Đề thi thử Đại học môn Sinh 2025 – Sở GDĐT Lâm Đồng là một trong những đề thi nằm trong Bộ Đề thi đại học môn Sinh Học THPT, thuộc chuyên mục Tổng hợp đề thi thử môn Sinh Học THPT QG. Đây là đề thi do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng tổ chức nhằm giúp học sinh lớp 12 trên địa bàn ôn luyện nghiêm túc, đánh giá năng lực toàn diện và chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025 môn Sinh học.
Đề thi được biên soạn bám sát đề minh họa của Bộ GD&ĐT, có độ phân hóa hợp lý và bao phủ toàn bộ các chuyên đề quan trọng của chương trình Sinh học lớp 12 như: cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, di truyền học người, tiến hóa, và sinh thái học. Ngoài ra, đề thi tích hợp các câu hỏi vận dụng và vận dụng cao, rèn luyện kỹ năng tư duy logic, phân tích số liệu và xử lý tình huống sinh học thực tiễn – rất phù hợp với yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Đề thi thử Đại học môn Sinh 2025 – Sở GDĐT Lâm Đồng
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Protein là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân của protein là gì?
A. Glucose.
B. Nucleotide.
C. Amino acid.
D. Acid béo.
Câu 2: Trong các bào quan sau đây, bào quan nào có vai trò tổng hợp protein?
A. Ribosome.
B. Trung thể.
C. Bộ máy Golgi.
D. Ti thể.
Câu 3: Trong các sự kiện sau đây, sự kiện nào chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân?
A. Các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
B. Từ một tế bào mẹ, qua một lần phân bào tạo hai tế bào con. Mỗi tế bào con có bộ nhiễm sắc thể kép (2n).
C. Nhiễm sắc thể kép có hiện tượng tiếp hợp, trao đổi chéo ở kì đầu.
D. Nhiễm sắc thể nhân đôi một lần và phân chia hai lần liên tiếp.
Câu 4: Ở ngô, quá trình thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào sau đây?
A. Lá.
B. Rễ.
C. Thân.
D. Hoa.
Câu 5: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Sulfur.
B. Iron.
C. Manganese.
D. Chlorine.
Câu 6: Loài nào sau đây lấy thức ăn theo kiểu lọc?
A. Luon.
B. Giun dua.
C. Trai sông.
D. Đia.
Câu 7: Ở các cây gỗ cao hàng trăm mét, lực nào sau đây đóng vai trò chính trong việc vận chuyển nước từ rễ lên lá?
A. Lực đẩy do quá trình hấp thụ nước của rễ.
B. Lực hút do quá trình thoát hơi nước của lá.
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ.
Câu 8: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, chất cảm ứng lactôzơ làm bất hoạt protein nào sau đây ?
A. Protein ức chế.
B. Protein Lac Y.
C. Protein Lac A.
D. Protein Lac Z.
Câu 9: Nghiên cứu cơ chế tái bản DNA ở một loài sinh vật trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học thu được kết quả như hình bên. (Hình ảnh minh họa cơ chế tái bản DNA) Có 3 phân tử DNA chứa ¹⁵N cùng tiến hành tái bản trong môi trường chỉ chứa ¹⁴N. Sau thời gian 2 giờ nuôi cấy thu được số phân tử DNA thuộc vạch đỏ nhạt gấp 31 lần số DNA thuộc vạch xanh. Nhận định sau đây về quá trình tái bản DNA này là sai?
A. Thí nghiệm này chứng minh cơ chế tái bản DNA diễn ra theo nguyên tắc bán bảo toàn.
B. Thời gian thế hệ của loại tế bào chứa DNA này là 30 phút.
C. Tổng số mạch polynucleotide chỉ chứa ¹⁴N là 378.
D. Số phân tử DNA ở vạch vàng tạo ra sau 1 giờ là 18.
Câu 10: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, cấu trúc nào có đường kính 10nm?
A. Vùng xếp cuộn.
B. Sợi nhiễm sắc.
C. Sợi cơ bản.
D. Cromatide.
Câu 11: Nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDE•FGH đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCBCDE•FGH. Dạng đột biến này thường
A. dùng để loại bỏ những đoạn gen không mong muốn.
B. gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
C. làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
D. làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
Câu 12: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gene AabbDD giảm phân bình thường sẽ sinh ra giao tử Abd với tỉ lệ bao nhiêu?
A. 50%.
B. 10%.
C. 12,5%.
D. 25%.
Câu 13: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F₁ toàn cây hoa trắng. Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F₁ toàn cây hoa đỏ.
Lấy hạt phấn của cây F₁ ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F₁ ở phép lai nghịch thu được F₂. Theo lí thuyết, F₂ có
A. 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng.
B. 100% cây hoa đỏ.
C. 75% cây hoa trắng : 25% cây hoa đỏ.
D. 100% cây hoa trắng.
Câu 14: Một đột biến gene lặn nằm trên NST thường phát sinh trong quần thể với tần số 0,01. Biết rằng kiểu hình đột biến là kiểu hình có hại và thường xuyên bị loại bỏ khỏi quần thể. Tần số allele đột biến sẽ giảm nhanh nhất trong trường hợp các cá thể trong quần thể sinh sản theo kiểu
A. sinh sản sinh dưỡng.
B. giao phối ngẫu nhiên.
C. tự phối.
D. giao phối gần.
Câu 15: Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các nucleôtit của cùng một gen có xu hướng càng giống nhau. Đây là bằng chứng
A. sinh học phân tử.
B. tế bào học.
C. giải phẫu so sánh.
D. hóa thạch.
Câu 16: Một loài sinh vật có nhiệt độ tự tử 5°C đến 40°C, sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 20°C đến 30°C. Theo lí thuyết, giới hạn sinh thái về nhiệt độ của loài này là
A. từ 5°C đến 40°C.
B. từ 20°C đến 30°C.
C. dưới 5°C.
D. trên 40°C.
Câu 17: Sơ đồ bên biểu diễn chu trình carbon của một hệ sinh thái có 4 thành phần chính là khí quyển, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất. Mũi tên chỉ dòng vật chất (carbon) trong sơ đồ. Các thành phần A, B, C và D trong sơ đồ lần lượt là (Sơ đồ chu trình carbon)
A. sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất, khí quyển.
B. sinh vật phân giải, khí quyển, sinh vật tiêu thụ, sinh vật sản xuất.
C. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, khí quyển, sinh vật phân giải.
D. sinh vật tiêu thụ, khí quyển, sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất.
Câu 18: Hình A và hình B dưới đây mô tả về ảnh hưởng qua lại giữa các loài trong một quần xã. (Hình A và Hình B: Sơ đồ tương tác giữa các loài). Phát biểu nào sau đây đúng nhất?
A. D1 và D2 có thể là loài hổ và loài trâu rừng.
B. E có thể là ve bét và D3 có thể là sư tử.
C. R chắc chắn là sinh vật sản xuất.
D. D3 và D4 thuộc mối quan hệ cộng sinh.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Thí nghiệm hô hấp được xác định như là thể tích không khí đi vào phổi trong một lần hít vào, thể tích đó gần bằng với thể tích thở ra trong điều kiện hô hấp yên tĩnh, bình thường. Sự trao đổi khí với máu xảy ra trong phế nang của phổi. Trong đường dẫn khí (như khí quản), cũng chứa một lượng khí và không có trao đổi khí. Khoảng không gian của các đường dẫn khí đó gọi là khoảng chết giải phẫu. Như vậy, khối lượng của không khí mới đi vào phế nang trong một lần hít vào bằng với thể tích hô hấp trừ đi thể tích của không khí chứa trong khoảng chết giải phẫu. Tổng khối lượng không khí mới vào trong phế nang trong một phút gọi là thông khí phế nang và biểu diễn bằng ml/phút; nó thay đổi tùy thuộc vào tần số hô hấp.
Hãy quan sát bảng dưới đây về đặc điểm hô hấp của ba cá thể A, B và C:
(Bảng đặc điểm hô hấp của ba cá thể A, B, C)
a) Một người trước khi lặn đã thở sâu liên tiếp, khi lặn xuống nước có thể gặp nguy cơ giảm sâu nồng độ CO₂ đồng thời tăng nồng độ O₂.
b) Người này có thể bị ngạt, hôn mê.
c) Cá thể C có sự thông khí phế nang lớn hơn cá thể B.
d) Cá thể A có sự thông khí phế nang lớn hơn cá thể B.
Câu 2: Hình bên mô tả trình tự bộ ba mã hóa gene và trình tự amino acid của hồng cầu bình thường và hồng cầu hình liềm (bị đột biến).
(Hình ảnh so sánh gene và chuỗi amino acid bình thường và đột biến)
a) Chuỗi polpeptide của hồng cầu hình liềm bị thay đổi thành phần từ amino acid thứ 6 cho đến cuối chuỗi.
b) Gen sau đột biến ít hơn gen trước đột biến một liên kết hidro.
c) Hồng cầu hình liềm có khả năng vận chuyển khí oxygen tốt hơn so với hồng cầu bình thường nhưng gây tắc mạch máu.
d) Một trong các biện pháp chữa bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là sử dụng liệu pháp gene.
Câu 3: Scott Edwards ở trường Đại học Califomia, Berkeley đã nghiên cứu dòng gene ở loài chim Pomatostomus temporalis có khả năng phát tán trong phạm vi hẹp. Edward đã phân tích trình tự DNA của 12 quần thể chim sống cách xa nhau, sau đó ông sử dụng số liệu này để xây dựng nên cây tiến hóa như ví dụ hình bên về cây gene ở cặp quần thể A và B (trong số 12 quần thể).
(Sơ đồ cây tiến hóa của các quần thể chim)
a) Allele 1 tìm thấy ở quần thể B có họ hàng gần hơn với allele 2, 3, 4 tìm thấy ở quần thể A.
b) Allele 1 tìm thấy ở quần thể B có họ hàng xa hơn với allele 5, 6, 7 tìm thấy ở quần thể B.
c) Allele 5, 6, 7 có họ hàng gần nhau hơn so với các allele được tìm thấy ở quần thể A.
d) Dòng gene đã không xảy ra giữa allele 1 với allele 2, 3, 4 và xảy ra giữa allele 1 với các allele 5, 6, 7.
Câu 4: Sơ đồ sau mô tả quá trình diễn thế sinh thái dẫn đến quần xã bị suy thoái đã xảy ra ở rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn do hoạt động chặt phá rừng của con người. Quá trình này gồm các giai đoạn sau:
(Sơ đồ các giai đoạn diễn thế sinh thái)
Trong đó, mỗi kí hiệu (2), (3), (4) ứng với một trong các giai đoạn sau: (a) Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế; (b) Cây gỗ nhỏ và cây bụi; (c) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng.
a) Kí hiệu (2) tương ứng với giai đoạn (b), kí hiệu (3) tương ứng với giai đoạn (c).
b) Lưới thức ăn của quần xã ở giai đoạn (3) phức tạp hơn so với giai đoạn (1).
c) Quá trình diễn thế này phản ánh sự khai thác tài nguyên quá mức của con người.
d) Ở giai đoạn (4), độ đa dạng loài là cao nhất.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1: Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục trải qua mấy pha?
Câu 2: Hình vẽ bên mô tả quá trình tổng hợp 1 chuỗi polipeptide trong tế bào của một loài sinh vật. Chuỗi polipeptide này gồm bao nhiêu amino acid biết rằng không có đột biến xảy ra?
(Hình ảnh quá trình tổng hợp chuỗi polipeptide)
Câu 3: Một loài thực vật, tiến hành phép lai P: Aabb × aaBb, thu được các hợp tử lưỡng bội. Xử lý các hợp tử này bằng cônsixin để tạo các hợp tử lưỡng bội là 36%. Các hợp tử đều phát triển thành các cây F₁. Các cây F₁ đều giảm phân tạo giao tử, các cây tứ bội chỉ tạo giao tử lưỡng bội. Giao tử gồm toàn alen lặn của F₁ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 4: Ở loài ong mật, những trứng được thụ tinh sẽ nở thành ong thợ hoặc ong chúa; những trứng không được thụ tinh sẽ nở thành ong đực. Allele A quy định thân đen; Allele B quy định cánh dài, allele b quy định cánh ngắn; các alen trội là trội hoàn toàn; hai gen này nằm cách nhau 20cM trên một nhiễm sắc thể. Cho ong chúa thân xám, cánh dài giao phối với ong đực thân đen, cánh ngắn, thu được F₁ có 100% thân xám, cánh dài. Cho một con ong chúa F₁ giao phối với các ong đực thân xám, cánh ngắn, thu được F₂. Biết tỉ lệ thụ tinh của trứng là 80%, tỉ lệ trứng nở là 100%, không phát sinh đột biến. Nếu ở F₁ có 300 cá thể thân xám, cánh dài thì số cá thể thân đen, cánh ngắn là bao nhiêu?
Câu 5: Phả hệ bên mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người:
(Sơ đồ phả hệ 2 bệnh)
Biết rằng hai cặp gene quy định hai tính trạng nói trên nằm trên NST thường và phân li độc lập với nhau. Bệnh hói đầu do allele trội H quy định, kiểu gene dị hợp Hh biểu hiện hói đầu ở người nam và không hói đầu ở người nữ, quần thể này ở trạng thái cân bằng và có tỷ lệ người bị hói đầu là 40%. Xác suất để cặp vợ chồng số (10) và (11) sinh ra một đứa con trai không hói đầu và không bị bệnh P là bao nhiêu (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy)?
Câu 6: Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định không có khả năng chịu mặn; cây có kiểu gen bb không có khả năng sống khi trồng trong đất ngập mặn và hạt có kiểu gen bb không có nảy mầm trong đất ngập mặn. Để nghiên cứu và ứng dụng trồng rừng phòng hộ ven biển, người ta cho 2 cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau để tạo ra các cây F₁ ở vườn ươm không nhiễm mặn. Sau đó, chọn tất cả các cây thân cao F₁ đem trồng ở vùng đất ngập mặn ven biển, các cây này giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F₂. Trong tổng số cây F₂ ở vùng đất này, số cây thân cao, chịu mặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy)?
Mục đích tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là gì?
Căn cứ theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, mục đích của kỳ thi bao gồm:
– Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.
– Góp phần đánh giá chất lượng giáo dục của địa phương và cả nước, làm cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có bắt buộc thi môn Sinh học không?
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 phải thực hiện như sau:
– Thi 3 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
– Ngoài ra, thí sinh phải chọn một trong hai bài thi tổ hợp:
+ Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học)
+ Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân – dành cho học sinh chương trình giáo dục phổ thông)
Trong bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên, môn Sinh học là một trong ba môn thành phần. Tuy nhiên, thí sinh không bắt buộc phải chọn bài thi tổ hợp này nếu không có nhu cầu xét tốt nghiệp hoặc xét tuyển đại học vào các ngành học có sử dụng môn Sinh học làm môn xét tuyển.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học. Thí sinh chỉ cần thi môn Sinh học nếu chọn bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên để phục vụ mục đích xét tốt nghiệp hoặc tuyển sinh vào các ngành yêu cầu môn này.