Đề thi trắc nghiệm hoá sinh – đề 13

Năm thi: 2023
Môn học: Hoá sinh
Trường: ĐH Y TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Thanh Thủy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hoá sinh
Trường: ĐH Y TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Thanh Thủy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi trắc nghiệm hóa sinh – đề 13 là một trong những đề thi thuộc môn hóa sinh được thiết kế dành riêng cho sinh viên ngành Y Dược tại Đại học Y Dược Hà Nội. Đề thi này, do các giảng viên giàu kinh nghiệm của trường biên soạn, tập trung vào các chủ đề quan trọng như hóa sinh enzyme, chuyển hóa năng lượng, và các quá trình sinh học ở cấp độ phân tử. Đề thi phù hợp cho sinh viên năm 3, những người đã hoàn thành cơ bản các học phần liên quan đến sinh học và hóa học. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ đề thi trắc nghiệm hoá sinh – đề 13(có đáp án)

Câu 1: Glucose niệu gặp trong:
A. Đái tháo đường
B. Đái tháo nhạt
C. Ngưỡng tái hấp ống thu thận cao
D. Viêm tuỵ cấp với Amylase tăng cao

Câu 2: Protein niệu:
A. > 1g/24h là giá trị bình thường
B. > 3g/24h là khởi đầu bệnh lý
C. > 150 mg/24h được xem là khởi đầu bệnh lý
D. Từ 50-150mg/24h có thể phát hiện dễ dàng bằng xét nghiệm thông thường

Câu 3: Nước tiểu ban đầu có:
A. Các chất có trọng lượng phân tử > 70.000
B. Thành phần các chất gần giống thành phần của huyết tương
C. Thành phần các chất gần giống thành phần của huyết tương ngoại trừ có nhiều protein
D. Thành phần các chất rất khác biệt so với thành phần của huyết tương

Câu 4: Các chức năng hoá sinh của thận bao gồm: 1. Chức năng khử độc; 2. Chức năng duy trì cân bằng axit base cơ thể; 3. Chức năng tạo mật; 4. Chức năng cô đặc các chất cặn bả đào thải ra ngoài; 5. Chức năng nội tiết. Chọn tập hợp đúng:
A. 1, 2, 3
B. 2, 3, 4
C. 1, 4, 5
D. 2, 4, 5

Câu 5: Quá trình lọc ở cầu thận phụ thuộc vào:
A. Trọng lượng phân tử các chất
B. Sự tích điện của các phân tử
C. Tình trạng thành mao mạch của màng đáy cầu thận
D. Các câu trên đều đúng

Câu 6: Quá trình biến đổi Angiotensin I thành Angiotensin II chịu tác dụng của:
A. Renin
B. Aminopeptidase
C. Enzym chuyển
D. Angiotensinase

Câu 7: Adenylcyclase có tác dụng trực tiếp đến:
A. Tiền chất REF thành REF hoạt động
B. Sự biến đổi Proteinkinase bất hoạt thành Proteinkinase hoạt động
C. Tiền Erythropoietin thành Erythropoietin
D. Sự biến đổi ATP thành AMP vòng

Câu 8: Trong nước tiểu, các yếu tố nào sau đây phụ thuộc vào chế độ ăn: 1. pH nước tiểu; 2. Tỷ trọng nước tiểu; 3. Creatinin nước tiểu; 4. Urê nước tiểu; 5. Axit Uric nước tiểu; Chọn tập hợp đúng:
A. 1, 4, 5
B. 1, 3, 5
C. 2, 3, 5
D. 1, 3, 4

Câu 9: Protein niệu gặp trong những trường hợp bệnh lý sau:
A. Đái đường
B. Bệnh đa u tuỷ xương (bệnh Kahler)
C. Viêm cầu thận
D. Câu A, B, C đúng

Câu 10: Ngoài các xét nghiệm chính đánh giá mức độ suy thận, xét nghiệm bổ sung:
A. Ion đồ huyết thanh và nước tiểu
B. Bilan Lipid
C. Các thông số về pH, pO2, pCO2
D. Câu A, C đúng

Câu 11: Ure được tái hấp thu ở thận:
A. Khoảng 10 – 20%
B. Khoảng 40 – 50%
C. Theo cơ chế thụ động phụ thuộc nồng độ Ure máu
D. Câu B, C đúng

Câu 12: Thận tham gia chuyển hoá chất:
A. Chuyển hoá Glucid, Lipid, Acid nucleic
B. Chuyển hoá Glucid, Protid, Hemoglobin
C. Chuyển hoá Glucid, Lipid, Protid
D. Chuyển hoá Lipid, Protid, Hemoglobin

