Bài tập trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm Chương 3

Năm thi: 2023
Môn học: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội
Người ra đề: TS Mai Quốc Khanh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Năm thi: 2023
Môn học: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội
Người ra đề: TS Mai Quốc Khanh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 30
Đối tượng thi: Sinh viên Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Làm bài thi

Bài tập trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm chương 3 là một công cụ quan trọng trong việc đánh giá hiểu biết của sinh viên về các khía cạnh tâm lý liên quan đến sự phát triển của con người qua các giai đoạn lứa tuổi khác nhau, cũng như các nguyên tắc và phương pháp tâm lý học áp dụng trong môi trường sư phạm. Nằm trong bộ môn Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, đề thi này thường bao gồm các câu hỏi liên quan đến sự phát triển tâm lý từ trẻ em đến người lớn, đặc điểm tâm lý của từng lứa tuổi, cũng như các kỹ thuật giảng dạy và quản lý lớp học hiệu quả. Mục tiêu của bài tập là giúp sinh viên nắm vững kiến thức về tâm lý học, từ đó áp dụng một cách hiệu quả vào công tác giáo dục và đào tạo. Bài tập được biên soạn mới nhất vào năm 2023 bởi các giảng viên từ nhiều trường đại học trên cả nước nhằm củng cố kiến thức cho sinh viên trước kỳ thi.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá bài tập này và kiểm tra kiến thức của bạn ngay hôm nay!

Bài tập trắc nghiệm Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm Chương 3

Câu 1: Trong xã hội ngày nay, hiện tượng “gia tốc phát triển” đã khiến cho tuổi thanh niên:
a. Bắt đầu và kết thúc sớm hơn trước đây.
b. Bắt đầu sớm, nhưng kết thúc muộn hơn.
c. Bắt đầu muộn, nhưng kết thúc sớm hơn.
d. Bắt đầu và kết thúc muộn hơn trước đây.

Câu 2: Sự phát triển về cơ thể ở tuổi học sinh THPT diễn ra:
a. Tương đối êm ả và cân đối.
b. Nhanh, mạnh và có nhiều biến động.
c. Mạnh mẽ nhưng không cân đối.
d. Mạnh mẽ và cân đối.

Câu 3: Đặc trưng trong nội dung phát triển của tuổi học sinh THPT được quy định chủ yếu bởi yếu tố:
a. Độ tuổi sinh học.
b. Sự phát triển cơ thể.
c. Điều kiện xã hội mà trẻ em sống và hoạt động.
d. Đặc trưng hoạt động học tập, hoạt động xã hội và giao tiếp của học sinh trong điều kiện xã hội nhất định.

Câu 4: Điều nào không đúng với sự phát triển thể chất của lứa tuổi học sinh THPT?
a. Đa số các em đang trong thời kì phát dục (thời kì dậy thì).
b. Đa số có cơ thể phát triển cân đối, khoẻ, đẹp như cơ thể người lớn.
c. Sự phát triển hệ thần kinh gần tương đương với hệ thần kinh của người trưởng thành.
d. Chiều cao và cân nặng tuy vẫn phát triển nhưng đã có chiều hướng chững lại.

Câu 5: Điểm nào không thể hiện tính hai mặt trong điều kiện xã hội của sự phát triển tâm lí ở tuổi học sinh THPT?
a. Trong gia đình các em đã có nhiều vai trò và trách nhiệm như của người lớn, nhưng các em vẫn bị phụ thuộc vào kinh tế gia đình.
b. Trong xã hội, các em đã có quyền công dân nhưng hoạt động chủ đạo của các em vẫn là hoạt động học tập.
c. Thái độ và ứng xử của người lớn vừa khuyến khích xu hướng người lớn của các em, vừa yêu cầu các em tuân theo các yêu cầu của cha mẹ, giáo viên.
d. Thể chất của các em đang phát triển với tốc độ và nhịp độ nhanh dần đến cân đối, hài hoà.

Câu 6: Điểm nào không đúng với việc mở rộng vai trò người lớn của tuổi đầu thanh niên?
a. Trong gia đình, các em có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của người lớn hơn.
b. Ngoài xã hội, các em đã có quyền công dân.
c. Trong nhà trường và ngoài xã hội, thái độ của người lớn thể hiện tính chất hai mặt đối với các em tuổi đầu thanh niên: vừa đòi hỏi ở các em tính độc lập, ý thức trách nhiệm, vừa đòi hỏi các em phải thích ứng với yêu cầu của người lớn.
d. Cơ thể các em đã trưởng thành, cân đối và khoẻ mạnh có thể làm được nhiều việc của người lớn.

Câu 7: Trong quan hệ với tuổi đầu thanh niên, người lớn thường:
a. Yêu cầu ở các em tính độc lập và ý thức trách nhiệm.
b. Đòi hỏi các em phục tùng những yêu cầu của mình đề ra.
c. Một mặt đòi hỏi các em phục tùng những yêu cầu của mình, mặt khác lại mong muốn ở các em tính độc lập, tự giác và ý thức trách nhiệm.
d. Mong muốn các em có cách cư xử và khả năng thực hiện các công việc như người lớn.

Câu 8: Trong các mối quan hệ xã hội, vị trí của học sinh THPT thường có tính chất:
a. Hoàn toàn ổn định.
b. Xác định.
c. Không xác định.
d. Tương đối ổn định.

Câu 9: Thái độ học tập của học sinh THPT được thúc đẩy trước hết bởi:
a. Động cơ thực tiễn và động cơ nhận thức.
b. Động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức và ý nghĩa xã hội của môn học.
c. Động cơ nhận thức và ý nghĩa xã hội của môn học.
d. Động cơ quan hệ xã hội.

Câu 10: Hứng thú học tập các môn học của học sinh THPT thường gắn liền với:
a. Tính chất của môn học.
b. Phương pháp giảng dạy của giáo viên bộ môn.
c. Kết quả học tập của môn học.
d. Khuynh hướng nghề nghiệp mà các em lựa chọn.

Câu 11: Điểm đặc trưng trong nhận thức của học sinh THPT là:
a. Chuyển từ tính không chủ định sang có chủ định.
b. Tính có chủ định phát triển mạnh, chiếm ưu thế.
c. Cả tính có chủ định và tính không chủ định cùng phát triển.
d. Tính không chủ định phát triển mạnh và chiếm ưu thế.

Câu 12: Loại tư duy nào phát triển mạnh ở lứa tuổi học sinh THPT?
a. Trực quan hình ảnh.
b. Trực quan hành động.
c. Trừu tượng, lí luận.
d. Cả a, b,c.

Câu 13: Điểm nào không phản ánh đặc điểm tư duy của tuổi học sinh THPT?
a. Tính phê phán của tư duy phát triển mạnh.
b. Tính độc lập của tư duy phát triển.
c. Tính trực quan của tư duy phát triển.
d. Tính chặt chẽ và nhất quán phát triển.

Câu 14: Đặc điểm nổi bật về trí nhớ của lứa tuổi học sinh THPT là:
a. Ghi nhớ có chủ định phát triển mạnh, nhưng chưa hoàn toàn chiếm ưu thế.
b. Các em chưa biết vận dụng các biện pháp ghi nhớ lôgíc.
c. Ghi nhớ chủ định giữ vai trò chủ đạo, các em đã tạo được tâm thế phân hoá trong ghi nhớ.
d. Cả a, b.

Câu 15: Tính lựa chọn của chú ý ở lứa tuổi học sinh THPT được quyết định bởi:
a. Thái độ lựa chọn đối với môn học của các em.
b. Tính hấp dẫn của môn học.
c. Thái độ của các em đối với giáo viên giảng dạy bộ môn.
d. Cả a, b, c.

Câu 16: Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em có khả năng vừa nghe giảng, vừa ghi chép, đồng thời vẫn theo dõi được câu trả lời của bạn trong giờ học… Điều này chứng tỏ sự phát triển và hoàn thiện của khả năng:
a. Tri giác.
b. Ghi nhớ hình tượng cụ thể và ghi nhớ ý nghĩa.
c. Di chuyển và phân phối chú ý.
d. Tư duy trực quan hành động và tư duy ngôn ngữ.

Câu 17: Những môn học hấp dẫn đối với học sinh THPT là những môn học:
a. Đòi hỏi ở các em sự tư duy tích cực, độc lập.
b. Có nội dung cụ thể, không đòi hỏi nhiều khả năng tư duy trừu tượng.
c. Có ý nghĩa xã hội cao.
d. Mới lạ và các em được tiếp xúc lần đầu.

Câu 18: Điểm nào không phù hợp với đặc điểm tự ý thức của tuổi học sinh THPT:
a. Học sinh THPT bắt đầu tri giác đặc điểm cơ thể của bản thân.
b. Hình ảnh về cơ thể là thành tố quan trọng của tự ý thức ở tuổi học sinh THPT.
c. Tuổi học sinh THPT có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lí của mình theo quan điểm về mục đích và hoài bão cuộc sống của bản thân.
d. Tự ý thức của tuổi học sinh THPT xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và hoạt động của bản thân trong tập thể.

Câu 19: Nguyên nhân cơ bản khiến học sinh THPT rất quan tâm đến diện mạo, hình thức bề ngoài của bản thân là:
a. Sự biến đổi mạnh mẽ về mặt cơ thể ở lứa tuổi này.
b. Sự thúc đẩy của nhu cầu trở thành người lớn.
c. Hình ảnh về thân thể của mình là một thành tố quan trọng trong sự tự ý thức ở lứa tuổi này.
d. Cả a, b, c.

Câu 20: Tự ý thức của thanh niên học sinh được xuất phát từ:
a. Yêu cầu của cuộc sống và hoạt động của bản thân trong tập thể.
b. Yêu cầu của bản thân.
c. Đánh giá của người khác.
d. Sự hoàn thiện bản thân.

Câu 21: Ý nào không đúng về xu hướng tự đánh giá của học sinh THPT?
a. Đánh giá về mình càng trở nên đầy đủ hơn, sâu sắc hơn.
b. Tự đánh giá đã đạt tới mức độ tự nhận thức.
c. Tự đánh giá đã đạt tới mức độ khách quan.
d. Tự đánh giá là điều kiện quan trọng để xây dựng thế giới quan.

Câu 22: Tình bạn đẹp của tuổi học sinh THPT được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở:
a. Sự gần gũi về không gian sinh sống, học tập, hoạt động.
b. Sự gần gũi về tuổi tác, về sở thích, thị hiếu thẩm mĩ.
c. Sự gần gũi về lí tưởng, sự tương hợp về nguyện vọng, hoài bão, sự tương đồng về tư tưởng, tình cảm.
d. Sự gần gũi về cách thức hoạt động và quan điểm sống.

Câu 23: Đặc điểm nổi bật của tình bạn ở tuổi học sinh THPT là:
a. Mang tính chất tập thể, bầy đàn.
b. Phụ thuộc vào sở thích, sự hấp dẫn về giới tính.
c. Tồn tại trên cơ sở sự tương đồng về giới tính.
d. Mang tính bền vững, sâu sắc và lâu dài.

Câu 24: Sự phát triển của tình cảm ở tuổi học sinh THPT gắn liền với đặc điểm:
a. Tính phong phú và chiều sâu của đời sống tình cảm.
b. Tính dễ xúc cảm.
c. Tính phong phú nhưng không sâu sắc của tình cảm.
d. Tính đa dạng, phức tạp nhưng dễ thay đổi.

Câu 25: Đặc điểm nào không phù hợp với đặc trưng sự phát triển tình cảm của tuổi học sinh THPT?
a. Sự phong phú và chiều sâu của đời sống tình cảm.
b. Sự lãng mạn và bay bổng của tình cảm.
c. Sự ổn định của đời sống tình cảm.
d. Sự phức tạp của đời sống tình cảm.

Câu 26: Nét nổi bật của tình cảm ở tuổi học sinh THPT là:
a. Tình cảm tập trung vào những nhu cầu trước mắt của bản thân.
b. Đời sống tình cảm diễn ra sâu sắc, mãnh liệt, song dễ thay đổi, không ổn định.
c. Tình cảm không ổn định, dễ thay đổi, dễ xúc động.
d. Tình cảm diễn ra phức tạp, khó hiểu.

Câu 27: Sự phát triển nhân cách của học sinh THPT chịu sự tác động mạnh mẽ nhất của yếu tố:
a. Giáo dục và tự giáo dục.
b. Tự giáo dục.
c. Sự phát triển cơ thể.
d. Môi trường gia đình.

Câu 28: Đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT là:
a. Các em biết tự giáo dục bản thân.
b. Các em hình thành thế giới quan.
c. Các em biết xác định mục đích sống.
d. Các em bắt đầu sống có lí tưởng.

Câu 29: Ý thức về bản thân của học sinh THPT biểu hiện trong:
a. Sự định hướng nghề nghiệp.
b. Sự tự giáo dục.
c. Sự tự đánh giá và xác định mục đích sống.
d. Cả a, b, c.

Câu 30: Đặc điểm nổi bật trong quá trình phát triển nhân cách của học sinh THPT là:
a. Tự ý thức về bản thân.
b. Xu hướng tự giáo dục.
c. Cả a và b.
d. Tự định hướng nghề nghiệp.

 

 

Related Posts

×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: