Đề thi thử Đại học môn Sinh 2025 – Trường THPT Hậu Lộc 4 – Thanh Hóa là một trong những đề thi nằm trong Bộ Đề thi đại học môn Sinh Học THPT, thuộc chuyên mục Tổng hợp đề thi thử môn Sinh Học THPT QG Đây là đề thi do Trường THPT Hậu Lộc 4 – Thanh Hóa tổ chức, với mục tiêu giúp học sinh lớp 12 ôn luyện hiệu quả, đánh giá năng lực thực tế và chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025 môn Sinh học.
Đề thi được xây dựng bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT, bao quát toàn bộ chương trình Sinh học lớp 12, đặc biệt nhấn mạnh các chuyên đề trọng tâm như: cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, di truyền học người, tiến hóa, và sinh thái học. Bên cạnh các câu hỏi lý thuyết cơ bản, đề thi còn có nhiều câu hỏi vận dụng và vận dụng cao, giúp học sinh rèn luyện tư duy phân tích, phản xạ nhanh và khả năng vận dụng kiến thức vào các tình huống sinh học thực tiễn.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Đề thi thử Đại học môn Sinh 2025 – Trường THPT Hậu Lộc 4 – Thanh Hóa
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi chỉ chọn 1 phương án.
Câu 1. Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử DNA?
A. Uracil.
B. Guanine.
C. Thymine.
D. Cytôzin.
Câu 2. Sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền có ý nghĩa gì?
A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào
B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền
C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài
D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể
Câu 3. Quá trình hô hấp hiếu khí của thực vật diễn ra ở bào quan nào sau đây?
A. Ti thể.
B. Lục lạp.
C. Không bào.
D. Bộ máy golgi.
Câu 4. Xét các loài thực vật: ngô, xương rồng, mía. Khi nói về quang hợp ở các loài này, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở cùng nồng độ CO2, cả 3 loài này đều có cường độ quang hợp giống nhau.
B. Pha tối của cả 3 loài cây này đều có chu trình C4.
C. 3 loài này đều có chu trình canvil diễn ra ở lục lạp của tế bào bao bó mạch.
D. Ở cùng cường độ ánh sáng, cả 3 loài này đều có cường độ quang hợp như nhau.
Câu 5. Loài động vật nào sau đây trao đổi khí bằng phổi?
A. Cua
B. Giun đất
C. Rắn
D. Trùng roi
Câu 6. Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây Sai?
(1). Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.
(2). Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.
(3). Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.
(4). Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 7. Quá trình nào sau đây sử dụng amino acid làm nguyên liệu?
A. Tổng hợp RNA.
B. Tổng hợp DNA.
C. Tổng hợp protein.
D. Tổng hợp mRNA.
Câu 8. Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây Sai?
A. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau
B. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen
C. Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen
D. Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, cơ thể mang đột biến gen trội luôn được gọi là thể đột biến.
Câu 9. Quan sát sơ đồ sau đây
Sơ đồ trên mô tả quá trình
A. dịch mã.
B. tái bản DNA.
C. phiên mã.
D. điều hòa hoạt động gene.
Câu 10. Trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây, bộ nhiễm sắc thể nào là của thể song nhị bội?
A. 52 nhiễm sắc thể = 26A + 26A.
B. 26 nhiễm sắc thể = 13A + 13B.
C. 48 nhiễm sắc thể = 24A + 24B.
D. 34 nhiễm sắc thể = 19A + 15A .
Câu 11. Các gene trên cặp NST giới tính XY có thể nằm trên vùng tương đồng hoặc vùng không tương đồng. Có 3 gene A, B, D nằm trên NST giới tính XY như hình vẽ bên. Quan sát hình và cho biết phát biểu nào không đúng?
A. Gene A nằm trên NST X, ở vùng không tương đồng với Y.
B. Gene B nằm ở vùng tương đồng giữa X và Y.
C. Gene A và D nằm ở vùng tương đồng giữa X và Y.
D. Gene D nằm trên NST Y ở vùng không tương đồng với X.
Câu 12: Khi nói về mức phản ứng, điều nào sau đây không đúng?
A. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen.
B. Ở giống thuần chủng, các gen đều có mức phản ứng giống nhau.
C. Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được.
D. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.
Câu 13: Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng.
Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ.
Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lý thuyết F2, ta có:
A. 100% cây hoa trắng.
B. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng.
C. 100% cây hoa đỏ.
D. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ.
Câu 14: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội.
(2) Để tạo ra những con lai có kiểu gene đồng nhất người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến.
(3) Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng vào mục đích kinh tế.
(4) Khi lai giữa các dòng tế bào soma thuộc cùng 1 loài sẽ tạo ra các thể song nhị bội.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 15: Ví dụ nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?
A. DNA của tinh tinh giống với DNA của người tới 97,6%.
B. Hóa thạch tôm ba lá được tìm thấy ở vùng núi cao tỉnh Hà Giang.
C. Chi trước của mèo và cánh dơi có cấu tạo xương theo trình tự giống nhau.
D. Các loài sinh vật sử dụng khoảng 20 amino acid để cấu tạo nên các phân tử.
Câu 16: Khi nói về hiện tượng dòng gene, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Không mang đến các loại allele có sẵn trong quần thể nên không làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
B. Có thể mang đến những allele mới làm phong phú vốn gene của quần thể.
C. Chỉ xảy ra giữa các quần thể cách li hoàn toàn với nhau.
D. Đưa thêm gene vào quần thể, không đưa gene ra khỏi quần thể.
Câu 17: Có bao nhiêu biện pháp để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh vật biển?
(1) Khai thác hợp lý và kết hợp với bảo vệ các loài sinh vật
(2) Tập trung khai thác các loài sinh vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao
(3) Bảo vệ các hệ sinh thái ven bờ như: rừng ngập mặn, san hô, đầm đá, bãi ngập triều
(4) Bảo vệ môi trường biển bằng cách hạn chế ô nhiễm dầu, rác thải, thuốc trừ sâu.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 18: Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ổ sinh thái dinh dưỡng thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị sau:
Dựa vào đồ thị, có bao nhiêu dự đoán sau đây về 3 loài chim trên là đúng?
I. Loài 1 và loài 3 trong khu vực này gần như không cạnh tranh nhau về thức ăn.
II. Số lượng cá thể loài 2 khống chế số lượng cá thể loài 3 và ngược lại.
III. Loài 1 và loài 2 có hiện tượng cạnh tranh gay gắt nguồn thức ăn với nhau.
IV. Các loài chim trong khu vực này có xu hướng mở rộng ổ
sinh thái để tìm được nhiều thức ăn hơn.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
II. TRẮC NGHIỆM 4 LỰA CHỌN ĐÚNG/SAI. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Khi nói về operon Lac ở vi khuẩn E. coli (hình bên dưới), các phát biểu sau đây là hay ?
a) Gene điều hòa (R) không nằm trong thành phần của operon Lac.
b) Khi môi trường không có lactose thì gene điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã.
c) Nếu gene cấu trúc A và gene cấu trúc Z đều phiên mã 1 lần thì gene cấu trúc Y sẽ phiên mã 2 lần.
d) Trên phân tử mRNA 2 chỉ chứa một codon mở đầu và một codon kết thúc dịch mã.
Câu 2. Quan sát hình ảnh sau và hãy cho biết các nhận xét dưới đây là hay ?
a) Hình ảnh này diễn tả cơ chế tạo thể lệch bội trong giảm phân.
b) Lệch bội xảy ra trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng làm cho một phần cơ thể mang đột biến lệch bội hình thành thể khảm.
c) Các thể lệch bội không bao giờ sống được do sự tăng hoặc giảm số lượng của một hoặc một vài cặp NST làm mất cân bằng toàn bộ hệ gen.
d) Trong chọn giống, có thể sử dụng đột biến lệch bội để đưa các NST mong muốn vào cơ thể khác.
Câu 3. Người ta đã dùng một loại thuốc xịt muỗi mới để diệt muỗi. Việc xịt muỗi được lặp lại vài tháng một lần. Lần xịt đầu tiên đã diệt được gần như hết các con muỗi nhưng sau đó thì quần thể muỗi cứ tăng dần kích thước. Mỗi lần xịt sau đó chỉ diệt được rất ít muỗi. Các giải thích dưới đây là hay ?
a) Sau khi xịt muỗi, đột biến làm tăng tần số allele kháng thuốc trong quần thể.
b) Việc xịt muỗi gây ra sự chọn lọc, từ đó làm tăng tần số allele kháng thuốc trong quần thể.
c) Loài muỗi mới có khả năng kháng thuốc đã di cư tới vùng đó thay thế cho loài đã bị diệt.
d) Thuốc diệt muỗi đã tác động tới DNA của muỗi để tạo nên muỗi có gene kháng thuốc.
Câu 4. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gene ở một quần thể giao phối qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như trong bảng sau:
Thành phần KG | Thế hệ F1 | Thế hệ F2 | Thế hệ F3 | Thế hệ F4
—|—|—|—|—
AA | 0,64 | 0,64 | 0,2 | 0,16
Aa | 0,32 | 0,32 | 0,4 | 0,48
aa | 0,04 | 0,04 | 0,4 | 0,36
Căn cứ vào thông tin trên hãy cho biết các kết luận dưới đây là hay ?
a) Đột biến là nhân tố gây ra sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F3.
b) Các yếu tố ngẫu nhiên đã gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở F3.
c) Tất cả các kiểu gene đồng hợp tử lặn đều vô sinh nên F3 có cấu trúc di truyền như vậy.
d) Tần số các allele A trước khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa là 0,8.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1: Hình sau đây mô tả cơ chế nhân đôi:
Số đoạn mồi cần thiết cho quá trình tái bản đã diễn ra là bao nhiêu?
Câu 2: Ở thực vật, (A) quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với (a) quy định hoa trắng; (B) quy định quả tròn trội hoàn toàn so với (b) quy định quả dài, (D) quy định quả chín ngọt trội hoàn toàn so với d quy định quả chua. Theo lý thuyết, P: (2n+1) AaaBbDd x (2n+1) AaaBbdd, giảm phân diễn ra bình thường. F1 có tỉ lệ kiểu gene AaaBbdd chiếm bao nhiêu phần trăm? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Câu 3: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gene liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kỳ giữa của nguyên phân là bao nhiêu?
Câu 4: Ở một loài thực vật ngẫu phối, xét 2 gen phân ly độc lập quy định 2 tính trạng, trong đó gen thứ nhất có alen A trội hoàn toàn so với a, gen thứ hai có alen B trội hoàn toàn so với b. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền (thể hệ P) có tần số A = 0,7; a = 0,3; B = 0,4; b = 0,6. Do môi trường thay đổi, các kiểu gen mang BB mất khả năng sinh sản. Biết rằng quần thể không chịu tác động của nhân tố tiến hoá khác. Theo lý thuyết, tại F1, tổng tỉ lệ các kiểu gen thuần chủng của quần thể xấp xỉ bao nhiêu? (Hãy thể hiện kết quả bằng số thập phân và làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy.)
Câu 5: Cho sơ đồ phả hệ sau đây về bệnh mù màu và máu khó đông. Biết rằng bệnh mù màu do gene lặn a gây ra, còn bệnh máu khó đông do gene lặn b gây ra. Các gene trội tương ứng là A, B quy định tính trạng bình thường. Các gene này nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X với khoảng cách 20cM.
Cho các nhận định sau:
I. Có tối đa 10 người xác định được kiểu gen.
II. Có ít nhất 2 người phụ nữ trong phả hệ dị hợp tử về cả hai cặp gen.
III. Cặp vợ chồng 15-16 có khả năng sinh đứa con đầu lòng bị bệnh mù màu là 25%.
IV. Cặp vợ chồng 15-16 có khả năng sinh đứa con đầu lòng bị máu khó đông là 20%.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
Mục đích tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là gì?
Căn cứ theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, mục đích của kỳ thi bao gồm:
– Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.
– Góp phần đánh giá chất lượng giáo dục của địa phương và cả nước, làm cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có bắt buộc thi môn Sinh học không?
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 phải thực hiện như sau:
– Thi 3 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
– Ngoài ra, thí sinh phải chọn một trong hai bài thi tổ hợp:
+ Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học)
+ Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân – dành cho học sinh chương trình giáo dục phổ thông)
Trong bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên, môn Sinh học là một trong ba môn thành phần. Tuy nhiên, thí sinh không bắt buộc phải chọn bài thi tổ hợp này nếu không có nhu cầu xét tốt nghiệp hoặc xét tuyển đại học vào các ngành học có sử dụng môn Sinh học làm môn xét tuyển.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học. Thí sinh chỉ cần thi môn Sinh học nếu chọn bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên để phục vụ mục đích xét tốt nghiệp hoặc tuyển sinh vào các ngành yêu cầu môn này.