Câu 13: Tác dụng của REF:
A. Chuyển ATP thành AMP vòng
B. Chuyển tiền Erythropoietin thành Erythropoietin
C. Kích thích Proteinkinase hoạt động
D. Hoạt hoá PGE2

Câu 14: Thận điều hoà thăng bằng nước, điện giải, huyết áp nhờ vào:
A. Yếu tố tạo hồng cầu của thận
B. Erythropoietin
C. Hệ thống Renin – Angiotensin – Aldosteron
D. Prostaglandin

Câu 15: Hằng ngày lượng nước tiểu ban đầu hình thành khoảng:
A. 50 lít
B. 120 lít
C. 150 lít
D. 180 lít

Câu 16: Trọng lượng 2 thận người trưởng thành khoảng:
A. 150g
B. 200g
C. 300g
D. 600g

Câu 17: Ở người trưởng thành, lượng máu qua thận là:
A. 200 ml/phút
B. 500 ml/phút
C. 800 ml/phút
D. 1200 ml/phút

Câu 18: Chất được bài tiết ở cầu thận, ống thận và tái hấp thu ở ống thận:
A. Ure, Creatinin
B. Creatinin, Acid Uric
C. Acid Uric, Insulin
D. Protein, Manitol

Câu 19: So sánh thành phần nước tiểu thực thụ được tạo thành và nước tiểu ban đầu:
A. Giống nhau về thành phần nhưng khác nhau về nồng độ
B. Khác nhau về thành phần protein
C. Khác nhau không đáng kể
D. Khác nhau hoàn toàn

Câu 20: Ngưỡng tái hấp thu Glucose ở ống thận:
A. 0,75g/lít
B. 1,75g/lít
C. 7,5g/lít
D. 17,5g/lít

Câu 21: Tái hấp thu nước ở thận:
A. Ở ống lượn gần, tái hấp thu “bắt buộc”, chịu ảnh hưởng của ADH
B. Ở ống lượn xa, tái hấp thu “bắt buộc”, nước được hấp thu cùng Na
C. Ở ống lượn gần, tái hấp thu “bắt buộc”, nước được hấp thu cùng Na
D. Ở ống lượn xa, tái hấp thu “bắt buộc”, chịu ảnh hưởng của ADH

Câu 22: Sự tái hấp thu Na ở ống lượn xa chịu ảnh hưởng của:
A. ADH
B. Aldosteron
C. Renin và Angiotesin II
D. Câu B và C đúng

Câu 23: Chất không được tái hấp thu ở ống thận:
A. Manitol
B. Insulin
C. Protein
D. Câu A và B đúng

Câu 24: Chức năng chuyển hoá của thận:
A. Chuyển hoá chất xảy ra rất mạnh ở thận
B. Chuyển hoá lipid chiếm ưu thế
C. Tạo ra acid cetonic, giải phóng NH3 dưới dạng ion NH4+
D. Câu A và C đúng

Câu 25: Sử dụng oxy của thận chiếm:
A. 5% của toàn cơ thể
B. 10% của toàn cơ thể
C. 15% của toàn cơ thể
D. 20% của toàn cơ thể

Câu 26: Tái hấp thu Bicarbonat của thận xảy ra chủ yếu ở:
A. Ống lượn gần
B. Ống lượn xa
C. Ống lượn gần và ống lượn xa
D. Quai Henlé

Câu 27: Vai trò của thận trong điều hoà thăng bằng acid base: 1. Bài tiết H+; 2. Đào thải HCO3-; 3. Giữ lại Na+; 4. Đào thải acid không bay hơi như acid lactic, thể cetonic…; 5. Đào thải Na+. Chọn tập hợp đúng:
B. 1, 3, 4
A. 1, 2, 3
C. 1, 4, 5
D. 2, 3, 4

Câu 28: Trong máu Renin tác động vào khâu nào sau đây:
A. Angiotensin thành Aldosteron
B. Angiotensinogen thành Angiotensin I
C. Angiotensin I thành Angiotensin II
D. Angiotensin II thành Angiotensin I

Câu 29: Vai trò của thận trong quá trình tạo hồng cầu:
A. Bài tiết Erythropoietin kích thích tuỷ xương tạo hồng cầu
B. Tổng hợp REF
C. Tổng hợp PGE1
D. Câu A và B đúng

Câu 30: Chất nào sau đây có tác dụng co mạch:
A. PGE2, PGI2 và Angiotensin I
B. PGE2, PGI2 và Angiotensin II
C. TXA2 và Angiotensin I
D. TXA2 và Angiotensin II

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)