Đề thi trắc nghiệm hoá sinh – đề 16

Năm thi: 2023
Môn học: Hoá sinh
Trường: ĐH Y TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Thanh Thủy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Hoá sinh
Trường: ĐH Y TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Lê Thị Thanh Thủy
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi trắc nghiệm hoá sinh – đề 16 là một trong những đề thi môn hóa sinh được tổng hợp dành cho sinh viên ngành Y khoa và Dược học. Đề thi này được phát triển bởi các giảng viên chuyên môn từ trường Đại học Y Dược TP.HCM, với mục đích kiểm tra kiến thức tổng quát và chi tiết của sinh viên về các chủ đề quan trọng như cơ chế sinh học phân tử, hóa sinh tế bào và quá trình trao đổi chất. Đề thi này phù hợp với sinh viên năm 2, năm 3, những người đã hoàn thành các môn học cơ bản về sinh học và hóa học. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ đề thi trắc nghiệm hoá sinh – đề 16(có đáp án)

Câu 1: Hormon steroid được tổng hợp từ:
A. Tuyến vỏ thượng thận, tuyến giáp trạng.
B. Tuyến sinh dục, tuyến vỏ thượng thận.
C. Tuyến sinh dục, tuyến yên.
D. Tuyến vỏ thượng thận, vùng dưới đồi.

Câu 2: Tuyến vỏ thượng thận tiết ra hormon:
A. Mineralcorticoid.
B. Glucocorticoid.
C. Sinh dục.
D. A, B, C đều đúng.

Câu 3: Quá trình tổng hợp catecholamin theo tuần tự sau:
A. Phe → Tyrosin → DOPA → Dopamin → Noradrenalin → Adrenalin
B. Tyrosin → Phe → DOPA → Dopamin → Noradrenalin → Adrenalin
C. Phe → Tyrosin → DOPA → Dopamin → Adrenalin → Noradrenalin
D. Phe → Tyrosin → Dopamin → DOPA → Noradrenalin → Adrenalin

Câu 4: Estrogen gồm có:
A. Testosteron, estron, estradiol.
B. Progesteron, estron, estriol.
C. Estron, estriol, estradiol.
D. Progesteron, estradiol, estriol.

Câu 5: Cortisol có tác dụng:
A. Hoạt hoá glucose 6 phosphatase, tăng giải phóng glucose ở gan vào máu dẫn tới tăng đường máu.
B. Tăng tổng hợp các enzym tổng hợp đường, chuyển hoá acid amin, chu trình urê.
C. Chống stress, chống dị ứng, giảm phản ứng viêm.
D. A, B, C đều đúng.

Câu 6: Tuỷ thượng thận tiết ra:
A. Mineralcorticoid.
B. Glucocorticoid
C. Các hormone sinh dục
D. Catecholamin

Câu 7: Thoái hoá của glucid, lipid và một số aminoacid dẫn tới một chất chung tham gia quá trình tổng hợp hormon thuộc nhóm steroid là:
A. Oxaloacetat
B. Lactat
C. Pyruvat
D. AcetylCoA

Câu 8: ACTH có tác dụng kích thích hoạt động của:
A. Tuyến tuỷ thượng thận.
B. Tuyến giáp trạng.
C. Tuyến sinh dục.
D. Tuyến vỏ thượng thận.

Câu 9: FSH và LH có tác dụng kích thích hoạt động của:
A. Tuyến tuỷ thượng thận.
B. Tuyến giáp trạng.
C. Tuyến sinh dục.
D. Tuyến vỏ thượng thận.

Câu 10: MSH có tác dụng kích thích hoạt động:
A. Tuyến giáp trạng.
B. Tuyến sinh dục.
C. Tuyến vỏ thượng thận.
D. Tạo hắc tố của tế bào da

Câu 11: TSH có tác dụng kích thích hoạt động của:
A. Tuyến tuỷ thượng thận.
B. Tuyến giáp trạng.
C. Tuyến sinh dục.
D. Tuyến vỏ thượng thận.

Câu 12: Đảo Langerhans tiết ra:
A. Insulin và Glucagon
B. Catecholamin
C. ACTH
D. Prolactin

Câu 13: Tuyến giáp trạng là cơ quan tổng hợp:
A. Insulin và Glucagon
B. Catecholamin
C. ACTH
D. T3 và T4

Câu 14: Rau thai tổng hợp ra các hormon:
A. Insulin và Glucagon
B. Adrenalin và noradrenalin
C. HCG, HCP, HCT
D. Prolactin

Câu 15: 17 Ceto steroid là sản phẩm thoái hoá của: 1. Cortisol, cortison; 2. Aldosteron, corticosteron; 3. Hormon sinh dục vỏ thượng thận; 4. Pregnenolon; 5. Progesteron. Chọn tập hợp đúng:
A. 2, 3.
B. 3, 4.
C. 4, 5
D. 1, 3

Câu 16: Tác dụng của thyroxin:
A. Tăng hấp thụ và sử dụng oxy ở tế bào.
B. Tăng tạo AMPV làm tăng glucose máu.
C. Tăng phân huỷ lipid và tăng tổng hợp protein
D. Tất cả A, B, C đều đúng.

