Đề thi trắc nghiệm thương mại quốc tế – đề 3

Năm thi: 2023
Môn học: Thương mại quốc tế
Trường: Đại học Ngoại thương
Người ra đề: TS. Nguyễn Thanh Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Thương mại quốc tế
Trường: Đại học Ngoại thương
Người ra đề: TS. Nguyễn Thanh Bình
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Đề thi trắc nghiệm Thương mại quốc tế – Đề 3 là một trong những đề thi tiêu biểu thuộc môn Thương mại quốc tế.. Đề thi này nhằm giúp sinh viên củng cố và đánh giá kiến thức về các nguyên tắc thương mại quốc tế, các hiệp định thương mại, cùng những chính sách thương mại toàn cầu. Đề 3 thường được biên soạn và chỉnh sửa bởi các giảng viên có kinh nghiệm, như TS. Nguyễn Thanh Bình, giảng viên Khoa Kinh tế tại các trường đại học lớn như Đại học Ngoại thương hoặc Đại học Kinh tế Quốc dân, dành cho sinh viên năm thứ ba hoặc năm cuối thuộc các ngành Kinh doanh quốc tế, Kinh tế đối ngoại. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bộ đề thi trắc nghiệm thương mại quốc tế – đề 3 (có đáp án)

Câu 1: Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do là chế độ?
A. Tỷ giá được hình thành trên cơ sở ấn định mức tỷ giá trung tâm
B. Tỷ giá được xác định hoàn toàn dựa trên tương quan cung cầu giữa các đồng tiền trên thị trường ngoại hối
C. Tỷ giá được xác định bởi chính sách điều chỉnh của Chính phủ nhằm dịch chuyển các đường cung cầu ngoại tệ để chúng cắt nhau tại mức ngang giá chính thức
D. Không có câu nào ở trên

Câu 2: Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, sẽ gây ra tác động làm?
A. Tăng dòng vốn đầu tư từ trong nước ra nước ngoài
B. Giảm dòng vốn đầu tư từ trong nước ra nước ngoài
C. Kích thích tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu
D. Cả A và C

Câu 3: Tổ chức tài chính Quốc tế IMF được hình thành ở hệ thống tiền tệ
A. Thứ nhất
B. Thứ hai
C. Bretton woods
D. Jamaica

Câu 4: Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái?
A. Chính sách điều chỉnh lãi suất của Chính phủ
B. Sự biến đổi của tỷ lệ lạm phát
C. Sự thay đổi của tỷ trọng xuất nhập khẩu quốc gia
D. Tất cả các ý kiến trên

Câu 5: Nền kinh tế thế giới theo cách tiếp cận hệ thống bao gồm?
A. Các chủ thể kinh tế quốc tế
B. Các quan hệ kinh tế quốc tế
C. Các tập đoàn, công ty đa quốc gia xuyên quốc gia
D. Cả A và B

Câu 6: Trong những đặc điểm sau đặc điểm nào không phải là đặc điểm của nền kinh tế thế giới?
A. Sự bùng nổ về khoa học công nghệ
B. Các quốc gia chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại
C. Xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng phát triển chậm và không đều nhau song song các nước và khu vực

Câu 7: Nội dung của quan hệ kinh tế quốc tế không bao gồm?
A. Thương mại quốc tế
B. Hợp tác quốc tế về kinh tế và khoa học công nghệ
C. Quan hệ ngoại giao quốc tế
D. Hợp tác đầu tư quốc tế

Câu 8: Chức năng của thương mại quốc tế
A. Làm thay đổi cơ cấu giá trị sử dụng của sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
B. Nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân
C. Cả A và B
D. Tất cả đều sai

Câu 9: Những nguyên tắc sau nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế?
A. Nguyên tắc tối huệ quốc
B. Độc lập bình đẳng không can thiệp vào nội bộ của nhau
C. Nguyên tắc ngang bằng dân tộc hay chế độ đãi ngộ quốc gia
D. Tất cả đều sai

Câu 10: Lý thuyết nào sau đây không phải là lý thuyết về đầu tư quốc tế?
A. Lý thuyết về bàn tay vô hình của A.Smith
B. Lý thuyết lợi ích cận biên
C. Lý thuyết chiết trung
D. Lý thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm

Câu 11: Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế?
A. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước xâm nhập và mở rộng thị trường ra nước ngoài
B. Bảo vệ thị trường nội địa
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng

Câu 12: Đặc điểm của ngoại thương Việt Nam?
A. Tốc độ tăng trưởng khá cao
B. Thị trường của hoạt động ngoại thương ngày càng mở rộng
C. Xây dựng được các mặt hàng có qui mô lớn và được thị trường chấp nhận
D. Cả B và C

Câu 13: Để đánh giá hiệu quả hoạt động của một hệ thống tiền tệ quốc tế người ta sử dụng tiêu thức
A. Điều chỉnh
B. Khả năng sinh lời
C. Dự trữ
D. Độ tin cậy

Câu 14: Việt Nam là thành viên của các tổ chức kinh tế nào?
A. ASEAN
B. EURO
C. APEC
D. Cả A và C

Câu 15: Trong xu hướng vận động của nền kinh tế quốc tế hiện nay, các quốc gia đang phát triển cần phải làm gì để có khả năng hòa cùng nhịp với nền kinh tế thế giới?
A. Hoàn thiện hệ thống chính trị luật pháp
B. Xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất kinh tế cho phù hợp
C. Giải quyết một cách triệt để các vấn nạn xã hội, tập quán kinh tế lạc hậu
D. Tất cả các phương án trên

Câu 16: Hoạt động nào sau đây không được coi là hoạt động thương mại quốc tế?
A. Việt Nam xuất khẩu gạo sang Mỹ
B. Malaysia nhập lao động từ Trung Quốc
C. Một Việt kiều gửi tiền về nước cho người thân
D. Một dịch vụ viễn thông của Anh được đưa ra sử dụng tại Việt Nam

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo là sự kế thừa phát triển lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
B. Một nước gặp bất lợi về tất cả các mặt hàng thì không thể tham gia vào thương mại quốc tế
C. Quá trình quốc tế trên cơ sở lợi thế tuyệt đối sẽ không làm thay đổi sản phẩm toàn thế giới
D. Theo lý thuyết của Adam Smith thì giá cả không hoàn toàn do chi phí quyết định

Câu 18: ODA là?
A. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
B. Chỉ là khoản hỗ trợ không hoàn lại của các tổ chức chính phủ nước ngoài cho các nước nhận viện trợ
C. Là một dạng của đầu tư gián tiếp
D. Không phải là các câu trên

Câu 19: Việt Nam năm 2006 có số vốn đầu tư FDI vào khoảng?
A. 12 tỷ USD
B. 15 tỷ USD
C. 8 tỷ USD
D. 10 tỷ USD

Câu 20: Việc đánh giá thuế quan nhập khẩu ở một nước nhỏ thì sẽ làm giá cả nội địa của sản phẩm đó?
A. Giảm một lượng đúng bằng toàn bộ thuế quan
B. Tăng một lượng đúng bằng toàn bộ thuế quan
C. Giảm một lượng nhỏ hơn toàn bộ thuế quan
D. Tăng một lượng lớn hơn toàn bộ thuế quan

Câu 21: Bộ phận nào không phải là bộ phận cấu thành của cán cân thanh toán quốc tế?
A. Cán cân thường xuyên
B. Cán cân tài khoản vốn
C. Cán cân tài trợ chính thức
D. Cán cân hạn ngạch

Câu 22: Sự thiếu hụt trong cán cân thanh toán, việc tăng cường vay nợ và sự thiếu hụt ngân ngân sách thường xuyên có những nguyên nhân?
A. Mức chi tiêu của nhà nước quá cao trong khi thu nhập thấp và bao cấp quốc doanh quá lớn
B. Quá dựa dẫm vào viện trợ cho không và vay nợ nước ngoài
C. Cả A và B
D. Không phải các nguyên nhân trên

Câu 23: Đầu tư quốc tế được thực hiện bởi nguyên nhân sau đây?
A. Do sự mất cân đối về các yếu tố sản suất giữa các quốc gia nên có sự chênh lệch về giá cả các yếu tố
B. Do sự gặp gỡ về lợi ích của các bên tham gia
C. Đầu tư quốc tế nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặc biệt như xây dựng các công trình có quy mô vượt ra phạm vi biên giới quốc gia
D. Tất cả các nguyên nhân trên

Câu 24: Trên giác độ quan hệ giữa các quốc gia khi một quốc gia đánh thuế sẽ làm cho các bạn hàng ở vào vị trí bất lợi vì?
A. Tỷ lệ mậu dịch của họ giảm đi
B. Lợi ích của họ bị giảm đi
C. Nền kinh tế của họ gặp khủng hoảng nghiêm trọng
D. Cả A và B

Câu 25: Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế có những dạng nào sau đây?
A. Cân bằng
B. Thặng dư
C. Thâm hụt
D. Chiều dòng tiền trong nước và nước ngoài có sự thay đổi

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)