332 câu trắc nghiệm thương mại quốc tế – Phần 1

Năm thi: 2023
Môn học: Thương mại quốc tế
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Thương mại quốc tế
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 100
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

332 câu trắc nghiệm thương mại quốc tế – Phần 1 là một bộ đề thi quan trọng thuộc môn Thương mại quốc tế. Bộ đề này được biên soạn nhằm giúp sinh viên nắm vững các kiến thức cốt lõi về lĩnh vực thương mại quốc tế, bao gồm các nguyên tắc và quy định của thương mại toàn cầu, các hiệp định thương mại, và các chính sách thương mại của các quốc gia. Đề thi này được thiết kế dành cho sinh viên năm thứ ba hoặc năm cuối của các ngành Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế tại nhiều trường đại học uy tín. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ 332 câu trắc nghiệm thương mại quốc tế – Phần 1 (có đáp án) 

Câu 1: Trong các giả định sau, các giả định nào không phải là giả định của “Lý thuyết lợi thế tương đối” của D.Ricardo?
A) Thế giới có 2 quốc gia sản xuất 2 mặt hàng
B) Thương mại hoàn toàn tự do
C) Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất
D) Có sự điều tiết của chính phủ

Câu 2: Các công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế là: Thuế quan, hạn ngạch (quota) hạn chế xuất khẩu tự nguyện, trợ cấp xuất khẩu và..
A) Bảo hộ hàng sản xuất trong nước
B) Cấm nhập khẩu
C) Bán phá giá
D) Những quy định chủ yếu về tiêu chuẩn kỹ thuật

Câu 3: Ông là người bác bỏ quan điểm cho rằng: “Vàng là đại diện duy nhất cho sự giàu có của các quốc gia”. Ông là ai?
A) David Ricardo
B) Henry George
C) Sam Pelzman
D) Ardam Smith

Câu 4: Thương mại quốc tế là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ được diễn ra giữa các quốc gia. Nó bao gồm các nội dung là: Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ; gia công quốc tế; tái xuất khẩu và chuyển khẩu và..
A) Bán hàng cho người dân
B) Thu thuế của các doanh nghiệp nước ngoài
C) Bán hàng cho người nước ngoài
D) Xuất khẩu tại chỗ

Câu 5: Trong trao đổi thương mại quốc tế, nguyên tắc được các bên chấp nhận trao đổi là nguyên tắc?
A) Phải có lợi cho mình
B) Có lợi cho bên kia
C) Kẻ mạnh thì được lợi hơn
D) Ngang giá

Câu 6: Mỹ trao cho Việt Nam quy chế bình thường vĩnh viễn PNTR vào ngày tháng năm nào?
A) 38909
B) 20/11/2006
C) 21/12/2006
D) 20/12/2006

Câu 7: Vào ngày 07/11/2006 Việt Nam được kết nạp trở thành thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO lúc đó Việt Nam là thành viên thứ?
A) 149
B) 151
C) 152
D) 150

Câu 8: Năm 2006 Việt Nam thu hút vốn nước ngoài đạt mức kỉ lục?
A) Trên 20 tỷ USD
B) Trên 30 tỷ USD
C) Trên 05 tỷ USD
D) Trên 10 tỷ USD

Câu 9: Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam là?
A) Thả nổi
B) Tự do
C) Nhà nước hoàn toàn kiểm soát
D) Chính sách thả nổi có kiểm soát của nhà nước

Câu 10: Khi tỷ giá của đồng tiền trong nước giảm so với thế giới nó sẽ gây ra các tác động đối với nền kinh tế trong nước. Trong các tác động sau tác động nào không phải do nó gây ra?
A) Xuất khẩu tăng
B) Các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu
C) Đầu tư nước ngoài vào giảm
D) Gây ra các tệ nạn xã hội

