Đề thi thử Đại học môn Sinh 2025 – THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa – Vũng Tàu

Năm thi: 2025
Môn học: Sinh
Trường: THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa – Vũng Tàu
Người ra đề: THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa – Vũng Tàu
Hình thức thi: Trắc nghiệm và tự luận
Loại đề thi: Đại học
Thời gian thi: 50 Phút
Đối tượng thi: Học sinh 12
Năm thi: 2025
Môn học: Sinh
Trường: THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa – Vũng Tàu
Người ra đề: THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa – Vũng Tàu
Hình thức thi: Trắc nghiệm và tự luận
Loại đề thi: Đại học
Thời gian thi: 50 Phút
Đối tượng thi: Học sinh 12
Làm bài thi

Đề thi thử Đại học môn Sinh 2025 – THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những đề thi nằm trong Bộ Đề thi đại học môn Sinh Học THPT, thuộc chuyên mục Tổng hợp đề thi thử môn Sinh Học THPT QG. Đây là đề thi được xây dựng bởi Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn – Bà Rịa – Vũng Tàu, một trong những trường chuyên có truyền thống đào tạo học sinh giỏi khối B, nhằm giúp học sinh lớp 12 rèn luyện chuyên sâu trước kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025 môn Sinh học.

Đề thi được biên soạn công phu, theo sát định hướng và cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Các nội dung được tập trung gồm: cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, di truyền học người, tiến hóa, và sinh thái học. Đặc biệt, đề có tính phân hóa cao, với nhiều câu hỏi vận dụng – vận dụng cao mang tính liên kết kiến thức, phù hợp với học sinh khá, giỏi có mục tiêu xét tuyển đại học vào các ngành y dược, sinh học, công nghệ sinh học, môi trường,…

Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Đề thi thử Đại học môn Sinh 2025 – THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Bà Rịa – Vũng Tàu


PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (4,5 ĐIỂM)

Câu 1: Hình dưới đây mô tả giai đoạn nào của quá trình phát sinh sự sống trên trái đất? (Hình ảnh các giai đoạn phát sinh sự sống)
A. Tiến hóa hóa học.
B. Tiến hóa tiền sinh học.
C. Tiến hóa sinh học.
D. Tiến hóa hậu sinh học.

Câu 2: Ở một loài thú, tính trạng màu lông do một gene có 3 allele nằm trên NST thường quy định. Allele T₁ quy định lông đen trội hoàn toàn so với allele T₂ quy định lông vàng; Allele T₂, T₃ trội hoàn toàn so với Allele T₃ quy định lông trắng. Cho phép lai T₁T₂ x T₂T₃ thu được tỉ lệ kiểu hình là:
A. 1: 1
B. 1: 2: 1
C. 3: 1
D. 1: 1: 1: 1

Câu 3: Tai sao liệu pháp gene có tiềm năng lớn trong điều trị các bệnh di truyền vì liệu pháp gene
A. loại bỏ hoàn toàn gene đột biến ra khỏi cơ thể người bệnh.
B. có khả năng thay đổi hệ gene của người bệnh, giúp phục hồi chức năng bình thường của tế bào.
C. chỉ tác động đến các triệu chứng bệnh mà không ảnh hưởng đến gen.
D. giúp làm giảm mức độ triệu chứng bệnh trong một thời gian ngắn.

Câu 4: Mối quan hệ giữa gene và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ nào sau đây?
A. Gene (DNA) → mRNA → polypeptide → protein → tính trạng.
B. Gene (DNA) → mRNA → tRNA → protein → tính trạng.
C. Gene (DNA) → mRNA → polypeptide → tính trạng.
D. Gene (DNA) → mRNA → tRNA → polypeptide → protein → tính trạng.

Câu 5: Một tế bào có kiểu NST là Aabb. Ở kì đầu của nguyên phân thì kí hiệu NST của tế bào là
A. AaaaBBbb.
B. AAAAbbbb.
C. AABB.
D. AABB.

Câu 6: Cây hoa cẩm tú cầu thuần chủng mọc ở những nơi khác nhau có thể cho màu hoa khác nhau như đỏ, đỏ nhạt, đỏ tím và tím. Hiện tượng này là do
A. đột biến gene quy định màu hoa.
B. lượng nước tưới khác nhau.
C. độ pH của đất khác nhau.
D. cường độ sáng khác nhau

Câu 7: Lấy hạt của hoa liên hình (Primula sinensis) màu đỏ có kiểu gene AA đem trồng trong điều kiện 35°C thu được toàn bộ hoa màu trắng. Giải thích nào sau đây là đúng?
A. Gene A đột biến thành gene a.
B. màu trắng của hoa liên hình do gene A quy định.
C. màu của hoa liên hình do những độ môi trường quy định.
D. màu trắng của hoa liên hình do tương tác kiểu gene AA với nhiệt độ cao (35°C).

