo lường mức chết của trẻ em là:
A. Tỷ suất chết thô
B. Tỷ suất chết đặc trưng theo tuổi
C. Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi
D. Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi

Câu 25: Ở dân số bình thường, chết theo tuổi cao nhất ở lứa tuổi nào?
A. 0 tuổi
B. 10 tuổi
C. 24 tuổi
D. 60 tuổi

Câu 26: Ở dân số bình thường, chết theo tuổi thấp nhất ở lứa tuổi nào?
A. 0 tuổi
B. 10 – 14 tuổi
C. 15 – 60 tuổi
D. > 60 tuổi

Câu 27: Tỷ suất chết mẹ là:
A. Phản ánh mức độ chết của các bà mẹ do những nguyên nhân có liên quan đến thai sản, sinh đẻ
B. Phản ánh mức độ chết của các bà mẹ
C. Phản ánh mức độ chết các bà mẹ do những nguyên nhân khác nhau
D. Phản ánh mức độ chết của các bà mẹ do tất cả nguyên nhân

Câu 28: Chết theo tuổi của dân số được gọi là bình thường khi biểu đồ có dạng:
A. Chữ U
B. Chữ J
C. Chữ V
D. A và B đúng

Câu 29: Sức khỏe không phải chỉ là không có bệnh tật hoặc là tàn phế mà là:
A. Một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội
B. Một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và xã hội
C. Một tình trạng thoải mái hoàn toàn về tâm thần và xã hội
D. Một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và tâm thần

Câu 30: Định nghĩa GDSK bao gồm:
A. 2 lĩnh vực
B. 1 lĩnh vực
C. 4 lĩnh vực
D. 3 lĩnh vực

Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 1
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 2
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 3
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 4
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 5
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 6
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 7
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 8
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 9
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 10
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 11
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 12
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 13
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 14
Trắc Nghiệm Dân số học – Đề 15

 

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)