Câu 17: Thoái hoá của những steroid có OH ở C17 như cortison, cortisol bằng cách:
A. Một phần nhỏ liên hợp với acid glucuronic rồi được đào thải ra ngoài theo nước tiểu.
B. Một phần nhỏ khác bị cắt mạch nhánh tại C17 dưới tác dụng của desmolase tạo 17 cetosteroid.
C. Phần lớn được hydro hoá các liên kết đôi, mất hoạt tính sinh học.
D. A, B, C đều đúng.

Câu 18: Những steroid không có OH ở C17 như corticosteron, aldosteron:
A. Một phần nhỏ liên hợp với acid glucuronic rồi được đào thải ra ngoài theo nước tiểu.
B. Một phần nhỏ khác bị cắt mạch nhánh tại C17 dưới tác dụng của desmolase tạo 17 cetosteroid.
C. Phần lớn được hydro hoá các liên kết đôi, mất hoạt tính sinh học.
D. A, B, C đều sai.

Câu 19: Aldosteron có tác dụng:
A. Tăng tái hấp thu natri ở ống lượn xa nên có tác dụng giữ nước.
B. Tăng bài tiết kali qua ống thận ra nước tiểu.
C. Tăng dự trữ glycogen ở gan, giảm bạch cầu ưa acid và tăng khả năng chống đỡ stress.
D. A, B, C đều đúng.

Câu 20: Hormon sinh dục nam:
A. Do tế bào kẽ (Leydig) tiết ra.
B. Chủ yếu là testosteron.
C. Một lượng nhỏ androsteron tạo thành từ testosteron tại gan.
D. A, B, C đều đúng

Câu 21: Hormon sinh dục nữ được tạo thành do:
A. Buồng trứng tiết ra estrogen.
B. Giai đoạn hoàng thể tiết ra estrogen và progesteron.
C. Buồng trứng tiết ra testosteron.
D. A, B đều đúng.

Câu 22: Sự điều hoà hormon tuyến yên theo các cơ chế:
A. Điều hoà phản hồi (feed back).
B. Hormon tuyến yên được điều hoà bởi các yếu tố kích thích (RF) và kìm hãm (IF) được tiết ra từ vùng dưới đồi.
C. Do chế độ ăn thay đổi thành phần dinh dưỡng.
D. A, B đều đúng.

Câu 23: Hàm lượng hormon sinh dục nữ trong nước tiểu theo chu kỳ kinh nguyệt như sau:
A. Estrogen tăng dần từ thời gian đầu và cao nhất vào ngày thứ 14 rồi sau đó giảm dần, và tới mức thấp nhất vào cuối chu kỳ kinh nguyệt.
B. Progesteron và sản phẩm thoái hoá của nó là pregnandiol có nồng độ rất thấp từ ngày đầu cho đến ngày thứ 14 rồi tăng dần, cao nhất ở giữa giai đoạn hoàng thể, sau đó giảm dần tới mức thấp nhất vào thời gian cuối.
C. Estrogen và progesteron không thay đổi gì.
D. A, B đều đúng.

Câu 24: Hàm lượng hormon sinh dục nữ trong nước tiểu theo thai kỳ như sau:
A. Không thay đổi gì.
B. Estrogen tăng dần theo tháng thai và đạt tới mức cao nhất ở những tháng sắp sinh.
C. Pregnandiol tăng dần theo tháng thai và đạt tới mức cao nhất ở những ngày sắp sinh.
D. B, C đều đúng.

Câu 25: Trên tế bào đích mỗi hormon:
A. Có một receptor
B. Có hai receptor
C. Có nhiều receptor.
D. Không có receptor nào.

Câu 26: Receptor có tác dụng:
A. Xúc tác như một enzym.
B. Gắn với hormon đặc hiệu.
C. Tạo thành khe hở cho hormon đặc hiệu xuyên qua.
D. Tạo phức hợp để tăng độ hoà tan của hormon.

Câu 27: Hormon có trong máu với nồng độ rất thấp, khoảng từ:
A. 10^6 đến 10^12 mol/l.
B. 10^-12 đến 10^-6 mol/l.
C. 10^-6 đến 10^-4 mol/l.
D. 10^-4 đến 10^-2 mol/l.

Câu 28: Hoạt động điều hoà sự chuyển hoá của hormon:
A. Như hoạt động của enzym.
B. Qua việc hoạt hoá hay ức chế enzym.
C. Bằng cách thay đổi lượng enzym qua việc tác động vào quá trình tổng hợp protein.
D. B, C đều đúng.

Câu 29: Sự tăng tiết aldosteron do:
A. Natri máu giảm
B. Kali máu tăng
C. Huyết áp giảm.
D. A, B, C đều đúng.

Câu 30: Sự giảm tiết aldosteron do:
A. Natri máu tăng
B. Kali máu giảm.
C. Huyết áp tăng.
D. A, B, C đều đúng.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)