Câu 8: Biện pháp nào sau đây không đúng để bảo vệ các loài thiên địch?
A. Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để phòng trừ sâu cho cây trồng.
B. Tạo ra các giống cây trồng không được sâu hại.
C. Chăm sóc tốt cho cây trồng để tăng sức đề kháng cho cây.
D. Áp dụng biện pháp tự diệt làm giảm kích thước quần thể sinh vật gây hại.

Câu 9: Ở cà chua, Allele A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, những phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây quả đỏ và cây quả vàng?
A. AA × Aa và Aa × aa.
B. AA × Aa và Aa × Aa.
C. Aa × aa và Aa × aa.
D. AA × aa và Aa × Aa.

Câu 10: Tại sao việc duy trì nhiệt độ cơ thể cao (ví dụ 37°C) là vấn đề thách thức hơn đối với động vật nhiệt đới có kích thước nhỏ so với động vật có kích thước lớn?
A. Động vật nhỏ có tỉ lệ trao đổi chất thấp hơn (trên một gam khối lượng cơ thể) so với động vật lớn hơn.
B. Động vật nhỏ hơn có tỉ lệ diện tích bề mặt so với khối lượng cơ thể lớn hơn và do đó mất nhiệt lớn ra môi trường.
C. Động vật nhỏ hơn có tỉ lệ diện tích bề mặt so với khối lượng cơ thể nhỏ hơn và do đó mất nhiệt lớn ra môi trường.
D. Động vật nhỏ hơn không thể run lên với tốc độ đủ nhanh để tạo ra nhiệt lượng trong cơ thể.

Câu 11: Người ta sử dụng một chuỗi polynucleotide có tỉ lệ (T+C)/(A+G) = 0,25 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi polynucleotide bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nucleotide tự do (T+C) cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là bao nhiêu?
A. 80%.
B. 20%.
C. 25%.
D. 75%.

Câu 12: Thực vật thủy sinh hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây?
A. Qua lông hút rễ.
B. Qua lá.
C. Qua thân.
D. Qua bề mặt cơ thể.

Câu 13: Ếch, nhái có nhiều vào mùa mưa. Đây là ví dụ về biến động số lượng
A. theo chu kì mùa.
B. không theo chu kì.
C. theo chu kì nhiều năm.
D. theo chu kì tuần trăng.

Câu 14: Trong mô hình cấu trúc của Operon Lac, vùng số (2) là nơi (Hình ảnh cấu trúc Operon Lac)
A. protein điều hoà có thể liên kết vào để ngăn cản quá trình phiên mã.
B. mang thông tin quy định cấu trúc protein điều hoà.
C. RNA polymerase bám vào và khởi động quá trình phiên mã.
D. mang thông tin quy định cấu trúc các enzyme tham gia các phản ứng phân giải đường lactose.

Câu 15: Khi nghiên cứu một số đặc trưng cơ bản của 1 quần thể cá, người ta xây dựng được biểu đồ như hình bên. Phân tích biểu đồ, hãy cho biết kết luận nào sau đây sai? (Biểu đồ các đặc trưng của quần thể cá)
A. Tỉ lệ giới tính của quần thể này là 1 : 1.
B. Tháp tuổi của quần thể này thuộc dạng tháp phát triển.
C. Có 14% số cá thể của quần thể này không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của quần thể.
D. Quần thể này có kiểu phân bố ngẫu nhiên.

Câu 16: Khi kích thước của quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì có thể dẫn tới khả năng nào sau đây?
A. Kích thước quần thể tiếp tục duy trì vượt quá mức tối đa.
B. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm.
C. Mức sinh sản của quần thể giảm.
D. Các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.

Câu 17: Hình bên dưới mô tả sự di cư của một số cá thể từ quần thể I sang quần thể II thuộc cùng một loài.(Hình ảnh di cư giữa hai quần thể) Phát biểu nào sau đây đúng về việc di cư của các cá thể này?
A. Có sự thay đổi tần số kiểu gene nhưng tần số allele của quần thể không thay đổi.
B. Quần thể II bị thay đổi cấu trúc di truyền, quần thể I không bị ảnh hưởng.
C. Quần thể I tiếp nhận các cá thể đến hại quần thể trong hình thành là dòng gene.
D. Sự di cư của các cá thể sẽ làm tăng sự khác biệt về vốn gene của hai quần thể.

Câu 18: Việt Nam cũng đã nhập và nhân nuôi thành công nhiều giống vật nuôi F₁ như nhập giống bò BBB có nguồn gốc từ Bỉ, là giống bò thịt có nhiều đặc tính tốt nổi tiếng thế giới nhưng song cũng có những hạn chế của việc nhân, nuôi các giống nhập nội bởi lí do là
A. giống bò cho năng suất và chất lượng cao nổi tiếng thế giới.
B. thường phải mất thời gian để thích nghi với điều kiện khí hậu ở Việt Nam, dễ mắc bệnh.
C. giống bò có năng suất thấp, sản lượng sữa cao nổi tiếng thế giới.
D. dễ nuôi, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

PHẦN 2. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (4,0 ĐIỂM)

Câu 1: Bt là tên viết tắt của Bacillus thuringiensis, là loài vi khuẩn đất điển hình được phân lập ở vùng Thuringia, Đức. Bt có khả năng tổng hợp nên protein gây tê liệt ấu trùng của một số loài côn trùng gây hại, trong đó có sâu đục quả bông, các loài sâu đục thân ngô Châu Á và Châu Âu. Kết quả là côn trùng chết sau một vài ngày. Các nhà khoa học đã tiến hành chuyển gene Bt mã hóa cho protein tinh thể độc tố từ vi khuẩn Bt này sẽ có khả năng tự kháng lại sâu bệnh.
(Hình ảnh quá trình tạo sinh vật biến đổi gen)
Dựa vào thông tin trên và hình mô tả quá trình tạo sinh vật biến đổi gene ở cây ngô, hãy cho biết mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai?
a) Tạo giống ngô Bt dựa trên nguyên lí tạo sinh vật biến đổi gene.
b) Gene Bt là gene cần chuyển, plasmid là vector.
c) Bt là loài sinh vật biến đổi gene, restrictase là enzyme cắt giới hạn.
d) Cây ngô được chuyển gene Bt này sẽ có khả năng tự kháng lại sâu hại mà không cần sử dụng thuốc trừ sâu.

Câu 2: Cho 2 quần thể chuột sau, biết Allele A quy định lông đen trội hoàn toàn so với allele a quy định lông hung, cá thể mang gene dị hợp về 2 allele này cho lông xám.
(Bảng thông tin về 2 quần thể chuột)
Giả sử quần thể 1 sống ở ruộng lúa, quần thể 2 sống ở ruộng khoai cách nhau bởi 1 con kênh dẫn nước. Do chuột bệnh kéo dài nên ruộng lúa ở nơi quần thể 1 sinh sống bị chết dần, dẫn đến 50 chuột lông đen, 5 chuột lông xám ở quần thể 1 di cư sang quần thể 2 (quần thể 2 đáp ứng đủ nhu cầu sống cho <180 con chuột). Giả sử cả 2 quần thể trước và sau di cư đều không có cá thể chuột nào bị chết và không sinh sản thêm. Dựa vào thông tin trên hãy cho biết các phát biểu dưới đây là đúng hay sai?
a) Sau khi di cư số cá thể của quần thể 2 nhiều hơn số cá thể của quần thể 1.
b) Trước di cư, tần số allele A quần thể 1 là 0,4, tần số allele a quần thể 2 là 0,15.
c) Trước di cư quần thể 1 đạt trạng thái cân bằng di truyền, quần thể 2 không đạt trạng thái cân bằng di truyền.
d) Giả sử sau di cư, ruộng lúa lại xanh tốt trở lại do được chăm sóc, số cá thể còn lại trên ruộng lúa sẽ không có khả năng tăng số lượng vì kích thước quần thể ở dưới mức tối thiểu.

Câu 3: Có khoảng 3% dân số bình thường mang allele đột biến ở gene CFTR gây bệnh xơ nang, nằm trên NST thường. Trong một gia đình, cả người vợ và chồng đều là thể mang về một allele đột biến CFTR. Cặp vợ chồng này sinh ra đứa con đầu lòng bị bệnh xơ nang, vì vậy khi mang thai đứa con thứ hai họ muốn đến bác sĩ tư vấn và kiểm tra sàng lọc. Các mẫu DNA từ các thành viên trong gia đình và thai nhi được xét nghiệm PCR và điện di trên gel, kết quả như hình bên. Biết rằng, allele A1, A2, A3, A4 là các allele khác nhau và — biểu thị cho kết quả điện di của các allele.
(Hình ảnh kết quả điện di DNA)
Phân tích thông tin và cho biết mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?
a) Những allele A3 và A4 là allele gây bệnh.
b) Thai nhi sinh ra không bị bệnh nhưng có mang allele gây bệnh.
c) Gen đột biến là gene trội.
d) Nếu thai nhi sinh ra, lớn lên và kết hôn với người bình thường trong quần thể này thì xác suất họ sinh ra đứa con trai đầu lòng bị bệnh xơ nang là 0,375%.

Câu 4: Loài rong X sống ở vùng biển ven bờ Z, nơi có nhiệt độ mùa hè hiếm khi cao hơn 18°C. Thực hiện thí nghiệm nuôi loài rong X trong 3 chậu nuôi (hình a), ở 3 điều kiện nhiệt độ: 18°C, 21°C, 27°C, người ta thu được kết quả ở hình b.
(Hình a và Hình b: Thí nghiệm về loài rong X)
Phân tích thông tin và cho biết mỗi phát biểu sau đây đúng hay sai?
a) Nhiệt độ 27°C là đã vượt quá nhiệt độ tối ưu cho sự sinh trưởng của rong X.
b) Ở 18°C, lượng tảo G cao hầu như không ảnh hưởng tới sự phát triển của rong X.
c) Ở 27°C, nhiều khả năng là tảo G cạnh tranh nguồn sống với rong X.
d) Vùng biển nơi rong X sinh sống là nơi có điều kiện nhiệt độ thuận lợi nhất đối với sự sinh trưởng của rong X.

PHẦN 3. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.

Câu 1: Biểu đồ bên thể hiện tốc độ sinh trưởng của các quần thể vi khuẩn I, II và III đã biến đổi qua nhiều thế hệ ở những điều kiện về nhiệt độ nuôi cấy khác nhau. Biết rằng tốc độ sinh trưởng được coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thích nghi của vi khuẩn.
(Biểu đồ tốc độ sinh trưởng của 3 quần thể vi khuẩn theo nhiệt độ)
Nếu ba quần thể vi khuẩn trên được trộn lẫn vào nhau và nuôi ở 37°C thì có bao nhiêu loài vi khuẩn bị chết bởi nhiệt độ?

Câu 2: Trong quá trình dịch mã, giai đoạn kéo dài chuỗi polypeptide được mô tả qua hình ảnh sau:
(4 hình ảnh minh họa giai đoạn kéo dài chuỗi polypeptide)
Hãy sắp xếp các hình mô tả các giai đoạn kéo dài chuỗi polypeptide theo đúng trật tự. Thể hiện kết quả bằng cách viết liền các số của hình tương ứng.

Câu 3: Ở ruồi giấm, giả sử cặp gene thứ nhất gồm 2 allele A, a nằm trên NST số 1, cặp gene thứ hai gồm 2 allele B, b và cặp gene thứ ba gồm 2 allele D, d cùng nằm trên NST số 2 và cách nhau 40cM, cặp gene thứ tư gồm 2 allele E, e nằm trên cặp NST giới tính.
Nếu mỗi gene qui định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai giữa cặp bố mẹ (P): Aa XDXdE/e Bb/bd × XdXde/e bb/dd . Kiểu hình gồm 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy)

Câu 4: Ở một loài thực vật allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn; allele a quy định hoa trắng lặn hoàn toàn. Lấy cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng F₁; lai F₁ với F₁ được F₂. Lấy tất cả các cây có kiểu hình hoa đỏ ở F₂ cho giao phối ngẫu nhiên với nhau được F₃. Theo lí thuyết, cây hoa đỏ thuần chủng ở F₃ chiếm tỉ lệ là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy)

Câu 5: Ở người, allele A quy định có kháng nguyên Xg trên bề mặt hồng cầu là trội hoàn toàn so với allele a quy định không có kháng nguyên Xg; allele B quy định da bình thường là trội hoàn toàn so với allele b quy định bệnh da vảy. Hai gene này cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và cách nhau 10 cM. Trong quần thể có tối đa bao nhiêu loại kiểu gene về hai tính trạng này?

Câu 6: Trong một hệ sinh thái ruộng lúa, xét 4 loài với mức năng lượng như sau: Loài A có 1620 kcal, loài B có 18.10³kcal, loài C có 15.10⁴ kcal và loài D có 16.10⁶ kcal. Hãy tính hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 so với bậc dinh dưỡng cấp 2. (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy)

Mục đích tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là gì?

Căn cứ theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, mục đích của kỳ thi bao gồm:

– Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.
– Góp phần đánh giá chất lượng giáo dục của địa phương và cả nước, làm cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có bắt buộc thi môn Sinh học không?

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 phải thực hiện như sau:

– Thi 3 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
– Ngoài ra, thí sinh phải chọn một trong hai bài thi tổ hợp:
Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học)
Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân – dành cho học sinh chương trình giáo dục phổ thông)

Trong bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên, môn Sinh học là một trong ba môn thành phần. Tuy nhiên, thí sinh không bắt buộc phải chọn bài thi tổ hợp này nếu không có nhu cầu xét tốt nghiệp hoặc xét tuyển đại học vào các ngành học có sử dụng môn Sinh học làm môn xét tuyển.

Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học. Thí sinh chỉ cần thi môn Sinh học nếu chọn bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên để phục vụ mục đích xét tốt nghiệp hoặc tuyển sinh vào các ngành yêu cầu môn này.

×

Bạn ơi!!! Để xem được kết quả
bạn vui lòng làm nhiệm vụ nhỏ xíu này nha

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: