Đề thi thử đại học môn Sinh 2025 – THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An

Năm thi: 2025
Môn học: Sinh
Trường: THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An
Người ra đề: THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An
Hình thức thi: Trắc nghiệm và tự luận
Loại đề thi: Đại học
Thời gian thi: 60 Phút
Đối tượng thi: Học sinh 12
Năm thi: 2025
Môn học: Sinh
Trường: THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An
Người ra đề: THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An
Hình thức thi: Trắc nghiệm và tự luận
Loại đề thi: Đại học
Thời gian thi: 60 Phút
Đối tượng thi: Học sinh 12
Làm bài thi

Đề thi thử đại học môn Sinh 2025 – THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An là một trong những đề tiêu biểu thuộc chuyên mục Thi thử Sinh THPT, nằm trong chương trình thi chuyển cấp môn Sinh học THPT. Đây là một tài liệu Ôn tập thi thử THPT chất lượng, được xây dựng bám sát theo cấu trúc và định hướng mới nhất từ đề minh họa 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề thi tập trung kiểm tra toàn diện kiến thức Sinh học lớp 12, đặc biệt ở các chuyên đề quan trọng như: di truyền học, tiến hóa, sinh thái học và ứng dụng thực tiễn, đồng thời có sự lồng ghép một số câu hỏi liên hệ kiến thức lớp 10 và 11. Với mức độ câu hỏi được phân loại rõ ràng từ nhận biết đến vận dụng cao, đề thi này giúp học sinh vừa rèn luyện kỹ năng, vừa đánh giá đúng năng lực để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi chuyển cấp sắp tới.

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Đề thi thử đại học môn Sinh 2025 – THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An

**PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.**

Câu 1: Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4 bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4. Cả 4 bình đều đựng hạt đỗ xanh. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm.

– Bình 1: chứa 1 kg hạt mới nhú mầm, – Bình 2: chứa 1 kg hạt khô.
– Bình 3: chứa 1 kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín – Bình 4: chứa 0,5 kg hạt mới nhú mầm.

Theo lý thuyết, dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?
1. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng.
2. Nồng độ O₂ ở bình 1 và bình 4 đều giảm.
3. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.
4. Nồng độ O₂ ở bình 3 tăng.
A. 2, 3.
**B. 2, 4.**
C. 1, 3.
D. 1, 4.

Câu 2: Trong các thí nghiệm sau đây ở Hình 2, thí nghiệm nào chứng minh sự khác nhau về tốc độ thoát hơi nước giữa trên và mặt dưới lá?
A. Thí nghiệm 1.
B. Thí nghiệm 3.
**C. Thí nghiệm 2.**
D. Thí nghiệm 4.

Câu 3. Hình 1 mô tả hiện tượng một đột biến điểm xảy ra trên gene β-globin và gây bệnh hồng cầu hình liềm ở người. Quan sát hình và cho biết dạng đột biến gene gây bệnh này thuộc loại nào sau đây?
A. Mất 1 cặp nucleotide.
**B. Thay thế 1 cặp nucleotide.**
C. Thay thế 1 nucleotide.
D. Mất 2 cặp nucleotide.

Câu 4. Loại acid nucleic nào sau đây không có liên kết hydrogen trong phân tử?
A. mRNA
B. tRNA
C. rRNA
**D. DNA**

Câu 5. Ở một loài, allele A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai XᴬXᵃ × XᴬY tạo ra đời con có kiểu hình mắt trắng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 75%.
**B. 25%.**
C. 100%.
D. 50%.

Câu 6. Theo Darwin, hình thành loài mới diễn ra theo con đường nào?
A. Cách li địa lí.
**B. Cách li sinh thái.**
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Phân li tính trạng.

Câu 7. Trên quần đảo Galapagos có 3 loài sẻ ăn hạt:
– Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp kích với mỏ của mỗi loài.

– Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài sẻ này sinh sống, kích thước mỏ của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo chung. Nhận định nào sau đây về hiện tượng trên sai?
A. Kích thước mỏ có sự thay đổi bởi áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn đến giảm bớt sự cạnh tranh giữa 3 loài sẻ cùng sống ở hòn đảo chung.
**B. Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể cùng chung sống.**
C. Kích thước mỏ của loài sẻ ở các hòn đảo riêng thay đổi để phù hợp với nguồn thức ăn đặc trưng trên các đảo này.
D. Kích thước mỏ của các loài sẻ ở các hòn đảo riêng khác với kích thước mỏ của các loài sẻ trên hòn đảo chung là do có sự chọn lọc khác nhau.

Câu 8: Trong một nghiên cứu về đa dạng sinh học các loài ve sầu ở một vườn quốc gia thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, người ta thu được 431 cá thể thuộc 39 loài. Trong đó, có 7 cá thể thuộc loài *Pomponia backanensis* (một loài ve sầu mới được đặt tên vào năm 2009 bởi 2 nhà côn trùng học người Việt Nam và người Campuchia). Mức độ phong phú của một loài trong khu vực nghiên cứu được xác định ở Bảng 1

Câu 9: Loài *Pomponia backanensis* có mức độ ưu thế như thế nào trong quần xã vườn quốc gia trên?
**A. Loài rất ưu thế.**
B. Loài ưu thế.
C. Loài ưu thế tiềm tàng.
D. Loài không ưu thế.

Câu 10: Ở người, xét 2 gene trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường; gene quy định nhóm máu có 3 allele là I<sup>A</sup>, I<sup>B</sup>, I<sup>O</sup>. Kiểu gene I<sup>A</sup>I<sup>A</sup> và I<sup>A</sup>I<sup>O</sup> quy định nhóm máu A; kiểu gene I<sup>B</sup>I<sup>B</sup> và I<sup>B</sup>I<sup>O</sup> quy định nhóm máu B; kiểu gene I<sup>A</sup>I<sup>B</sup> quy định nhóm máu AB; kiểu gene I<sup>O</sup>I<sup>O</sup> quy định nhóm máu O; gene quy định dạng tóc có 2 allele, allele D trội hoàn toàn so với allele d. Nghiên cứu sự di truyền tính trạng nhóm máu và dạng tóc trong một dòng họ, người ta xây dựng sơ đồ phả hệ như Hình 5. Biết rằng cặp vợ chồng 1-2 có nhóm máu giống nhau, 2 người con gái 5, 6 có kiểu hình khác nhau, mẹ đẻ cả 2 tính trạng; đồng thời 2 người con gái này có nhóm máu khác nhau. Theo lí thuyết, xác suất sinh con đầu lòng là con gái có nhóm máu A dị hợp, tóc thẳng của cặp vợ chồng 7 – 8

A. 5/108
B. 1/18
C. 4/9
**D. 1/54**

Câu 11: Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m<sup>2</sup>) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm như sau:

Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là thấp nhất?
A. Quần thể III.
B. Quần thể IV.
**C. Quần thể II.**
D. Quần thể I.

Câu 12: Thú túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ sinh thái giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là
**A. cạnh tranh khác loài.**
B. động vật ăn thịt và con mồi.
C. hội sinh.
D. ức chế – cảm nhiễm.

Câu 13: Giả sử đồ thị sau mô tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể trùng đế giày được nuôi trong phòng thí nghiệm. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thí nghiệm này?

