Đề thi thử Đại học môn Sinh 2025 – Trường THPT Hàm Rồng – Thanh Hóa là một trong những đề thi nằm trong Bộ Đề thi đại học môn Sinh Học THPT, thuộc chuyên mục Tổng hợp đề thi thử môn Sinh Học THPT QG. Đây là đề thi do Trường THPT Hàm Rồng – Thanh Hóa tổ chức, nhằm giúp học sinh lớp 12 ôn tập toàn diện, củng cố kiến thức và chuẩn bị vững chắc cho kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025 môn Sinh học.
Đề thi được thiết kế theo đúng định hướng và cấu trúc chuẩn của Bộ GD&ĐT, bao phủ đầy đủ các chuyên đề trọng tâm trong chương trình lớp 12 như: cơ chế di truyền và biến dị, quy luật di truyền, di truyền học người, tiến hóa, và sinh thái học. Ngoài ra, đề thi có tính phân loại cao, kết hợp nhuần nhuyễn giữa câu hỏi cơ bản và các câu vận dụng – vận dụng cao, giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy logic, phân tích dữ liệu và xử lý tình huống sinh học thực tiễn.
Hãy cùng Dethitracnghiem.vn cùng tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Đề thi thử Đại học môn Sinh 2025 – Trường THPT Hàm Rồng – Thanh Hóa
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Trong mô hình cấu trúc của Operon Lac, vùng số (2) là nơi?
A. Protein điều hoà có thể liên kết vào để ngăn cản quá trình phiên mã.
B. RNA polymerase bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. Mang thông tin quy định cấu trúc các enzyme tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactose.
D. Mang thông tin quy định cấu trúc protein điều hoà.
Câu 2. Hình 13 thể hiện bước nào trong quy trình chuyển gene vào tế bào vi khuẩn?
A. Tạo DNA tái tổ hợp.
B. Đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. Nhân bản gene.
D. Tách chiết DNA.
Câu 3. Bằng chứng tiến hoá nào sau đây thuộc bằng chứng tiến hoá trực tiếp?
A. Hươu cao cổ và các loài thú khác đều có 7 đốt sống cổ.
B. Ruột thừa ở người là dấu vết của manh tràng ở động vật ăn cỏ.
C. Xác sư tử Sparta trong các lớp băng vĩnh cửu ở Siberi.
D. Sự tương đồng về cấu trúc chi trước của chuột và dơi.
Câu 4. Cây hoa cẩm tú cầu thuần chủng mọc ở những nơi khác nhau có thể cho màu hoa khác nhau như đỏ, đỏ nhạt, đỏ tím và tím. Hiện tượng này là do
A. cường độ sáng khác nhau.
B. lượng nước tưới khác nhau.
C. đột biến gene quy định màu hoa.
D. độ pH của đất khác nhau.
Câu 5. Một quần thể thực vật, xét 1 gene có hai allele, allele A là trội hoàn toàn so với allele a. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có tỉ lệ các kiểu gene là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Qua tự thụ phấn, theo lý thuyết ở thế hệ nào của quần thể thì số cá thể có kiểu hình trội chiếm tỉ lệ 47,5%?
A. Thế hệ F3.
B. Thế hệ F2.
C. Thế hệ F4.
D. Thế hệ F5.
Câu 6. Đột biến gene lặn trên NST thường sẽ biểu hiện ra kiểu hình trong điều kiện nào sau đây?
A. Khi ở trạng thái đồng hợp tử.
B. Ngay ở cơ thể mang đột biến.
C. Khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.
D. Thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.
Câu 7. Theo thuyết tiến hoá tổng hợp, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài, được gọi là gì?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Dòng gene.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Phiêu bạt di truyền.
Câu 8. Để tìm hiểu quá trình quang hợp ở thực vật, một nhóm học sinh đã bố trí thí nghiệm trong phòng thực hành như hình bên. Kết quả thí nghiệm là trong bình thuỷ tinh xuất hiện bọt khí. Cho biết bọt khí được sinh ra trong quá trình quang hợp của rong mái chèo. Bọt khí này được tạo ra bởi khí nào sau đây?
A. N2.
B. O2.
C. CO.
D. H2.
Câu 9. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình dịch mã là khi nào?
A. Tiểu đơn vị bé của ribosome liên kết với phân tử mRNA.
B. Tiểu đơn vị lớn của ribosome liên kết với tiểu đơn vị bé.
C. Phức hệ tRNA – amino acid liên kết với mRNA.
D. Tiểu đơn vị lớn của ribosome liên kết với phức hệ tRNA – amino acid.
Câu 10. Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây không làm thay đổi số lượng NST?
A. Hội chứng Klinefelter.
B. Bệnh phenylketonuria.
C. Hội chứng Turner.
D. Hội chứng Down.
Câu 11. Hội chứng KeRnas-Sayre là một đặc điểm di truyền hiếm gặp do mất khoảng 10.000 nucleotide khỏi DNA ti thể. Hầu hết những người mắc hội chứng này đều có cơ mắt yếu, mí mắt sụp xuống, giảm thị lực và thường có vóc dáng thấp bé. Phả hệ nào sau cho thấy một gia đình bị ảnh hưởng bởi hội chứng KeRnas-Sayre rõ ràng nhất (người bị bệnh tô đậm)?
A. Phả hệ 4.
B. Phả hệ 3.
C. Phả hệ 1.
D. Phả hệ 2.
Câu 12. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lai xa kết hợp đa bội hóa có thể tạo ra loài mới mang mọi đặc điểm giống hệt mẹ.
B. Hình thành loài mới có thể không có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Theo lý thuyết, thể đột biến tam bội (3n) có bộ NST khác với loài gốc nên được coi là loài mới.
D. Quá trình hình thành loài mới chỉ có thể xảy ra ở cùng khu vực địa lí.
Câu 13. Ở đậu hà lan, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng. Cây thuần chủng thân cao, hoa đỏ có kiểu gene nào sau đây?
A. AAbb.
B. AABB.
C. Aabb.
D. AaBB.
Câu 14. Bào quan tham gia thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật là
A. ribosome.
B. peroxisome.
C. lục lạp.
D. ti thể.
Câu 15. Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ
A. tĩnh mạch chủ → động mạch chủ → mao mạch.
B. động mạch chủ → tĩnh mạch chủ → mao mạch.
C. động mạch chủ → mao mạch → tĩnh mạch chủ.
D. tĩnh mạch chủ → mao mạch → động mạch chủ.
Câu 16. Thành tựu nào sau đây không phải là chọn giống vật nuôi, cây trồng bằng phương pháp lai hữu tính?
A. Lan đột biến.
B. Gạo ST25.
C. Bò lai sind.
D. Gà đông tảo.
Câu 17. Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng gene trên một NST trong tế bào sau đột biến?
A. Lặp đoạn.
B. Đa bội cùng nguồn.
C. Đa bội khác nguồn.
D. Đảo đoạn.
Câu 18. Enzyme nổi sử dụng trong kĩ thuật tạo DNA tái tổ hợp có tên là
A. DNA-polymerase.
B. ligase.
C. restrictase.
D. RNA-polymerase.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Hình bên thể hiện tỉ lệ các loại kiểu gene qui định màu lông của 2 quần thể động vật thuộc cùng một loài, allele A qui định lông trắng trội hoàn toàn so với allele a qui định lông đen, gene nằm trên nhiễm sắc thể thường. Có bao nhiêu phát biểu sau đây ?
a) Nếu các cá thể ở quần thể I có cùng màu lông giao phối với nhau mà không giao phối với các cá thể khác màu lông của cơ thể mình. Theo lý thuyết, F1 thu được cá thể lông đen là 49/85 .
b) Tần số allele A và a ở cả 2 quần thể I và II lần lượt là: 0,3; 0,7.
c) Cấu trúc di truyền của quần thể II đang ở trạng thái cân bằng.
d) Cho 2 cá thể đều có màu lông trắng ở quần thể I và II giao phối với nhau thu được F1. Tính theo lý thuyết F1 thu được cá thể lông màu đen là 21/136.
Câu 2. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Khi phân tích bộ nhiễm sắc thể của 4 thể đột biến (E, F, G, H) người ta thu được kết quả như biểu đồ ở hình bên. Biết rằng, đột biến chỉ liên quan đến số lượng nhiễm sắc thể.
a) Thể đột biến G và H được hình thành do rối loạn phân bào trong quá trình tạo giao tử của một bên bố hoặc mẹ.
b) Thể đột biến F có thể được hình thành qua nguyên phân hoặc giảm phân.
c) Thể đột biến F ứng dụng trong tạo dưa hấu không hạt.
d) Thể đột biến E có thể được hình thành qua nguyên phân hoặc giảm phân.
Câu 3. Hình sau đây mô tả quá trình trao đổi khí ở người.
a) Máu trong mao mạch theo tĩnh mạch phổi về tim là máu giàu CO2.
b) Quá trình trao đổi khí với cơ thể diễn ra tại phế nang của phổi.
c) Phế quản làm nhiệm vụ vận chuyển khí đến các tế bào để trao đổi khí.
d) Máu trong mao mạch theo động mạch phổi về phế nang là máu giàu O2.
Câu 4. Ở một loài thực vật, allele A quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định tính trạng thân thấp, allele B quy định tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định tính trạng hoa trắng. Tiến hành 2 phép lai và thu được kết quả như sau:
Phép lai 1: Cây thân thấp, hoa trắng được thụ phấn bởi hạt phấn của cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa trắng.
Phép lai 2: Cây thân cao, hoa đỏ được thụ phấn bởi hạt phấn của cây thân thấp, hoa trắng, thu được F1 có 100% cây thân cao, hoa đỏ.
Biết rằng không xảy ra đột biến.
a) Nếu lấy hạt phấn của cây F1 của phép lai 1 thụ phấn cho cây F1 của phép lai 2 sẽ thu được kết quả ở đời con có 75% cây thân cao, hoa đỏ.
b) Hai cặp gene A, a và B, b nằm trên hai phân tử DNA khác nhau.
c) Nếu cho F1 của phép lai 1 giao phấn ngẫu nhiên sẽ thu được đời con cho tỉ lệ kiểu hình là 3 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng.
d) Nếu cho F1 của phép lai 2 giao phấn ngẫu nhiên sẽ thu được đời con cho tỉ lệ kiểu hình là 9 cây thân cao, hoa đỏ : 3 cây thân cao, hoa trắng : 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa trắng.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Ở một cơ thể (P), xét ba cặp gene dị hợp Aa, Bb và Dd. Trong đó, cặp Bb và Dd cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. Giả sử quá trình giảm phân bình thường, cơ thể P đã tạo ra loại giao tử A bd chiếm tỉ lệ 15%. Cho biết không xảy ra đột biến. Cơ thể P xảy ra hoán vị gene với tần số là bao nhiêu?
Câu 2. Nối về thông tin tương ứng giữa cột A và cột B.
Hãy viết liền nhau bốn số ở cột A để lần lượt tương ứng với nội dung ở cột B theo trình tự abcd.
Câu 3. Nghiên cứu một quần thể sóc ở rừng Cúc Phương. Tính trạng màu sắc bụng do một gene có 2 allele nằm trên NST thường quy định, trong đó allele A quy định kiểu hình bụng đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định kiểu hình bụng trắng. Tại thế hệ đang khảo sát, quần thể đang cân bằng di truyền có đầy đủ các loại kiểu gene và tần số allele A gấp đôi allele a. Nếu tất cả các cá thể dị hợp đều không sinh sản, thế hệ sau sẽ có kiểu hình bụng đỏ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Câu 4. Khi nói về quá trình tiến hoá của sinh giới qua các đại địa chất, có các sự kiện sau:
Xuất hiện khủng long và động vật có vú đầu tiên.
Đa dạng hoá lưỡng cư, xuất hiện bò sát đầu tiên.
Phát triển đa dạng thực vật hạt kín, thú, chim.
Xuất hiện lưỡng cư đầu tiên, thực vật có mạch xuất hiện.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự thời gian từ xa tới gần theo quan niệm hiện đại.
Câu 5. Gene A bị đột biến thành allele a, gene b bị đột biến thành allele B. Có bao nhiêu kiểu gene sau đây là của thể đột biến: AABB, AABb, AaBb, Aabb, aaBb, AAbb?
Câu 6. Một phân tử mRNA có trình tự các nucleotide như sau:
5’ …CCCAAUGGGGCAGGGUUUUCUUAAAUGA…3’
Biết rằng quá trình dịch mã bắt đầu từ bộ ba mở đầu, nếu phân tử mRNA nói trên tiến hành quá trình dịch mã thì số bộ ba đối mã được tRNA mang đến khớp trên ribosome là bao nhiêu?
Mục đích tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là gì?
Căn cứ theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, mục đích của kỳ thi bao gồm:
– Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh đại học, cao đẳng.
– Góp phần đánh giá chất lượng giáo dục của địa phương và cả nước, làm cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học trong nhà trường.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có bắt buộc thi môn Sinh học không?
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 phải thực hiện như sau:
– Thi 3 môn bắt buộc: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ.
– Ngoài ra, thí sinh phải chọn một trong hai bài thi tổ hợp:
+ Khoa học Tự nhiên (gồm các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học)
+ Khoa học Xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân – dành cho học sinh chương trình giáo dục phổ thông)
Trong bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên, môn Sinh học là một trong ba môn thành phần. Tuy nhiên, thí sinh không bắt buộc phải chọn bài thi tổ hợp này nếu không có nhu cầu xét tốt nghiệp hoặc xét tuyển đại học vào các ngành học có sử dụng môn Sinh học làm môn xét tuyển.
Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 không bắt buộc thí sinh phải thi môn Sinh học. Thí sinh chỉ cần thi môn Sinh học nếu chọn bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên để phục vụ mục đích xét tốt nghiệp hoặc tuyển sinh vào các ngành yêu cầu môn này.