Câu 11: Khi mức lãi suất tiền gửi của các ngân hàng của Mỹ tăng lên trong khi đó mức lãi suất tiền gửi của các ngân hàng Việt Nam giữ nguyên thì trên thị trường ngoại hối sẽ sảy ra hiện tượng gì?
A) Tăng cầu về USD và đồng thời làm giảm cung USD
B) Tỷ giá hối đoái giữa USD và VND sẽ tăng lên
C) Không có phương án nào đúng
D) a và c

Câu 12: Khi mọi người kỳ vọng về tỷ giá hối đoái của đồng USD tăng thì sẽ dẫn tới?
A) Cầu của đồng USD giảm
B) Cầu của đồng USD không đổi
C) Không có phương án nào đúng
D) Cầu của USD tăng

Câu 13: Hiện nay thế giới đang tồn tại những hệ thống tiền tệ nào?
A) Hệ thống tiền tệ Jamica
B) Chế độ bản vị vàng hối đoái
C) Hệ thống tiền tệ châu âu (EMS)
D) Cả a và c

Câu 14: Giả sử tỷ giá hối đoái giữa USD và VND là 1USD = 16.000 VND. Nếu sang năm tới lạm phát của Mỹ tăng lên 2% và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tăng lên 10%. Vậy tỷ giá giữa USD và VND trong năm tới là bao nhiêu?
A) 1USD = 17.200 VND
B) 1USD = 16.255 VND
C) 1USD = 17.500 VND
D) 1USD = 17.255 VND

Câu 15: Chính phủ tăng lãi suất tiền gửi thì?
A) Lượng cung tiền giảm
B) Lượng cung tiền không thay đổi
C) Không có phương án nào trên đây
D) Lượng cung tiền tăng

Câu 16: Trong chế độ tiền tệ bản vị vàng (1922) thì trong số các đồng tiền sau đây đồng tiền nào không được trực tiếp đổi ra vàng?
A) Bảng Anh
B) USD
C) Franc
D) Yên Nhật

Câu 17: Hệ thống tiền tệ quốc tế lần thứ 4 (hệ thống Jamaica) đã áp dụng chế độ tỷ giá nào?
A) Chế độ tỷ giá cố định
B) Chế độ tỷ giá thả nổi
C) Chế độ tỷ giá kiểm soát hoàn toàn
D) Chế độ tỷ giá thả nổi có kiểm soát

Câu 18: Trong chế độ tiền tệ quốc tế lần thứ 3 (hệ thống Bretton Woods) thì đã hình thành nên 2 tổ chức tài chính là?
A) Worlbank và ADB
B) IMF và WTO
C) WorlBank và IMF
D) WB và AFTA

Câu 19: Nguồn vốn ODA nằm trong khoản mục nào sau đây của cán cân thanh toán quốc tế?
A) Tài khoản vốn
B) Tài khoản dự trữ
C) Tài khoản chênh lệch số thống kê
D) Tài khoản vãng lai

Câu 20: Việt Nam gia nhập tổ chức World Bank vào năm nào?
A) Năm 1970
B) Năm 1978
C) Năm 1991
D) Năm 1977

Câu 21: Giả định nào không nằm trong lý thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo?
A) Thế giới chỉ có hai quốc gia, mỗi quốc gia sản xuất hai mặt hàng
B) Chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm bằng không
C) Thương mại hoàn toàn tự do
D) Công nghệ hai nước thay đổi

Câu 22: Những nguyên nhân cơ bản điều chỉnh quan hệ kinh tế quốc tế?
A) Chế độ nước ưu đãi nhất
B) Ngang bằng dân tộc
C) Tương hỗ
D) Cả ba đáp án trên

Câu 23: Yếu tố nào không phải là công cụ của chính sách thương mại?
A) Thuế quan
B) Quota
C) Trợ cấp xuất khẩu
D) Trợ cấp nhập khẩu

Câu 24: Những nhân tố nào là chủ thể của nền kinh tế quốc tế?
A) Các quốc gia độc lập có chủ quyền
B) Các tổ chức kinh tế quốc tế
C) Các liên kết kinh tế quốc tế
D) Cả 3 đáp án trên

Câu 25: Quan hệ nào không phải quan hệ kinh tế quốc tế?
A) Quan hệ di chuyển quốc tế về tư bản
B) Quan hệ di chuyển quốc tế về nguồn nhân lực
C) Hội nhập kinh tế quốc tế
D) Quan hệ quân sự

Câu 26: Xu hướng nào không phải xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế quốc tế?
A) Toàn cầu hoá
B) Sự bùng nổ của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ
C) Sự phát triển của vòng cung Châu Á – Thái Bình Dương
D) Các rào cản kinh tế giữa các quốc gia ngày càng tăng

Câu 27: Bản chất của hệ thống tiền tệ quốc tế thứ nhất (1867-1914)?
A) Là chế độ bản vị vàng
B) Là chế độ bản vị vàng hối đoái
C) Là chế độ tỷ giá cố định
D) Không đáp án nào đúng

Câu 28: Ưu diểm của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam?
A) Khối lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam khá lớn qua các năm
B) Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa tới tác động tích cực trên nhiều lĩnh vực khác
C) Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mất cân đối về việc thu hút vốn theo ngành và vùng
D) A và C

Câu 29: Lợi ích của các công ty đa quốc gia mang lại cho nước chủ nhà?
A) Giảm việc làm trong nước
B) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
C) Tiếp thu kỹ thuật và công nghệ từ nước ngoài
D) Có thể phá vỡ chính sách tiền tệ trong nước

Câu 30: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái?
A) Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia
B) Mức chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia
C) Sự can thiệp của chính phủ
D) Cả 3 đáp án trên

Câu 31: Đặc điểm của hệ thống tiền tệ Bretton Woods là?
A) Bản vị vàng
B) Bản vị vàng hối đoái
C) Thành lập hai tổ chức IMF và WB
D) Không đáp án nào đúng

Câu 32: Có hai nước Việt Nam và Nhật Bản, có tỷ giá hối đoái 1JPY = 130VND. Tỷ lệ lạm phát của VN là 8%/năm, của Nhật là 5%/năm. Hỏi tỷ giá hối đoái sau lạm phát bằng bao nhiêu?
A) 1JPY = 133,71 VND
B) 1JPY = 140,2 VND
C) 1JPY = 129,0 VND
D) 1JPY = 131,0 VND

Câu 33: Mức lãi suất trong nước tăng (các yếu tố khác không thay đổi) sẽ làm cho:
A) Mức đầu tư trong nước tăng
B) Mức tiết kiệm trong nước tăng
C) Mức đầu tư trong nước giảm
D) B và C

Câu 34: Yếu tố nào không thuộc tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế?
A) Đầu tư ra nước ngoài
B) Đầu tư nước ngoài vào trong nước
C) Vay ngân hàng
D) Vốn ODA

Câu 35: Hiện nay Việt Nam đang áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái nào?
A) Tỷ giá hối đoái cố định
B) Tỷ giá hối đoái thả nổi
C) Tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý
D) Không đáp án nào đúng

Câu 36: Đối tượng nhận được các khoản thu từ thuế là?
A) Chính phủ
B) Người tiêu dùng
C) Nhà cung cấp
D) Cả ba đối tượng trên

Câu 37: Sức mua của đồng nội tệ giảm so với đồng ngoại tệ làm cho?
A) Xuất khẩu thuận lợi và nhập khẩu gặp khó khăn
B) Xuất khẩu thuận lợi và nhập khẩu thuận lợi
C) Xuất khẩu gặp khó khăn và nhập khẩu thuận lợi
D) Xuất khẩu khó khăn và nhập khẩu khó khăn

Câu 38: Khi hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) được đàm phán vào cuối những năm 40, nó đề ra các quy định và nguyên tắc điều tiết thương mại quốc tế. Trong đó có 2 nguyên tắc về không phân biệt đối xử có vị trí trung tâm là?
A) Nguyên tắc đối xử quốc gia – Nguyên tắc đối xử vùng lãnh thổ
B) Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc – Nguyên tắc đối xử quốc gia
C) Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên
D) Nguyên tắc đối xử quốc gia – Nguyên tắc bình đẳng

Câu 39: Xu hướng cơ bản trong thương mại quốc tế hiện nay là?
A) Tự do hóa thương mại
B) Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế
C) Bảo hộ mậu dịch
D) Tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch

Câu 40: Trong lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, có 2 giả định sau: (1) Thế giới có 2 quốc gia sản xuất 2 loại mặt hàng mỗi nước có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất một mặt hàng; (2) Đồng nhất chi phí sản xuất với tiền lương công nhân. Ngoài ra còn 1 giả định là gì?
A) Giá cả hoàn toàn do chi phí quyết định
B) Giá cả hoàn toàn do thị trường quyết định
C) Công nghệ 2 nước là cố định
D) Thương mại hoàn toàn tự do

Câu 41: Các xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới hiện nay là?
A) Khu vực hóa và toàn cầu hóa
B) Cách mạng khoa học công nghệ phát triển
C) Sự phát triển của vòng cung châu Á – Thái Bình Dương
D) Cả 3 xu hướng trên

Câu 42: Xét về tổ chức và quản lý, đầu tư quốc tế phân ra mấy loại?
A) 3
B) 4
C) 2
D) 5

Câu 43: Tính chất của đầu tư quốc tế là?
A) Tính bình đẳng và tự nguyện
B) Tính đa phương và đa chiều
C) Vừa hợp tác vừa cạnh tranh
D) Cả 3 tính chất trên

Câu 44: Sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế trải qua mấy giai đoạn?
A) 2
B) 3
C) 4
D) 5

Câu 45: Vai trò của thuế quan trong thương mại quốc tế?
A) Điều tiết xuất nhập khẩu, bảo hộ thị trường nội địa
B) Tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước
C) Giảm thất nghiệp trong nước
D) Tất cả các câu trên

Câu 46: Tác giả của lý thuyết về lợi thế so sánh?
A) D.Ricardo
B) A.Smith
C) P.Samuelson
D) W.Petty

Câu 47: Ngoài các quốc gia độc lập trên Trái Đất, các tổ chức thì nền kinh tế thế giới còn bao gồm bộ phận nào?
A) Các công ty, doanh nghiệp
B) Các tập đoàn kinh tế
C) Các liên kết kinh tế
D) Các tổ chức phi chính phủ

Câu 48: Nhận định nào dưới đây không đúng về thuế quan?
A) Một công cụ để phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế
B) Một hình thức để phân phối lại thu nhập giữa người tiêu dùng sang người sản xuất
C) Một biện pháp nhằm phát triển ngành sản xuất có lợi thế so sánh
D) Một hình thức bảo hộ mậu dịch

Câu 49: Việt Nam tham gia AFTA vào năm bao nhiêu?
A) 1995
B) 2001
C) 1996
D) 2006

Câu 50: Là một nhà đầu tư ra nước ngoài, dưới giác độ quản lý, bạn không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn quan tâm?
A) Nguồn nguyên liệu và giá nhân công rẻ
B) Phân tán rủi ro
C) Tiếp cận thị trường
D) Khả năng sinh lời

Câu 51: Nếu như đồng Việt Nam tăng giá so với đồng Đôla Mỹ thì sẽ dẫn đến?
A) Xuất khẩu của Việt Nam giảm
B) Xuất khẩu của Việt Nam tăng
C) Xuất khẩu của Mỹ giảm
D) Nhập khẩu của Mỹ tăng

Câu 52: Xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới?
A) Sự phát triển mang tính chất bùng nổ của KH – CN
B) Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới diễn ra với quy mô ngày càng lớn và tốc độ ngày càng cao
C) Nền kinh tế thế giới chuyển từ lưỡng cực sang đa cực và xuất hiện sự phát triển của vòng cung Châu Á – Thái Bình Dương
D) Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 53: Nội dung của quan hệ kinh tế quốc tế gồm các hoạt động cơ bản?
A) Thương mại quốc tế, hợp tác quốc tế về kinh tế và KH – CN
B) Thương mại quốc tế, hợp tác đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế về kinh tế và KH – CN, các dịch vụ thu ngoại tệ
C) Nhập khẩu, xuất khẩu
D) Thương mại quốc tế và các dịch vụ thu ngoại tệ

Câu 54: Nội dung của thương mại quốc tế gồm các hoạt động cơ bản?
A) Xuất khẩu và nhập khẩu
B) Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và chuyển khẩu
C) Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu và chuyển khẩu, gia công thuê nước ngoài và xuất khẩu tại chỗ
D) Xuất khẩu, nhập khẩu, gia công thuê nước ngoài và xuất khẩu tại chỗ

Câu 55: Theo lý thuyết lợi ích tuyệt đối của A.Smith thì trong thương mại quốc tế:
A) Tất cả các nước đều có lợi
B) Nước nào có sản phẩm có hàm lượng KH – CN cao hơn thì sẽ bất lợi
C) Các nước đều có lợi khi họ tập trung vào chuyên môn hoá, trao đổi quốc tế, và nước sản xuất và xuất khẩu có lợi thế tuyệt đối
D) Các nước bị bất lợi trong việc sản xuất 2 mặt hàng so với nước kia thì không nên tham gia trao đổi quốc tế

Câu 56: Trong lý thuyết lợi thế so sánh của D.Ricardo thì trong trao đổi quốc tế?
A) Tất cả các nước đều có lợi
B) Nước nào có sản phẩm có hàm lượng KH – CN cao hơn thì sẽ bất lợi
C) Các nước đều có lợi khi họ tập trung vào chuyên môn hoá, trao đổi quốc tế, và nước sản xuất và xuất khẩu có lợi thế tuyệt đối
D) Các nước bị bất lợi trong việc sản xuất 2 mặt hàng so với nước kia thì không nên tham gia trao đổi quốc tế

Câu 57: Có thể nói lý thuyết lợi thế so sánh chính là lý thuyết lợi ích tuyệt đối mở rộng?
A) Không thể vì bản chất khác nhau
B) Đúng vì nó hoàn thiện những mặt hạn chế của lý thuyết lợi ích tuyệt đối
C) Đúng vì nó cùng đề cập đến vấn đề trao đổi quốc tế
D) Sai vì 2 ông nghiên cứu ở 2 thời điểm khác nhau và hoàn cảnh thế giới lúc này cũng khác nhau

Câu 58: Xu hướng tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch?
A) Về nguyên tắc, 2 xu hướng này đối nghịch nhau
B) 2 xu hướng không bài trừ nhau mà thống nhất với nhau
C) Trên thực tế, 2 xu hướng luôn song song tồn tại và kết hợp với nhau trong quá trình toàn cầu hoá
D) Tất cả các ý trên

Câu 59: Đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư thường thích đầu tư nhiều vốn vào các nước?
A) Kém phát triển
B) Đang phát triển
C) Phát triển
D) B và A

Câu 60: Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái?
A) Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia
B) Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế
C) Sự chênh lệch lãi suất và những yếu tố tâm lý
D) Các câu trên đều đúng

Câu 61: Cho biết 2 nước Việt Nam và Thái Lan trong năm nay có tỷ giá hối đoái là 1 THB = 450 VND. Trong năm trước chỉ số lạm phát của Thái Lan là 11%, của Việt Nam là 9%. Hỏi trong năm đó tỷ giá hối đoái 2 nước là bao nhiêu?
A) 1 THB = 455,75 VND
B) 1 THB = 500,73 VND
C) 1 THB = 444,32 VND
D) 1 THB = 449,23 VND

Câu 62: Đâu không phải nội dung của tỷ giá thả nổi có quản lý?
A) Là tỷ giá vẫn được quan hệ cung – cầu trên thị trường quyết định
B) Có sự can thiệp của chính phủ để không vượt quá hay hạ thấp quá mức tỷ giá mục tiêu
C) Chính phủ tham gia can thiệp vào thị trường thông qua các chính sách kinh tế, thuế quan, và các rào cản kỹ thuật
D) Tất cả đều là nội dung của tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát

Câu 63: Khi đồng VND bị mất giá, chính phủ Việt Nam muốn điều chỉnh kéo giá đồng Việt Nam lên họ sẽ?
A) Mua ngoại tệ, bơm thêm tiền vào lưu thông
B) Mua nội tệ vào, bơm ngoại tệ vào lưu thông
C) Điều chỉnh thông qua mệnh lệnh từ cơ quan vật giá trung ương
D) Không có câu nào đúng

Câu 64: Tại sao Mỹ lại không thích Trung Quốc để giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp, họ cho đó là phá giá đồng tiền?
A) Do lịch sử 2 nước có nhiều bất đồng
B) Vì như thế hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc xâm nhập vào thị trường của Mỹ rất dễ dàng, và là mối đe dọa đối với hàng hoá trong nước của Mỹ
C) Do Mỹ lo ngại Trung Quốc lớn mạnh hơn mình
D) Không có câu nào đúng

Câu 65: Hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton Woods (1945) có đặc điểm?
A) Lập ra quỹ tiền tệ quốc tế IMF và ngân hàng thế giới WB
B) Áp dụng tỷ giá thả nổi và kinh bản vị có giới hạn
C) Các nước tự lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái tùy ý, cố định hoặc thả nổi hoặc kết hợp giữa chúng thành tỷ giá thả nổi có quản lý
D) Không câu nào đúng

Câu 66: Thuế quan là loại thuế?
A) Đánh vào hàng hóa xuất khẩu
B) Đánh vào hàng hóa nhập khẩu
C) Đánh vào hàng hóa quá cảnh
D) Cả 3 câu trên

Câu 67: Tỷ số chi phí sản xuất hàng hóa X ở hai quốc gia lớn hơn tỷ số chi phí sản xuất hàng hóa Y của hai quốc gia này. Điều này cho thấy?
A) Quốc gia 1 có lợi thế so sánh ở mặt hàng X
B) Quốc gia 1 có lợi thế so sánh ở mặt hàng Y
C) Quốc gia 1 có lợi thế so sánh ở cả 2 mặt hàng X và Y
D) Quốc gia 1 không có lợi thế so sánh ở cả 2 mặt hàng X và Y

Câu 68: Đầu tư quốc tế là hình thức di chuyển quốc gia về _______ từ quốc gia này đến quốc gia khác?
A) Vốn
B) Công nghệ
C) Nhân lực
D) Cả 3 câu đều đúng

Câu 69: Cán cân ghi lại các giao dịch quốc tế có liên quan đến các dòng chảy của vốn vào và ra khỏi một nước là?
A) Cán cân thường xuyên
B) Cán cân tài trợ chính thức
C) Cán cân luồng vốn
D) Cán cân thanh toán

Câu 70: Chính phủ khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhằm giảm thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế, chính phủ thực hiện chức năng nào của thị trường ngoại hối?
A) Là cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ
B) Là công cụ để NHTƯ thực hiện chính sách tiền tệ
C) Tín dụng
D) Cung cấp các công cụ để cho các nhà kinh doanh nghiên cứu phòng ngừa rủi ro trong hối đoái trao đổi

Câu 71: Nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệnh tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để thu lại lợi nhuận thông qua hoạt động mua và bán là?
A) Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối gia ngay
B) Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệnh tỷ giá
C) Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn
D) Nghiệp vụ ngoại hối giao sau

Câu 72: Nghiệp vụ cho phép người mua có quyền có quyền không bắt buộc mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ nhất định ở một mức giá và trong thời hạn được xác định trước là?
A) Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao sau
B) Nghiệp vụ hoán đổi
C) Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệnh tỷ giá
D) Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối quyền chọn

Câu 73: Khi tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ?
A) Có lợi cho nhập khẩu
B) Có lợi cho xuất khẩu
C) Có lợi cho nhập khẩu và xuất khẩu
D) Có hại cho nhập khẩu và xuất khẩu

Câu 74: Khi tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ?
A) Hạn chế xuất khẩu tư bản
B) Hạn chế nhập khẩu tư bản
C) Hạn chế cả xuất khẩu và nhập khẩu tư bản
D) Không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu tư bản

Câu 75: Vàng và một số đồng tiền chủ chốt được coi là ngoại tệ. Vàng là đặc điểm của chế độ?
A) Bản vị vàng
B) Bản vị vàng hối đoái
C) Hệ thống Jamaica
D) Hệ thống tiền tệ EMS

Câu 76: Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ nằm trong hạng mục nào của cán cân thanh toán?
A) Tài khoản vãng lai
B) Tài khoản vốn
C) Tài khoản dự trữ chính thức quốc gia
D) Tài khoản chênh lệch số thống kê

Câu 77: Có 2 nước Đức và Việt Nam. Tỷ giá hối đoái là 1 ECU = 22000 VNĐ. Tỷ lệ lạm phát của Đức là 2% và của Việt Nam là 6%. Tính tỷ giá hối đoái sau lạm phát (với giả định các yếu tố khác không đổi)
A) 1 ECU = 21170 VNĐ
B) 1 ECU = 22863 VNĐ
C) 1 ECU = 17333 VNĐ
D) 1 ECU = 66000 VNĐ

Câu 78: Khi ngân hàng Trung Ương giảm lãi suất thì?
A) Lượng tiền thực tế giảm
B) Lượng tiền thực tế tăng
C) Lượng tiền thực tế không thay đổi
D) Không câu nào đúng

Câu 79: Các khoản ODA được cung cấp dưới dạng tiền mặt hoặc ngân sách của nhà nước là theo phương thức cung cấp nào?
A) Hỗ trợ cán cân thanh toán và ngân sách
B) Hỗ trợ chương trình
C) Hỗ trợ dự án hoặc hàng hoá để hỗ trợ cán cân thanh toán
D) Không phải các phương án trên

Câu 80: Các công ty sẽ thực hiện đầu tư ra nước ngoài khi hội tụ đủ 3 lợi thế về địa điểm, lợi thế về sở hữu, lợi thế về nội hoá là nội dung của lý thuyết nào?
A) Lý thuyết lợi ích cận biên
B) Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm
C) Lý thuyết về quyền lực thị trường
D) Lý thuyết chiết trung

Câu 81: Xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới
A) Khu vực hoá toàn cầu hoá
B) Sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật công nghệ
C) Sự đối thoại chuyển sang đối đầu, hợp tác chuyển sang biệt lập
D) a và b

Câu 82: Thương mại quốc tế không bao gồm nội dung nào sau đây?
A) Xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
B) Gia công quốc tế
C) Chuyên môn hoá vào những mặt hàng không có lợi thế so sánh
D) Tái xuất khẩu, chuyển khẩu

Câu 83: Lý thuyết nào sau đây không coi trọng vai trò của chính phủ trong các hoạt động mậu dịch quốc tế?
A) Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A.Smith
B) Lý thuyết về lợi thế so sánh của D.Ricardo
C) Lý thuyết về đầu tư
D) Cả b và c

Câu 84: Công cụ và biện pháp chủ yếu của chính sách thương mại
A) Thuế
B) Hạn ngạch
C) Trợ cấp xã hội
D) Tất cả các câu trên

Câu 85: Nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế
A) Chế độ đãi ngộ quốc gia
B) Cấm nhập khẩu
C) Chế độ đãi nhất
D) Cả a và c

Câu 86: Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước tiếp nhận đầu tư
A) Làm nguồn tài nguyên của nước tiếp nhận đầu tư thêm dồi dào và phong phú
B) Giảm bớt các tệ nạn xã hội
C) Giải quyết khó khăn do thiếu vốn
D) Tất cả đều sai

Câu 87: Hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
A) Hỗ trợ phát triển chính thức
B) Mua cổ phiếu và trái phiếu
C) Vay ưu đãi
D) Tất cả đều sai

Câu 88: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập năm nào?
A) 1952
B) 1963
C) 1967
D) 1968

Câu 89: Theo hiệp định CEPT các nước sẽ tiến hành cắt giảm thuế quan
A) 0- 5%
B) 5-10%
C) 10-15%
D) 15-20%

Câu 90: Trong các nguyên tắc sau đâu là nguyên tắc của APEC?
A) Nguyên tắc tự do hoá thương mại, thuận lợi hoá thương mại
B) Nguyên tắc đầu tư không ràng buộc
C) Nguyên tắc nhất trí
D) Cả a và b

Câu 91: Đối tượng nghiên cứu của kinh tế quốc tế?
A) Nền kinh tế một quốc gia
B) Các chủ thể kinh tế quốc tế
C) Các quan hệ kinh tế quốc tế
D) b và c

Câu 92: Quan điểm của Đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế đối ngoại, khái niệm “mở cửa” có nghĩa là?
A) “Mở toang cửa”, “thả cửa một cách tuỳ tiện”
B) Mở cửa là một chính sách nhất thời, một biện pháp kỹ thuật
C) Mở cửa là mở rộng giao lưu kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, trao đổi và phân công lao động quốc tế
D) Mở cửa là xoá bỏ hoàn toàn các loại thuế nhập khẩu

Câu 93: Xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu?
A) Xuất khẩu hàng hoá vô hình
B) Cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khách du lịch quốc tế
C) Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công
D) Nhập khẩu tạm thời và sau đó xuất khẩu sang một nước khác

Câu 94: Chức năng của thương mại quốc tế?
A) Làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
B) Giúp các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài giảm thuế thu nhập doanh nghiệp do có sự chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc gia
C) Góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân do khai thác triệt để lợi thế của quốc gia
D) a và c

Câu 95: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư?
A) Của tư nhân, công ty vào một công ty ở nước khác và trực tiếp điều hành công ty đó
B) Mua cổ phiếu, trái phiếu của một doanh nghiệp ở nước khác
C) Cho vay ưu đãi giữa chính phủ các nước
D) Dùng cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước

Câu 96: Một trong các chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối là?
A) Xác định lượng tiền cần bơm vào lưu thông trong nước
B) Đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ phục vụ cho chu chuyển, thanh toán quốc tế
C) Giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro bằng việc đầu tư ra nước ngoài
D) Cân bằng cán cân thanh toán quốc gia

Câu 97: Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá được định nghĩa
A) Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay
B) Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận được thực hiện trong một thời gian nhất định
C) Là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ thu lợi dựa vào mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối
D) Là nghiệp vụ bán một đồng tiền nào đó ở thời điểm hiện tại và mua lại chính đồng tiền đó tại một thời điểm xác định trong tương lai

Câu 98: Các quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế vì?
A) Giảm bớt được hàng rào thuế khi xuất khẩu
B) Tăng dòng vốn đầu tư quốc tế vào trong nước
C) Điều chỉnh được hiệu quả hơn các chính sách thương mại
D) Tất cả các ý kiến trên

Câu 99: Một trong các mục tiêu của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là?
A) Chống lại sự ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc tới khu vực Đông Nam Á
B) Mở rộng quan hệ thương mại với các nước ngoài khu vực
C) Thúc dục Quốc Hội Mỹ trao quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho các quốc gia thành viên của ASEAN
D) Tăng giá dầu thô

Câu 100: Năm nay tỷ giá hối đoái giữa VND và USD là: 1 USD = 16080 VND. Giả sử năm sau tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 6% và của Mỹ là 3%, thì tỷ giá hối đoái sau lạm phát sẽ là?
A) 16824
B) 16548
C) 15625
D) 16080

Xem thêm phần 2 và phần 3 tại đây:
332 câu trắc nghiệm thương mại quốc tế – Phần 2
332 câu trắc nghiệm thương mại quốc tế – Phần 3

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)