I. Đồ thị này mô tả sự tăng trưởng của quần thể trùng đế giày theo tiềm năng sinh học.
II. Vào ngày thứ 5 – 6 quần thể có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
III. Từ ngày thứ 7 trở đi mức cạnh tranh gay gắt, tốc độ sinh sản giảm, môi trường nuôi cấy có sự biến đổi.
IV. Để quan sát tốc độ tăng trưởng của quần thể theo tiềm năng sinh học, cần đưa thêm vào quần thể mỗi

Câu 13: loài khác
A. 1.
B. 2.
**C. 3.**
D. 4

Câu 14. Một loài thực vật lưỡng bội có 4 cặp NST kí hiệu lần lượt là Aa, Bb, Dd, Ee. Giả sử có 4 thể đột biến với số lượng NST như sau:

| Đột biến | Thể đột biến 1 | Thể đột biến 2 | Thể đột biến 3 | Thể đột biến 4 |
|—|—|—|—|—|
| Bộ NST | AaBbDdEe | AAAaBbbDddEEee | AaBbDddEe | AaBbdddEe |

Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Số NST trong tế bào sinh dưỡng của thể đột biến 1 là 2n +1
B. Thể đột biến số 3 có số lượng gene trên 1 NST tăng lên.
C. Hàm lượng DNA trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở các thể đột biến giống nhau.
**D. Thể đột biến số 2 chỉ có thể phát sinh qua giảm phân và thụ tinh.**

Câu 15. Ở gà, protein globin được tổng hợp ở phôi giai đoạn 14 ngày nhưng không được tổng hợp ở tế bào bạch cầu. Người ta tiến hành các thí nghiệm (TN1, TN2, TN3, TN4) theo 4 bước như ở bảng 12.

| Bảng 12. Các bước thí nghiệm |
|—|
| Mẫu thí nghiệm | Tế bào phôi 14 ngày | Tế bào bạch cầu |
|—|—|—|
| | TN1 | TN2 | TN3 | TN4 |
| Bước 1: Tách nhân, loại bỏ màng nhân | + | + | + | + |
| Bước 2: Xử lý với DNAase | + | – | + | – |
| Bước 3: Tinh sạch DNA | + | + | – | – |
| Bước 4: Cắt bằng enzyme giới hạn BamHI | + | + | + | + |
| Chú thích: (+): Có thực hiện bước thí nghiệm. (-): Không thực hiện bước thí nghiệm |

Kết quả cho thấy, TN1 không có đoạn DNA có kích thước 4,6 kb (1kb = 1000 cặp nucleotide), còn các thí nghiệm TN2, TN3, TN4 đều có đoạn DNA có kích thước 4,6 kb. Biết rằng đoạn DNA chứa gene mã hóa globin được cắt bằng enzyme giới hạn BamHI có kích thước 4,6 kb, enzyme DNAase chỉ phân hủy DNA tại vị trí không liên kết với protein.Nguồn: (https://sltstl.ouc.vn/projects/udavtas-sinh-và-mo-ta-chuc-nang-dac-trung-cua-mot-so-gene-mien-dich-tren-ga-4031.html)

Giải thích nào sau đây là đúng cho kết quả thí nghiệm trên?
A. Từ kết quả thí nghiệm có thể kết luận đoạn DNA 4,6 kb đã bị phân hủy ở bạch cầu, còn ở phôi thì không bị phân hủy.
**B. Sau khi DNA đã loại bỏ protein được xử lí bằng BamHI, TN2, TN3, TN4 đều có đoạn DNA 4,6 kb chứng tỏ BamHI cắt ở hai đầu của gene mã hóa globin.**
C. Gene mã hóa globin không biểu hiện ở tế bào phôi (TN1), do DNA ở dạng tháo xoắn vùng không liên kết với protein bị phân hủy bởi DNAase.
D. TN3 có kết quả giống TN 4 do gene ở tế bào bạch cầu đang ở dạng tháo xoắn nên không bị phân hủy bởi DNAase.

Câu 16. Dạng đột biến cấu trúc NST có thể dẫn đến một số gene của nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác là
**A. lặp đoạn.**
B. chuyển đoạn.
C. mất đoạn.
D. đảo đoạn.

Câu 17. Cho đồ thị mức độ sống sót của sinh vật như hình, trong đó I, II, III là ba quần thể sinh vật.

| Giai đoạn | Năm |
|—|—|
| | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
| Sinh khối thực vật (g/m²) | Lô X | 780 | 782 | 780 | 782 | 780 | 778 | 780 | 782 | 780 | 779 |
| | Lô Y | 779 | 781 | 780 | 780 | 0 | 0 | 50 | 120 | 250 | 400 |
| Lượng khoáng thất thoát hằng năm (kg/ha) | Lô X | 13 | 9 | 13 | 13 | 14 | 13 | 12 | 13 | 12 | 13 |
| | Lô Y | 14 | 10 | 13 | 65 | 72 | 76 | 55 | 35 | 20 | 18 |

Trong số các nhận xét dưới đây, nhận xét chính xác liên quan đến các đường cong sống sót này là:
A. Mức tử vong thấp ở giai đoạn còn non và giai đoạn trưởng thành thể hiện rõ ở đường cong số I.
B. Đường cong số III xuất hiện trong tự nhiên ở các loài có tập tính chăm sóc con non tốt và số lượng con trong 1 lứa đẻ ít.
**C. Đường cong số II thường gặp ở một số loài người và thú có cỡ lớn trong tự nhiên.**
D. Đối với các loài có chiến thuật sinh sản kiểu bùng nổ, tạo ra một số lượng khổng lồ con non trong một thời gian ngắn thường có đường cong sống sót kiểu II.

Câu 18. Một loài thực vật có 12 nhóm gene liên kết. Theo lí thuyết, bộ NST lưỡng bội của loài này là
A. 2n = 12
B. 2n = 36
**C. 2n = 24**
D. 2n = 24

Câu 1. Hình 1 mô tả các thành phần của hệ dẫn truyền tim ở người. Quan sát hình và cho biết, phát biểu dưới đây khi nói về tuần hoàn máu là Đúng hay Sai?
a) Tìm cơ quan tự động theo chu kì là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim.
b) Các chú thích trên hình là các thành phần của hệ dẫn truyền tim: (1) Nút xoang nhĩ, (3) nút nhĩ thất, (5) bó His, (4) nhánh bó His và (4) mạng lưới Purkinje.
c) Một bệnh nhân bị bệnh tim được lắp máy trợ tim có chức năng phát xung điện cho tim. Máy trợ tim này có chức năng tăng cường

Câu 2. Ở ruồi giấm, cho giao phối giữa ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi thân đen, cánh cụt, mắt trắng thu được F1 100% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau được F2 xuất hiện 28 loại kiểu gene. Trong đó tỉ lệ kiểu hình ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ và kiểu hình ruồi thân xám, cánh cụt, mắt trắng là 31,25%. Biết không xảy ra đột biến, tính trạng màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của X. Mỗi tính trạng do một cặp gene quy định, trội lặn hoàn toàn. Theo lý thuyết, mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai?

a) Ruồi cái F1 đã xảy ra hoán vị gene với tần số là 40%.

b) Tỉ lệ ruồi cái dị hợp 3 cặp gene ở F1 là 15%.

c) Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở F2 là 31,25%.

d) Trong tổng số ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F2, ruồi cái đồng hợp về tất cả các cặp gene chiếm tỷ lệ 5/52.

Câu 3: Trên vùng mã hóa của một gene không phân mảnh có đoạn mạch gốc mang trình tự nucleotide như sau:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
3’… G A T T T C A T A G A C T C A … 5′
Nếu gene bị đột biến mất các cặp nucleotide số 6, 9, 15 thì mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?

a. Số liên kết hydrogen của gene đột biến giảm 8 liên kết so với gene ban đầu.

b. Khi hai gene cùng nhân đôi 4 lần thì số nucleotide tự do loại guanin mà môi trường cung cấp cho gene đột biến ít hơn gene ban đầu là 15 nucleotide.

c. Chuỗi polypeptide do gene đột biến tổng hợp kém chuỗi polypeptide do gene ban đầu tổng hợp một amino acid và có hai amino acid mới.

d. Gene ban đầu có tỉ lệ $\frac{A + T}{G + C}$ lớn hơn so với gene đột biến.

Câu 4. Để nghiên cứu ảnh hưởng của chặt phá rừng đến sự thất thoát lượng khoáng trong đất, người ta
chọn hai lô trồng một khu rừng với điều kiện ban đầu như nhau.
Lô X: Không có chặt phá rừng và không sử dụng thuốc diệt cỏ trong thời gian nghiên cứu.
Lô Y: Trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn I (rừng chưa bị chặt phá).
Giai đoạn II (rừng bị chặt hoàn toàn và sử dụng thuốc diệt cỏ để ngăn chặn sự phát triển của thảm thực vật nhưng không điều chỉnh hoạt động vật).
Giai đoạn III (thuốc diệt cỏ không còn được sử dụng nên thảm thực vật bắt đầu phát triển tự nhiên).
Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 2:

Hãy cho biết, mỗi phát biểu dưới đây là Đúng hay Sai?
a) Ở lô Y, giai đoạn I có sinh khối thực vật lớn nhất và lượng khoáng thất thoát hàng năm là nhỏ nhất.

b) Ở lô Y, giai đoạn II có lượng khoáng thất thoát hàng năm tăng làm lượng khoáng trong đất giảm.

c) Ở lô Y, giai đoạn III xảy ra diễn thế nguyên sinh với sinh khối thực vật tăng dần.

d) Nghiên cứu này cho thấy chặt phá rừng là có thể làm giảm sự thất thoát khoáng trong đất.

Câu 1. Trong các nhân tố tiến hóa sau: chọn lọc tự nhiên, đột biến, dòng gene, phiêu bạt di truyền và giao phối không ngẫu nhiên. Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa vô hướng?

Câu 2. Một loài thực vật, màu hoa do hai cặp gene (A, a) và (B, b) quy định; gene (D, d) quy định hình dạng quả. Thế hệ P: Cây hoa đỏ, quả dài tự thụ phấn thu được 56,25% hoa đỏ, quả dài; 18,75% cây hoa vàng, quả dài; 18,75% cây hoa vàng, quả ngắn; 6,25% cây hoa trắng, quả ngắn. Biết không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gene lai giữa cây P với cây khác cùng loài, đời con lại có 3 tổ hợp kiểu gene đều cho 75% cây hoa vàng, quả dài?

Câu 3. Vô số chuỗi xoắn, chuỗi xoắn kép của các vi khuẩn nhỏ. Giá sử rằng trong một khoảng thời gian, một con cú tiêu thụ 5000T nguyên liệu động vật. Con cú mất 2300T trong phân và sử dụng 2500T cho quá trình hô hấp tế bào. Hiệu suất sinh thái của con cú này là bao nhiêu phần trăm (%)?

Câu 4: Một quần thể giao phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gene có 2 alen là A và a, trong đó số cá thể có kiểu gene đồng hợp tử lặn chiếm tỉ lệ 16%. Tần số các alen A trong quần thể này là bao nhiêu?

Câu 6. Một thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ruồi giấm (Drosophilidae) lên tuổi thọ của chúng thu được kết quả sau:

Qua bảng số liệu, cho biết tuổi thọ trung bình tối đa của ruồi giấm là bao nhiêu ngày?

Mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 là gì?

Căn cứ theo Mục 1 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023, mục đích tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025 để:

– Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018.

– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.

– Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2025 có bắt buộc thi môn Sinh Học không?

Căn cứ theo Mục 5 Phương án Tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 quy định như sau:

Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

Đồng thời, căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:

Môn thi

Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).

Theo quy định này, các môn thi tốt nghiệp THPT 2025 bao gồm:

– Thi 02 môn bắt buộc: Toán và Ngữ văn.

– Thi 02 môn tự chọn trong số các môn sau: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp, Công nghệ định hướng Nông nghiệp, Ngoại ngữ.

Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học

 

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: