Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Luật Lao động – Phần 1

Năm thi: 2023
Môn học: Luật Lao Động
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 60
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Luật Lao Động
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 60
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Luật Lao động – Phần 1 là một bộ sưu tập quan trọng trong chương trình Luật tại các trường đại học đào tạo chuyên ngành Luật. Bộ câu hỏi này bao gồm các nội dung cơ bản và nâng cao liên quan đến Luật Lao động, giúp sinh viên hiểu rõ về các quy định pháp luật về lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quan hệ lao động. Được tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín và biên soạn bởi các giảng viên hàng đầu, đây là tài liệu không thể thiếu cho sinh viên trong quá trình ôn tập và chuẩn bị cho các kỳ thi. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá bộ câu hỏi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Luật Lao động – Phần 1 (có đáp án)

Câu 1: Luật lao động thuộc lĩnh vực nào?
A. Tư pháp và công pháp
B. Quản lý nhà nước
C. Tư pháp
D. Công pháp

Câu 2: Cơ quan nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội?
A. Bộ Tài chính
B. Bảo hiểm xã hội Việt Nam
C. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
D. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Câu 3: Nguồn của pháp luật lao động bao gồm:
A. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động và các quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động xảy ra trong và ngoài nước.
B. Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ lao động và các quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động xảy ra trong và ngoài nước.
C. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động và các quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
D. Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ lao động và các quan hệ xã hội khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Câu 4: Chức năng nào sau đây KHÔNG phải chức năng của Luật lao động?
A. Bảo đảm ổn định xã hội
B. Bảo vệ người tiêu dùng
C. Bảo vệ người lao động và người sử dụng lao động
D. Kinh tế và giáo dục

Câu 5: Nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính…
A. Tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trừ đi thời gian không đóng.
B. Từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng
C. Tổng thời gian từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng
D. Tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Câu 6: Chế độ nào mà bảo hiểm xã hội bắt buộc có nhưng bảo hiểm xã hội tự nguyện không có?
A. Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
B. Ốm đau, thai sản
C. Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động
D. Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí bổ sung

Câu 7: Thời hạn tập nghề tại doanh nghiệp tối đa là bao lâu?
A. 120 ngày
B. 30 ngày
C. 90 ngày
D. 60 ngày

Câu 8: Nhận định nào sau đây CHƯA ĐÚNG?
A. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo nhưng không quá 06 tháng.
B. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo.
C. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo nhưng không quá 01 năm.
D. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo nhưng không quá 03 tháng.

Câu 9: Chọn đối tượng KHÔNG phải tham gia BHXH bắt buộc?
A. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
B. Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng
C. Cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
D. Người làm việc theo hợp đồng có thời hạn 12 tháng đang hưởng lương hưu

Câu 10: Quan hệ học nghề là…
A. Quan hệ phát sinh giữa người học nghề, tập thể với cá nhân, tổ chức dạy nghề.
B. Quan hệ phát sinh giữa người học nghề, tập thể với các trường nghề.
C. Quan hệ phát sinh giữa người học nghề, tập thể với các trường nghề hoặc tổ chức dạy nghề.
D. Quan hệ phát sinh giữa người học nghề, tập thể với các trường nghề hoặc cá nhân, tổ chức dạy nghề.

Câu 11: Chọn nhận định đúng?
A. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 07 ngày làm việc nếu vợ sinh thường.
B. Lao động nữ sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
C. Lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 01 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.
D. Lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 03 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

Câu 12: Nhận định nào sau đây SAI?
A. Người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên, trong một số trường hợp phải đủ 18 tuổi trở lên.
B. Người sử dụng lao động không thu học phí của người học nghề.
C. Người học nghề phải ký hợp đồng đào tạo nghề với người sử dụng lao động.
D. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Câu 13: Sự bình đẳng trong pháp luật lao động và pháp luật Dân sự khác nhau như thế nào?
A. Trong luật lao động yếu tố bình đẳng chủ yếu thể hiện tại thời điểm xác lập quan hệ, còn trong quan hệ dân sự tồn tại từ thời điểm xác lập đến khi chấm dứt quan hệ.
B. Trong luật lao động yếu tố bình đẳng chủ yếu thể hiện tại từ thời điểm xác lập đến khi thực hiện quan hệ, còn trong quan hệ dân sự tồn tại ngay thời điểm xác lập quan hệ.
C. Trong luật Lao động yếu tố bình đẳng chủ yếu thể hiện tại từ thời điểm xác lập đến khi chấm dứt quan hệ, còn trong quan hệ dân sự tồn tại ngay thời điểm xác lập quan hệ.
D. Trong luật lao động yếu tố bình đẳng chủ yếu thể hiện tại thời điểm xác lập quan hệ, còn trong quan hệ dân sự tồn tại từ thời điểm xác lập đến khi thực hiện quan hệ.

Câu 14: Nghề, công việc nào sau đây người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm việc vào ban đêm?
A. Công việc văn phòng: photo.
B. Thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa.
C. Bán hàng trong siêu thị.
D. Vận động viên thể thao.

Câu 15: Người làm việc không có quan hệ lao động là gì?
A. Người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
B. Người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành.
C. Người làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động.
D. Người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương bởi người sử dụng lao động.

Câu 16: Năng lực pháp luật của người sử dụng lao động được hiểu như thế nào?
A. Là năng lực hành vi dân sự của người sử dụng lao động được quy định cụ thể trong bộ luật dân sự.
B. Là khả năng người sử dụng lao động thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hiện hành.
C. Là khả năng được pháp luật quy định cho các quyền nhất định để có thể tham gia quan hệ pháp luật lao động.
D. Là khả của người sử dụng lao động trong việc tạo lập – gánh vác các quyền và nghĩa vụ trong quá trình tuyển dụng lao động.

Câu 17: Nơi làm việc nào sau đây gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên?
A. Chăn thả gia súc tại nông trại.
B. Làm tranh hàng trống.
C. Bụi bông.
D. Làm bún gạo.

Câu 18: Những công việc KHÔNG được sử dụng lao động từ đủ 13 tuổi làm việc?
A. Thêu ren, làm tranh đông hồ.
B. Phục vụ bàn.
C. Vận động viên bơi lội.
D. Đan lát, làm các đồ gia dụng.

Câu 19: Việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ là hành vi gì?
A. Cưỡng bức lao động.
B. Phân biệt đối xử trong lao động.
C. Bóc lột tại nơi làm việc.
D. Quấy rối tại nơi làm việc.

Câu 20: Khả năng lao động của người lao động được thể hiện qua…
A. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
B. Năng lực hành vi dân sự và năng lực hành vi.
C. Năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và năng lực hành vi.
D. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Câu 21: Học nghề để làm việc cho người sử dụng là gì?
A. Việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc không quá 03 tháng.
B. Việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc theo vị trí việc làm tại nơi làm việc không quá 03 tháng.
C. Việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc.
D. Việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc theo vị trí việc làm tại nơi làm việc.

Câu 22: Hết thời hạn học nghề…
A. Người học nghề có quyền chuyển sang làm việc cho người sử dụng lao động khác mà không cần bồi thường bất kỳ chi phí nào.
B. Người học nghề và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động.
C. Người học nghề không phải chịu trách nhiệm gì với người sử dụng lao động.
D. Người sử dụng lao động không có quyền ràng buộc người học nghề làm việc cho mình.

Câu 23: Chọn các văn bản là nguồn của Luật lao động?
A. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật các tổ chức tín dụng.
B. Luật đất đai, Luật dạy nghề.
C. Luật tố tụng dân sự, Luật thương mại.
D. Luật công đoàn, Luật đầu tư.

Câu 24: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ…
A. 15 tuổi.
B. 14 tuổi.
C. 13 tuổi.
D. 18 tuổi.

Câu 25: Đặc điểm nào sau đây đúng về Bảo hiểm hưu trí bổ sung, ngoại trừ?
A. Cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân.
B. Tích lũy thông qua hoạt động đầu tư.
C. Chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất bắt buộc.
D. Chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện.

Câu 26: Nghề, công việc nào sau đây người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ?
A. Tháo dỡ giàn giáo.
B. Phân loại phế liệu.
C. Đơm nút.
D. Tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh.

Câu 27: Quan hệ lao động được thiết lập dựa trên cơ sở?
A. Phong tục tập quán.
B. Hợp đồng.
C. Quy định pháp luật.
D. Uy tín cá nhân.

Câu 28: Quan hệ quản lý nhà nước về lao động là…
A. Quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với người lao động và người sử dụng lao động.
B. Quan hệ giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với người sử dụng lao động.
C. Quan hệ giữa công đoàn với người sử dụng lao động.
D. Quan hệ giữa công đoàn với người sử dụng lao động và người lao động.

Câu 29: Người sử dụng lao động là…
A. Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình.
B. Doanh nghiệp, cá nhân có thuê mướn lao động, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình.
C. Doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã.
D. Doanh nghiệp, cơ quan, cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình.

Câu 30: Khách thể của quan hệ lao động là?
A. Sức lao động.
B. Tiền lương tiền công.
C. Công việc cần hoàn thành.
D. Sự quản lý của các bên tham gia quan hệ.

Câu 31: Tiêu chuẩn lao động là gì?
A. Tập hợp những điều kiện lao động và sử dụng lao động tối thiểu được công nhận trong một phạm vi áp dụng nhất định.
B. Tập hợp những điều kiện và yếu tố tác động vào lao động và sử dụng lao động tối thiểu được công nhận trong một phạm vi áp dụng nhất định.
C. Tổng hợp các yếu tố tác động đến người lao động trong quá trình lao động ở không gian nhất định.
D. Tổng hợp các điều kiện và yếu tố tác động đến người lao động trong quá trình lao động ở không gian nhất định.

Câu 32: Nếu hai bên thống nhất việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng thì…
A. Ký kết phụ lục hợp đồng lao động.
B. Ký kết phụ lục hợp đồng lao động và giao kết hợp đồng lao động mới.
C. Ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
D. Giao kết hợp đồng lao động mới.

Câu 33: Nếu hai bên không thống nhất được nội dung sửa đổi, bổ sung của hợp đồng thì…
A. Hai bên tạm hoãn thực hiện hợp đồng cho đến khi thống nhất.
B. Tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
C. Hai bên ngừng thực hiện hợp đồng.
D. Hai bên tạm hoãn hợp đồng cho đến khi thống nhất nhưng tối đa không quá 30 ngày.

Câu 34: Công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động…
A. Hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực đối với người đại diện ký.
B. Hợp đồng lao động được giao kết bằng lời nói hoặc văn bản và có hiệu lực đối với người đại diện ký.
C. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
D. Hợp đồng lao động được giao kết bằng lời nói hoặc văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Câu 35: Chọn câu SAI?
A. Người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng trước hoặc sau khi nhận người lao động vào làm việc.
B. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
C. Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận hợp đồng bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì vẫn được coi là hợp đồng lao động.
D. Người lao động và người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.

Câu 36: Người sử dụng lao động được ký bao nhiêu lần hợp đồng xác định thời hạn với người lao động?
A. 01 lần.
B. 03 lần.
C. 02 lần.
D. Không giới hạn.

Câu 37: Điều nào CHƯA ĐÚNG về phụ lục hợp đồng…
A. Phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
B. Là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
C. Quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
D. Là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực thấp hơn hợp đồng lao động.

Câu 38: Hành vi nào sau đây của người sử dụng lao động không đúng khi chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động?
A. Trả lương theo công việc cũ cho đến hết thời gian làm công việc mới nếu tiền lương công việc mới thấp hơn công việc cũ.
B. Trả lương không được thấp 85% công việc cũ và không thấp hơn mức lương tối thiểu.
C. Phải thông báo với người lao động trước khi chuyển họ làm công việc mới.
D. Trả lương theo công việc mới nếu công việc mới lương cao hơn công việc cũ.

Câu 39: Người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải báo trước cho người lao động nếu…
A. Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng.
B. Người lao động đang nghỉ việc riêng.
C. Người lao động cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết hợp đồng làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
D. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu.

Câu 40: Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người…
A. Người lao động từ đủ 15 tuổi trở lên.
B. Người lao động từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Người được ủy quyền lại từ người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động.

Câu 41: Chọn nhận định đúng?
A. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng.
B. Người lao động phải trả một khoản chi phí cho việc tuyển dụng.
C. Người lao động có thể phải trả một khoản chi phí nhỏ cho việc tuyển dụng.
D. Người lao động chỉ trả một khoản chi phí nhỏ cho việc tuyển dụng khi được yêu cầu.

Câu 42: Hành vi người sử dụng lao động KHÔNG được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động…
A. Giữ bản sao y giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
B. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
C. Ký hợp đồng với nhiều người lao động để thực hiện một công việc.
D. Yêu cầu người lao động bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ.

Câu 43: Công việc nào KHÔNG được thực hiện cho thuê lại lao động?
A. Giúp việc gia đình.
B. Biên tập tài liệu.
C. Lái xe và thư ký.
D. Hỗ trợ bán hàng và lễ tân.

Câu 44: Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng thì…
A. Quyền và nghĩa vụ của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật.
B. Quyền và nghĩa vụ của người lao động được thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể ngành.
C. Quyền và nghĩa vụ của người lao động được thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể cũ nhưng không quá 90 ngày.
D. Quyền và nghĩa vụ của người lao động được thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.

Câu 45: Nội dung nào sau đây CHƯA ĐÚNG?
A. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.
B. Doanh nghiệp thành viên của thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được rút khỏi thỏa ước lao động tập thể khi có khó khăn đặc biệt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
C. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ khi không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
D. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi người ký kết không đúng thẩm quyền.

Câu 46: Thẩm quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu?
A. Ủy ban nhân dân nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
B. Tòa án nhân dân.
C. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
D. Liên đoàn lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.

Câu 47: Khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc nếu quá 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì…
A. Người sử dụng lao động có thể chấm dứt hợp đồng với người lao động.
B. Hợp đồng đã giao kết hết hiệu lực.
C. Hợp đồng đã giao kết tiếp tục có hiệu lực theo thời hạn đã giao kết.
D. Hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Câu 48: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Người lao động chỉ được ký hợp đồng với một người sử dụng lao động.
B. Người lao động có thể ký hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động nhưng tối đa không quá 03 người.
C. Người lao động có thể ký hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động nhưng tối đa không quá 02 người nhằm đảm bảo đủ thời gian để thực hiện hợp đồng.
D. Người lao động có thể ký hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động.

Câu 49: Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu như…
A. Cơ sở vật chất cần để triển khai phương án.
B. Mục tiêu của phương án.
C. Thời hạn thực hiện phương án.
D. Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu.

Câu 50: Khi thỏa ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thỏa ước lao động tập thể tương ứng với toàn bộ hoặc phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết…
A. Theo quy định của pháp luật, các thỏa thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.
B. Theo quy định của các thỏa thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động.
C. Theo quy định của pháp luật và các thỏa thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động.
D. Theo quy định của pháp luật.

Câu 51: Trường hợp thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành quy định về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động khác nhau…
A. Thực hiện theo nội dung có lợi nhất cho người lao động.
B. Thực hiện theo nội dung của thỏa ước lao động tập thể ngành.
C. Thực hiện theo nội dung của thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.
D. Thực hiện theo nội dung của thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.

Câu 52: Các loại thỏa ước lao động tập thể?
A. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.
B. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
C. Thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
D. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành.

Câu 53: Người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên vào ban đêm trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ bao nhiêu phút?
A. Ít nhất 40 phút liên tục.
B. Ít nhất 30 phút liên tục.
C. Ít nhất 35 phút liên tục.
D. Ít nhất 45 phút liên tục.

Câu 54: Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối trong trường hợp…
A. Phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa.
B. Khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động.
C. Khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa kể cả khi có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động.
D. Khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa mặc dù có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động.

Câu 55: Ông T đã làm việc cho công ty J được 12 năm. Công ty cho ông nghỉ việc vì lý do kinh tế. Ông được nhận tổng số tiền trợ cấp là bao nhiêu? Biết lương ông từ trước đến nay là 8 triệu/tháng.
A. 0 đồng
B. 112 triệu
C. 48 triệu
D. 96 triệu

Câu 56: Lao động nữ có thể từ chối đi công tác xa nếu…
A. Mang thai từ tháng thứ 07.
B. Mang thai từ tháng thứ 04.
C. Mang thai từ tháng thứ 05.
D. Mang thai từ tháng thứ 08.

Câu 57: Anh B làm công việc trong điều kiện bình thường đã công tác tại công ty X được mười ba năm, hỏi anh được nghỉ hàng năm bao nhiêu ngày?
A. 12 ngày
B. 13 ngày
C. 14 ngày
D. 15 ngày

Câu 58: Những trường hợp được coi là cho thôi việc vì lý do kinh tế, ngoại trừ?
A. Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi thực hiện cam kết quốc tế.
B. Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C. Khủng hoảng kinh tế.
D. Suy thoái kinh tế.

Câu 59: Tiền trợ cấp thôi việc được tính như thế nào?
A. Mỗi năm làm việc được trợ cấp hai tháng tiền lương.
B. Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
C. Mỗi năm làm việc được trợ cấp một tháng tiền lương.
D. Cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Câu 60: Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp…
A. Thợ hồ, gói kẹo dừa, đan lát.
B. Phục vụ bàn, bảo vệ, giảng viên.
C. Chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản xuất khẩu.
D. Làm tranh đông hồ, nặn tò he, làm nón lá.

Xem thêm phần 2 tại đây:
Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Luật Lao động – Phần 2 

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)