Đề thi thử Đại học môn Sinh 2025 – Sở GDĐT Hà Nội là một trong những đề thi nằm trong Bộ Đề thi đại học môn Sinh Học THPT, thuộc chuyên mục Tổng hợp đề thi thử môn Sinh Học THPT QG Đây là đề thi do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội tổ chức, với mục tiêu giúp học sinh lớp 12 trên toàn thành phố ôn tập toàn diện, rèn luyện kỹ năng làm bài và chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025 môn Sinh học.
Đề thi được biên soạn sát với cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT, có tính phân hóa rõ rệt và bao phủ đầy đủ các chuyên đề trọng tâm của chương trình Sinh học lớp 12 như: cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, di truyền học người, tiến hóa, và sinh thái học. Ngoài ra, đề thi của Hà Nội còn nổi bật bởi sự chặt chẽ trong cách đặt câu hỏi, mức độ tư duy logic cao và khả năng tích hợp kiến thức thực tiễn, giúp học sinh phát triển năng lực toàn diện và chinh phục điểm cao.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Đề thi thử Đại học môn Sinh 2025 – Sở GDĐT Hà Nội
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Đồ thị bên mô tả ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ hô hấp và cường độ quang hợp của một loài thực vật. Trên đồ thị, điểm bù ánh sáng và điểm bão hoà ánh sáng của loài thực vật này lần lượt là: (Đồ thị cường độ hô hấp và quang hợp theo cường độ ánh sáng)
A. Điểm 2, 3.
B. Điểm 3, 4.
C. Điểm 1, 5.
D. Điểm 2, 4.
Câu 2. Sử dụng kĩ thuật sinh thiết tua nhau thai (chorionic villus sampling – CVS) có ý nghĩa gì trong y học?
A. Có thể phát hiện sớm các bất thường di truyền của thai nhi.
B. Xác định tình trạng sức khỏe của mẹ trong suốt thai kỳ.
C. Xác định chính xác hơn thời điểm ra đời của thai nhi.
D. Xác định giới tính của thai nhi một cách chính xác.
Câu 3. Phả hệ bên thể hiện sự di truyền của bệnh máu khó đông trong một gia đình. Cả hai bệnh này đều do gene lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định và không có hiện tượng hoán vị gene xảy ra. Những người nào trong phả hệ chưa xác định được chắc chắn kiểu gene? (Sơ đồ phả hệ)
A. 1, 5, 7.
B. 2, 7, 9.
C. 2, 3, 9.
D. 1, 3, 5.
Câu 4. Hình 1 mô tả các bước thí nghiệm tách chiết một loại phân tử sinh học từ gan gà. Hãy cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng? (Hình 1: Quy trình tách chiết phân tử sinh học từ gan gà)
A. Trong thí nghiệm này có thể thay gan gà bằng mẫu vật sống khác.
B. Dung dịch X là nước cất dừa, dung dịch Y là nước rửa bát.
C. Cho cồn vào trước khi cho dung dịch Y thì lượng vật chất vẫn thu được.
D. Mục đích của thí nghiệm này là tách chiết RNA từ gan gà.
Câu 5. Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể tự nhân đôi diễn ra ở kì nào?
A. Kì trung gian.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì đầu.
Câu 6. Hình 2 thể hiện một cơ chế di truyền ở cấp phân tử. Tên gọi cơ chế di truyền và chú thích X lần lượt là: (Hình 2: Cơ chế dịch mã)
A. Dịch mã và liên kết peptide.
B. Dịch mã và các amino acid.
C. Phiên mã và các nucleotide.
D. Tái bản DNA và các nucleotide.
Câu 7. Hình 3 thể hiện sự phân bố cá thể của 3 quần thể sinh vật trong một khu vực khảo sát. Nhận xét đúng về mối quan hệ trên là: (Hình 3: Sơ đồ phân bố cá thể của 3 quần thể)
A. Mối quan hệ phổ biến giữa các cá thể trong quần thể III là cạnh tranh.
B. Kích thước của quần thể III là nhỏ nhất.
C. Điều kiện sống của môi trường đối với quần thể I phân bố đồng đều.
D. Quần thể II có mật độ cá thể cao nhất.
Câu 8. Ở loài tôm he (Penaeus merguiensis), giai đoạn ấu trùng chỉ thích nghi ở nồng độ muối 10 – 2,5%, trong khi đó giai đoạn trứng chịu được nồng độ muối 3,2 – 3,3%. Đây là ví dụ về quy luật sinh thái nào?
A. Quy luật tác động không đồng đều.
B. Quy luật giới hạn sinh thái.
C. Quy luật tác động qua lại.
D. Quy luật tác động tổng hợp.
Câu 9. Cho các giai đoạn của quá trình truyền tin trong tế bào: (1) truyền tin hiệu, (2) tiếp nhận tín hiệu, (3) đáp ứng tín hiệu. Trình tự đúng của các giai đoạn truyền tin tế bào là
A. (2) → (1) → (3).
B. (1) → (2) → (3).
C. (1) → (3) → (2).
D. (3) → (2) → (1).
Câu 10. Cho tỉ lệ % các loại nucleotide của các phân tử nucleic acid ở 6 loài theo bảng bên: (Bảng tỉ lệ % các loại nucleotide ở 6 loài). Nucleic acid thuộc những loài nào có thể là DNA mạch kép?
A. III, V, VI.
B. I, II, VI.
C. III, IV, V.
D. I, II, IV.
Câu 11. Khi đo lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của 1 cây cà chua trong cùng một đơn vị thời gian thu được kết quả thể hiện trong biểu đồ bên. (Biểu đồ lượng nước thoát ra và hút vào của cây cà chua). Theo lí thuyết, cây nào không bị héo?
A. Cây I.
B. Cây II.
C. Cây III.
D. Cây IV.
Câu 12. Ở cừu, kiểu gene HH quy định có sừng, hh quy định không sừng. Hh quy định có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Biết rằng không xảy ra đột biến, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi lai phân tích cừu đực có sừng, nếu đời con phân ly kiểu hình theo tỷ lệ 1 cừu có sừng : 3 cừu không sừng thì cừu đực đem lai có kiểu gen dị hợp.
B. Khi lai 2 cừu cái có sừng với cừu đực không sừng sẽ thu được đời con đồng nhất về kiểu gene và kiểu hình.
C. Khi lai 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì đời sau phân ly kiểu hình theo tỷ lệ 1: 2: 1.
D. Cho hai cừu có kiểu gene dị hợp với nhau sẽ thu được đời con phân ly kiểu hình theo tỷ lệ 3 cừu có sừng : 1 cừu không sừng.
Câu 13. Hình 4 mô tả quy trình công nghệ gene để sản xuất insulin. Phát biểu nào sau đây đúng? (Hình 4: Quy trình sản xuất insulin bằng công nghệ gen)
A. Ở bước 6 đảm bảo quy trình phân lập dòng tế bào chứa DNA tái tổ hợp thì gene insulin phải là gene đánh dấu.
B. Trước khi đưa vào sản xuất, người ta phải phân lập để tách dòng tế bào mang DNA tái tổ hợp chứa gene insulin.
C. Quy trình này nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra một lượng lớn bản sao gene insulin.
D. Vector chuyển gene trong quy trình này là thực khuẩn thể.
Câu 14. Khi nghiên cứu về loài chim sẻ trên quần đảo Galapagos, các nhà khoa học nhận thấy các nhóm chim sẻ có sự khác biệt về hình dạng mỏ, màu sắc lông và hành vi chọn bạn tình. Chim có xu hướng chọn bạn tình dựa trên kích thước mỏ, màu sắc lông âm thanh của tiếng hót. Điều này có thể dẫn đến hình thành loài mới do
A. một nhóm quần thể chim di cư nhưng không giao phối với quần thể gốc ở nơi đến.
B. những nhóm có màu sắc lông sặc sỡ được lựa chọn để giao phối nên có cơ hội phát triển.
C. sự phân hoá về màu sắc lông và tiếng hót sẽ tạo ra hai nhóm khác biệt nhau.
D. sự khác biệt trong hành vi chọn bạn tình giữa các nhóm dẫn đến cách li sinh sản.
Câu 15. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là ví dụ về di nhập gene?
A. Một quần thể chim di cư nhưng không giao phối với quần thể gốc ở nơi đến.
B. Một loài động vật có thể sống sót sau thảm họa thiên tai.
C. Một loài thực vật mang đột biến trở nên có lợi trong môi trường mới.
D. Quần thể thực vật này nhận hạt phấn từ quần thể thực vật khác cùng loài.
Câu 16. Theo học thuyết tiến hóa của Charles Darwin, cơ chế nào sau đây giải thích sự biến đổi của các loài sinh vật theo thời gian?
A. Sự hình thành các loài mới hoàn toàn tách biệt và không liên quan đến các loài trước đó.
B. Sự di cư của các loài từ nơi này sang nơi khác là nguyên nhân chính gây ra sự đa dạng sinh học.
C. Chọn lọc tự nhiên ưu tiên cho sinh sản của những cá thể thích nghi với môi trường sống.
D. Các loài sinh vật được tạo ra bởi một lực lượng siêu nhiên và không thay đổi.
Câu 17. Loài lúa mì Triticum dicoccum có hệ gene là
A. EEEE.
B. EF.
C. EEFF.
D. Eeff.
Câu 18. Loài lúa mì Triticum aestivum có đặc điểm:
A. không cách ly sinh sản với bố mẹ.
B. có thể sinh sản hữu tính.
C. chứa bộ nhiễm sắc thể của hai loài.
D. là một thể đột biến tự đa bội.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Ở một loài thực vật, xét tính trạng hình dạng cánh hoa có hai trạng thái: cánh bầu dục và cánh tròn. Cho cây (II) dị hợp về kiểu gene và (III) toàn những về kiểu gene và mỗi gene đều có 2 allele. Tiến hành hai phép lai cho kết quả như được thống kê ở hình 5.
(Hình 5: Kết quả hai phép lai)
a) Quy luật phân li chi phối sự di truyền tính trạng hình dạng cánh hoa.
b) Cây (III) có kiểu gene đồng hợp về tất cả các gene đang xét.
c) Nếu cho cây (II) giao phấn với cây (III) có thể thu được F₁ với kiểu hình cánh tròn chiếm tỉ lệ 56,25%.
d) Nếu cho cây (III) và (IV) giao phấn với nhau có thể thu được F₁ với tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1.
Câu 2. Operon M ở một chủng vi khuẩn chứa 3 gene mã hóa 3 enzyme là E₁, E₂, E₃. Operon M được điều hòa bởi chất X. Khi làm lắng động ở các chủng các các chủng khác nhau, các hợp các enzyme được đánh giá sự có mặt và vắng mặt của chất X thể hiện trong bảng dưới đây:
(Bảng biểu hiện enzyme ở các chủng vi khuẩn)
“+++” là sản phẩm nhiều; “+” là có sản phẩm; “-” là không có sản phẩm
a) Ở trạng thái không đột biến và vắng mặt chất X, cả 3 enzyme (E₁, E₂, E₃) được tổng hợp ở mức độ cực đại.
b) Chất X là yếu tố ức chế hoạt động phiên mã của operon M.
c) Trình tự lạ là vùng liên kết đặc hiệu của chất X, có vai trò kiểm soát hoạt động của operon. Trình tự V là vùng khởi động P.
d) Các trình tự biến động enzyme E₁, E₂, E₃ lần lượt là vùng III, IV, II.
Câu 3. Hầu hết các sông đều có dòng chảy từ vùng trung du và đồi núi ra đồng bằng rồi đổ ra biển. Loài Sparus patens và loài T. angustifolia là những thực vật ưa thích làm cây cảnh ở khu vực châu Mỹ. Nghiên cứu thực vật này, các nhà khoa học đã tiến hành một loạt các thí nghiệm: trồng chúng trong những điều kiện về hàm lượng chất dinh dưỡng và độ mặn khác nhau. Hình sinh khối trung bình (g/cm²) của hai loài trong các điều kiện thí nghiệm được thể hiện lần lượt ở hình 6a và 6b.
(Hình 6a và 6b: Sinh khối của Sparus patens và T. angustifolia)
a) Tại độ mặn 20% thì sinh khối trung bình loài S. patens cao hơn sinh khối trung bình loài T. angustifolia.
b) Khả năng chịu mặn của loài S. patens tốt hơn loài T. angustifolia.
c) Ở đầm lầy nước ngọt, loài S. patens có ưu thế cạnh tranh tốt hơn loài T. angustifolia.
d) Ở khu vực độ triều cường khiến nước biển dâng lên cao thường xuyên, trồng loài S. patens sẽ sinh trưởng tốt hơn.
Câu 4. Chu trình thụ tinh cho thấy neuron M trực tiếp nhận tín hiệu từ neuron h, e, g và nhận tín hiệu gián tiếp từ đầu tận cùng sợi thần kinh f. Cơ quan X nhận tín hiệu thần kinh từ neuron M. Hình 7b cho thấy các điện thế sau synapse khác nhau ghi được ở neuron M sau khi kích thích riêng lẻ các đầu tận cùng sợi e, g và kích thích đồng thời sợi f + g; e + h.
(Hình 7a và 7b: Sơ đồ neuron và điện thế sau synapse)
a) [1] là sợi trục, [2] là synapse thần kinh – thần kinh.
b) Kích thích đồng thời f + g không làm thay đổi điện thế màng neuron M.
c) Nếu kích thích đồng thời lên 3 đầu tận cùng các sợi e + f + g thì cơ quan X sẽ có.
d) Nếu kích thích với tần số cao và đồng thời lên 2 đầu tận cùng các sợi f + h thì cơ quan X vẫn không co.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1. Hình 8 mô tả một số nhân tố tiến hóa tác động vào quần thể theo thời gian. Hãy viết liền số thứ tự từ nhỏ đến lớn của những nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số allele của quần thể.
(Hình 8: Các nhân tố tiến hóa)
(Đáp án: 12)
Câu 2. Giả sử 4 quần thể của một loài động vật có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:
(Bảng thông tin về 4 quần thể)
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Hãy sắp xếp 4 quần thể trên theo thứ tự kích thước của quần thể từ nhỏ đến lớn.
(Đáp án: 4321)
Câu 3. Cho các ví dụ ứng dụng hiểu biết về quần thể trong thực tiễn như sau:
(1) Ao nuôi cá rô phi có diện tích 500 m² trở lên, độ sâu nước 1,5 – 2 m, ao nuôi tuyển chọn cá đực thả từ 3 – 5 con/m².
(2) Bố trí số lượng lợn nái là 1 con/chuồng, lợn nái chửa phối 4 – 6 con/chuồng.
(3) Thanh long trồng khoảng 900 – 1100 trụ/ha với cách cây cách cây và hàng cách hàng là 3 -3,5 m.
(4) Giống lúa thuần chủng VNR20 ở Bắc Trung Bộ trong vụ Xuân (tháng 1) thường được cấy khoảng 45 – 50 khóm/m² với 2 – 3 cây/khóm.
Hãy viết liền các số thứ tự từ bé đến lớn của các ví dụ là ứng dụng hiểu biết về mật độ cá thể trong chăn nuôi, trồng trọt.
(Đáp án: 1234)
Câu 4. Một vườn đậu Hà Lan thụ phấn nghiêm ngặt, allele E quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele e quy định thân thấp; allele G quy định hoa tím trội hoàn toàn so với allele g quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là: 0,2EEgg : 0,2EeGg : 0,2Eegg : 0,4eegg. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Tính tỉ lệ số cây có kiểu gen dị hợp về cả 2 gene ở F₂?
(Đáp án: 0.18)
Câu 5. Hình 9 mô tả một số đột biến mất đoạn trên NST số 6 tạo ra 6 dạng trứng ruồi giấm. Trên nhiễm sắc thể này có 6 đoạn được kí hiệu từ 1 đến 6 với vị trí của 6 gene khác nhau chưa biết trật tự. Xuất phát từ một dòng ruồi giấm mang kiểu gen đồng hợp trội ở tất cả 6 gene trên (kí hiệu từ E đến K), các nhà khoa học đã phân lập được 5 thể dị hợp tử về đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
Khi tiến hành lai giữa mỗi thể đột biến mất đoạn (từ I đến V) với cùng một dòng ruồi giấm đồng hợp lặn về cả 6 gene (kí hiệu từ e đến k) thu được kết quả ở bảng sau. Trong bảng, ở mỗi gene, kí hiệu (+) thể hiện trường hợp thu được con lai có 100% kiểu hình trội; kí hiệu (-) thể hiện trường hợp thu được con lai có tỉ lệ 50% kiểu hình trội : 50% kiểu hình lặn.
(Hình 9 và bảng kết quả lai)
Hãy viết liền số tương ứng với thứ tự của các gene EFGH trên nhiễm sắc thể.
(Đáp án: 6421)
Câu 6. Cho biết các codon mã hóa một số loại amino acid như sau:
(Bảng các codon mã hóa amino acid)
Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mRNA của allele M có trình tự nucleotide là:
3’TAC CTA GTA ATG TCA….ATC5’.
Allele M bị đột biến điểm tạo ra 4 allele có trình tự ở đoạn mạch này như sau:
M₁: 3’TAC CTG GTA ATG TCA….ATC5’.
M₂: 3’TAC CTA GTA GTG TCA….ATC5’.
M₃: 3’TAC CTA GTA GTG TCA….ATC5’.
M₄: 3’TAC GTA GTA ATG TCA….ATC5’.
Theo lý thuyết, trong 4 allele trên, có bao nhiêu allele mã hóa chuỗi polypeptide có thành phần amino acid bị thay đổi so với chuỗi polypeptide do allele M mã hóa?
(Đáp án: 3)
Mục đích tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là gì?
Căn cứ theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, mục đích của kỳ thi bao gồm:
– Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.
– Góp phần đánh giá chất lượng giáo dục của địa phương và cả nước, làm cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có bắt buộc thi môn Sinh học không?
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 phải thực hiện như sau:
– Thi 3 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
– Ngoài ra, thí sinh phải chọn một trong hai bài thi tổ hợp:
+ Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học)
+ Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân – dành cho học sinh chương trình giáo dục phổ thông)
Trong bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên, môn Sinh học là một trong ba môn thành phần. Tuy nhiên, thí sinh không bắt buộc phải chọn bài thi tổ hợp này nếu không có nhu cầu xét tốt nghiệp hoặc xét tuyển đại học vào các ngành học có sử dụng môn Sinh học làm môn xét tuyển.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học. Thí sinh chỉ cần thi môn Sinh học nếu chọn bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên để phục vụ mục đích xét tốt nghiệp hoặc tuyển sinh vào các ngành yêu cầu môn này.