Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản là một tập hợp các bài kiểm tra quan trọng trong chương trình học của môn Điều dưỡng cơ bản. Những đề thi này được biên soạn và tổng hợp từ các trường đại học uy tín như Đại học Y Dược – Đại học Huế, Đại học Y Hà Nội, và Đại học Y Dược TP.HCM, nhằm đánh giá năng lực của sinh viên trong các kỹ năng cơ bản về chăm sóc bệnh nhân, xử lý tình huống lâm sàng, và kiến thức lý thuyết điều dưỡng. Đặc biệt, bộ đề này thường được các giảng viên có chuyên môn sâu rộng như PGS. TS. Trần Thị Tuyết Hồng tại Đại học Y Dược TP.HCM biên soạn và chỉnh lý, đảm bảo độ chính xác và phù hợp với chuẩn mực giáo dục. Đây là những bài thi dành cho sinh viên năm nhất và năm hai ngành Điều dưỡng, giúp họ củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi quan trọng.
Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá bộ đề thi này và thử sức ngay bây giờ!
Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản – Đề 3
1. Trong việc đo các dấu hiệu sống, câu nào nào sau đây SAI:
A. Mỗi ngày đo 2 lần sáng – chiều cách nhau 8 giờ. Trừ trường hợp đặc biệt do Bác sĩ chỉ định
B. Nếu nghi ngờ kết quả khi đo huyết áp hoặc nhiệt độ thì phải tiến hành lại ngay hoặc dùng dụng cụ khác, hoặc bệnh nhân khác để đo rồi so sánh
C. Ðối với trẻ em, người già, người mất trí, bệnh nhân giãy dụa cần phải giữ nhiệt kế suốt thời gian đo và nên đo nhiệt độ ở nách
D. Người điều dưỡng có thể hướng dẫn để bệnh nhân tự lấy nhiệt và báo cáo kết quả
2. Yêu cầu cần đạt được kỹ thuật tiêm trong da, NGOẠI TRỪ:
A. Bộc lộ và sát khuẩn vùng tiêm
B. Kéo căng da bệnh nhân
C. Ðâm kim vào một góc 45°
D. Ðẩy thuốc nhẹ nhàng, vùng tiêm nổi sẩn
3. Giao tiếp không lời:
A. Sử dụng cử chỉ điệu bộ thay cho lời nói, chữ viết
B. Thường giao tiếp bằng lời ưu thế hơn giao tiếp không lời
C. Không nên phối hợp giao tiếp bằng lời với giao tiếp không lời
D. Khi bệnh nhân mất ngôn ngữ ta thường sử dụng giao tiếp không lời để diễn đạt
4. Những vị trí dễ bị loét ép khi bệnh nhân nằm ngửa:
A. Vùng chẩm, xương bả vai, vùng xương cùng, gót chân, khuỷu tay
B. Vùng chẩm, vùng xương bả vai, vùng xương cùng, gót chân, đầu gối
C. Vùng chẩm, vùng xương bả vai, vùng xương cùng, xương sườn, đầu gối
D. Vùng chẩm, xương bả vai, vùng xương cùng, xương sườn, mu chân
5. (A) Khi vận chuyển bệnh nhân cần phải phủ chăn, vải lên người bệnh nhân VÌ (B) Cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ trong vận chuyển. Chọn câu đúng nhất:
A. (A) đúng, (B) đúng; (A), (B) có liên quan nhân quả
B. (A) đúng, (B) đúng; (A), (B) không có liên quan nhân quả
C. (A) đúng, (B) sai
D. (A) sai, (B) đúng
6. Lấy máu tĩnh mạch để làm những xét nghiệm nào sau đây:
A. Ðể làm các xét nghiệm về vật lý, sinh hoá, tế bào
B. Ðể đo khí máu
C. Ðể làm các xét nghiệm về vi sinh vật
D. Sử dụng cho hầu hết mọi xét nghiệm máu trừ khí máu
7. Trong nhận định trước khi vận chuyển bệnh nhân, CẦN LƯU Ý: 1. Bệnh nhân có khả năng vận động tất cả các chi không? 2. Bệnh nhân không có khả năng vận động ở phần nào của cơ thể? 3. Bệnh nhân có khả năng vận động phía nào mạnh hơn? 4. Trước đây bệnh nhân được vận chuyển bằng cách nào?
A. 1,2 đúng
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
8. Vị trí để nhiệt kế khi đo nhiệt ở miệng:
A. Ðặt nhiệt kế ở khoang miệng
B. Ðặt nhiệt kế ở trên lưỡi
C. Ðặt nhiệt kế ở tiền đình miệng
D. Ðặt nhiệt kế ở dưới lưỡi
9. Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch theo tuần tự nào sau đây được xem là đúng nhất:
A. Bộc lộ tĩnh mạch vùng định tiêm, buộc garô, sát khuẩn, hút thử và bơm thuốc
B. Buộc garô, bộc lộ tĩnh mạch vùng định tiêm, sát khuẩn, hút thử và bơm thuốc
C. Bộc lộ tĩnh mạch vùng định tiêm, sát khuẩn, buộc garô, hút thử và bơm thuốc
D. Sát khuẩn, buộc garô, bộc lộ tĩnh mạch vùng định tiêm, hút thử và bơm thuốc
10. Giao tiếp bằng lời có đặc điểm: 1. Giao tiếp hiệu quả là phải đơn giản, ngắn, dễ hiểu và trực quan 2. Diễn đạt các ý kiến, cảm xúc, tâm tư, tình cảm… của con người thông qua ngôn ngữ 3. Trong giao tiếp, đôi khi chỉ thay đổi một từ cũng có thế thay đổi nghĩa cả một câu 4. Là giao tiếp chỉ thông qua lời nói
A. 1,2 đúng
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
11. Cách đo để xác định chiều dài ống xông cần thiết khi đặt xông dạ dày:
A. Từ dái tai đến mũi xương ức
B. Từ mũi đến rốn
C. Từ cánh mũi đến dái tai rồi đến mũi xương ức
D. Từ dái tai đến mũi đến rốn
12. Để vận chuyển bệnh nhân đúng kỹ thuật, người điều dưỡng NÊN:
A. Giải thích quy trình vận chuyển với người nhà bệnh nhân
B. Giải thích quy trình vận chuyển với bệnh nhân
C. Không nên thông báo việc vận chuyển với bệnh nhân
D. Chuẩn bị thuốc cấp cứu
13. Tai biến nào sau đây KHÔNG PHẢI là tai biến của đặt sonde dạ dày, rửa dạ dày:
A. Viêm phổi do sặc dịch rửa
B. Rối loạn nước- điện giải
C. Nhịp nhanh
D. Hạ thân nhiệt
14. Các dụng cụ thuộc mức độ nguy cơ nhiễm khuẩn cao:
A. 1,2 đúng
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
15. Kỹ thuật tiêm bắp, NGOẠI TRỪ:
A. Sát khuẩn vùng tiêm bằng cồn 70°
B. Làm căng mặt da vùng định tiêm
C. Bơm tiêm chếch 30° – 45°, mặt vát ngửa lên trên
D. Hút thử xem có máu không
16. Nguyên tắc khi cọ rửa dụng cụ bằng tay:
A. 1,2 đúng
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
17. Kỹ thuật làm giọt dải và giọt đặc:
A. Dùng góc lamen khuấy đều thành đường tròn đồng tâm từ ngoài vào trong
B. Dùng bề rộng của lamen dây nhẹ lam kính để làm giọt đặc
C. Giọt đặc có đuôi vát như hình đầu lưỡi
D. Cố định giọt dải bằng cồn 90° và giọt đặc thì để nguyên
18. Cần truyền tĩnh mạch 500ml dịch trong thời gian 2 giờ thì tốc độ truyền là:
A. 60 – 65 giọt/phút
B. 70 – 75 giọt/phút
C. 80 – 85 giọt/phút
D. 90 – 95 giọt/phút
19. (A) Người điều dưỡng phải triệt để tôn trọng quy trình vô khuẩn khi chuẩn bị hấp, sấy dụng cụ. VÌ (B) Nhiễm khuẩn có thể trực tiếp từ người điều dưỡng sang bệnh nhân và ngược lại:
A. A đúng, B đúng. A, B có liên quan nhân quả
B. A đúng, B đúng. A, B không liên quan nhân quả
C. A đúng, B sai
D. A sai, B đúng
20. Các kiểu băng cơ bản của băng cuộn, câu nào SAI:
A. Băng số 8
B. Băng vòng gấp lai
C. Băng xoáy ốc
D. Băng treo
21. Trong vận chuyển bệnh nhân từ giường sang cáng bằng phương pháp 3 người, người điều dưỡng CẦN PHẢI:
A. 1,2 đúng
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
22. Ðể có kết quả xét nghiệm máu chính xác, khi lấy máu cần phải:
A. Bệnh nhân phải uống những tác nhân thích hợp với từng loại xét nghiệm 30 phút trước khi lấy máu
B. Lấy máu vào sáng sớm khi bệnh nhân mới ngủ dậy chưa ăn uống gì
C. Sau khi ăn sáng nhẹ
D. Khi bệnh nhân đang sốt
23. (a) Trong vận chuyển bệnh nhân lên xe ô tô, phải đầu của bệnh nhân lên trước VÌ (b) Cần phải chú trọng đến an toàn tính mạng cho bệnh nhân trong lúc vận chuyển. Chọn câu đúng nhất:
A. (a) đúng, (b) đúng; (a), (b) có liên quan nhân quả
B. (a) đúng, (b) đúng; (a), (b) không có liên quan nhân quả
C. (a) đúng, (b) sai
D. (a) sai, (b) đúng
24. Nguyên tắc của ép tim ngoài lồng ngực:
A. 1,2 đúng
B. 1,2,3 đúng
C. 1,2,3,4 đúng
D. 3,4 đúng
25. Trong rửa tay ngoại khoa, câu nào sau đây SAI:
A. Rửa tay ngoại khoa nhằm tránh nhiễm khuẩn vết mổ
B. Người điều dưỡng phải rửa từ đỉnh ngón tay đến khuỷu tay bằng dung dịch sát khuẩn ngoại khoa
C. Thời gian rửa tay tối thiểu cho mỗi lần là 5 phút
D. Phải cởi hết các đồ nữ trang trước khi rửa tay
26. Kết quả thử phản ứng thuốc dương tính (++) khi nổi sẩn có đường kính:
A. 0.1 – 0.2 cm
B. 0.3 – 0.4 cm
C. 0.5 – 0.8 cm
D. 0.9 – 1.0 cm
27. Mục tiêu quan trọng nhất và đầu tiên của hồi sức tim phổi là ngăn được tổn thương không hồi phục do thiếu oxy tại:
A. Não
B. Tim
C. Phổi
D. Gan
28. (A) Trong bất động gãy xương bằng nẹp phải chêm lót những chỗ xương lồi băng bông gạc VÌ (B) Da và các tổ chức khác nằm giữa xương lồi và nẹp cứng sẽ bị thương tổn:
A. A, B đúng; A, B có liên quan nhân quả
B. A, B đúng; A, B không liên quan nhân quả
C. A đúng B sai
D. A sai, B đúng
29. Trong áp dụng rửa dạ dày để điều trị, câu nào SAI:
A. Trước khi phẫu thuật dạ dày nếu bệnh nhân đã ăn chưa quá 6 giờ
B. Bệnh nhân bị suy tim nặng, kiệt sức, truỵ tim mạch
C. Bệnh nhân bị say rượu nặng (ngộ độc)
D. Trước mổ bệnh nhân hẹp môn vị
30. (A) Tiêm truyền là một trong những động tác quan trọng để đưa thuốc vào cơ thể VÌ (B) Tiêm truyền có thể thực hiện bằng nhiều đường khác nhau như tiêm trong da, dưới da, trong cơ, tĩnh mạch:
A. A, B đúng; A, B có liên quan nhân quả
B. A, B đúng; A, B không liên quan nhân quả
C. A đúng B sai
D. A sai, B đúng
Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản Đề 3
Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản Đề 4
Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản Đề 5
Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản Đề 6
Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản Đề 7
Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản Đề 8
Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản Đề 9
Trắc Nghiệm Điều Dưỡng Cơ Bản Đề 10
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.