Trắc Nghiệm Vi Sinh Thực Phẩm – Đề 8

Năm thi: 2023
Môn học: Công nghệ Thực phẩm
Trường: Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Trần Thị Hồng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm
Năm thi: 2023
Môn học: Công nghệ Thực phẩm
Trường: Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Người ra đề: PGS.TS. Trần Thị Hồng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi Qua Môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Công nghệ Thực phẩm

Mục Lục

Trắc Nghiệm Vi Sinh Vật Thực Phẩm là một phần quan trọng trong môn Vi sinh vật học Thực phẩm, một môn học cốt lõi trong chương trình đào tạo ngành Công nghệ Thực phẩm tại nhiều trường đại học như Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (HUFI) và Đại học Nông Lâm TP.HCM. Đề thi này thường được biên soạn bởi các giảng viên uy tín như PGS.TS. Trần Thị Hồng, nhằm đánh giá kiến thức của sinh viên về vi sinh vật liên quan đến thực phẩm, bao gồm các chủ đề như vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, các quy trình lên men, và các biện pháp kiểm soát vi sinh vật để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đề trắc nghiệm này thường dành cho sinh viên năm thứ ba, giúp họ chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi cuối kỳ năm 2023. Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và bắt đầu kiểm tra kiến thức của bạn ngay bây giờ.

Trắc Nghiệm Vi Sinh Thực Phẩm – Đề 8

1. Các tính chất của nội độc tố:
A. Tính kháng nguyên thay đổi tùy theo loại vi khuẩn.
B. Có kháng độc tố điều trị.
C. Chỉ được giải phóng ra khi tế bào vi khuẩn bị ly giải.
D. Chịu nhiệt kém.

2. Các tính chất của nội độc tố:
A. Có ở các Clostridium, bạch hầu, tả, E. coli, Shigella.
B. Chỉ có ở vi khuẩn Gram âm.
C. Độc tính rất mạnh.
D. Bản chất là phức hợp phospholipid A và B.

3. Yếu tố nào sau đây không phải là tính chất của ngoại độc tố:
A. Tính sinh miễn dịch mạnh.
B. Bản chất là protein.
C. Dễ bị hủy bởi nhiệt.

4. Yếu tố nào sau đây không phải là tính chất của nội độc tố:
A. Tính sinh miễn dịch kém.
B. Bản chất là lipopolysaccharit.
C. Không bị hủy bởi nhiệt.
D. Do vi khuẩn còn sống tiết ra.

5. Bản chất hóa học của ngoại độc tố là:
A. Lipopolysaccharit.
B. Glycoprotein.
C. Glycolipid.
D. Polysaccharit.

6. Bản chất hóa học của nội độc tố là:
A. Phospholipid.
B. Acid techoic.
C. Polysaccharit.
D. Lipopolysaccharit.

7. Enzym ngoại bào Fibrinolysin của vi khuẩn là yếu tố độc lực do có vai trò:
A. Gây bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em
B. Gây viêm màng trong tim dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em
C. Gây tan tơ huyết dẫn tới làm tăng sự lan tràn của vi khuẩn
D. Thủy phân IgA1, vô hiệu hóa kháng thể này

8. Enzym nào sau đây giúp vi khuẩn xâm lấn và lan tràn:
A. Fibrinolysin.
B. Coagulase.
C. Protease.
D. Catalase.

9. Enzym coagulase giúp vi khuẩn tránh được sự đề kháng của cơ thể và tác động của kháng sinh nhờ cơ chế:
A. Vón kết sợi fibrin bao quanh bạch cầu làm bạch cầu không hoạt động được.
B. Bọc vi khuẩn trong kén fibrin không cho bạch cầu, kháng thể hoặc kháng sinh tấn công.
C. Phá huỷ cấu trúc hóa học của kháng sinh.
D. Làm tan lớp sợi fibrin bao quanh vi khuẩn nên kháng sinh và bạch cầu không nhận diện được vi khuẩn.

10. Một vi sinh vật ngoài các yếu tố độc lực còn cần hai yếu tố phải có để gây được bệnh nhiễm trùng, đó là:
A. Sự xâm nhập và độc tố
B. Yếu tố bám và xâm nhập
C. Yếu tố bám và độc tố
D. Độc tố và enzym ngoại bào

11. Đặc điểm kháng nguyên vỏ của vi khuẩn:
A. Có ở tất cả các loại vi khuẩn gây bệnh.
B. Những vi khuẩn có vỏ đều là những vi khuẩn gây bệnh.
C. Có tác dụng chống lại sự thực bào.
D. Có tác dụng phá hủy đại thực bào làm bão hòa sự opsonin hóa.

12. Enzym ngoại bào protease của vi khuẩn có tác dụng:
A. Làm tan hồng cầu.
B. Làm tan tơ huyết.
C. Làm đông kết huyết tương.
D. Làm vô hiệu hóa kháng thể IgA1.

13. Một số kháng nguyên bề mặt của vi khuẩn có tác dụng chống thực bào là:
A. Kháng nguyên vỏ
B. Kháng nguyên lông
C. Kháng nguyên vách
D. Kháng nguyên enzym ngoại bào

14. Hiện tượng opsonin hóa là:
A. Sự chuẩn bị của phức hợp kháng nguyên-kháng thể-bổ thể để huy động đại thực bào đến thực bào.
B. Sự tạo thành vỏ của một số vi khuẩn để chống lại sự thực bào.
C. Sự chốn tránh của các vi sinh vật trong trạng thái nội tế bào để tránh bị thực bào.
D. Sự tiết ra protein A bao quanh tế bào vi khuẩn để ngăn cản tác dụng của kháng thể.

15. Yếu tố nào sau đây không thuộc các yếu tố độc lực của virus:
A. Yếu tố bám và xâm nhập.
B. Chuyển dạng tế bào, gây các khối u và ung thư.
C. Thay đổi tính thấm của lysosom của tế bào, giải phóng enzym thủy phân.
D. Kích thích tế bào cảm thụ tổng hợp ra interferon.

16. Sự né tránh đáp ứng miễn dịch là một trong những yếu tố độc lực của vi sinh vật. Yếu tố nào sau đây không thuộc sự né tránh đáp ứng miễn dịch:
A. Vi sinh vật ký sinh nội tế bào tránh tác dụng của kháng thể, kháng sinh.
B. Vi sinh vật thay đổi kháng nguyên làm hạn chế tác dụng của miễn dịch.
C. Vi sinh vật tiết ra các công kích tố như interferon để phá hủy kháng thể IgA1.
D. Một số virus đánh vào tế bào miễn dịch gây suy giảm miễn dịch.

17. Để gây được bệnh nhiễm trùng, các vi sinh vật cần có đủ các điều kiện:
A. Độc lực, số lượng cần thiết, đường xâm nhập thích hợp
B. Độc lực, đường xâm nhập thích hợp, kháng thuốc kháng sinh
C. Độc lực, số lượng cần thiết, có yếu tố vận chuyển di truyền kháng thuốc
D. Số lượng cần thiết, đường xâm nhập thích hợp, có độc tố

18. Trong miễn dịch chống nhiễm trùng, hệ thống phòng ngự tự nhiên của cơ thể bao gồm:
A. Hàng rào da, niêm mạc, miễn dịch chủng loại.
B. Hàng rào da, hàng rào tế bào, hàng rào thể dịch.
C. Hàng rào tế bào, hàng rào thể dịch, miễn dịch tự nhiên.
D. Hàng rào da, niêm mạc, hàng rào tế bào, hàng rào thể dịch, miễn dịch chủng loại.

19. Một kháng nguyên khi tiếp xúc với hệ miễn dịch của ký chủ sẽ kích thích hệ miễn dịch:
A. Có thể tạo được một hay nhiều miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên.
B. Chỉ tạo ra được một miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên.
C. Luôn luôn tạo được nhiều miễn dịch với kháng nguyên.
D. Chưa thể tạo đựợc miễn dịch đặc hiệu với kháng nguyên sau lần tiếp xúc đầu tiên.

20. Kháng thể nào sau đây có thể tìm thấy trong dịch tiết:
A. IgM.
B. IgG.
C. IgA.
D. IgE.

21. Trong một phân tử Ig, phần có chức năng gắn vào kháng nguyên đặc hiệu là:
A. Phần Fc.
B. Phần Fab.
C. Chuỗi H.
D. Chuỗi L.

22. Bản chất của kháng thể là:
A. Gamma globulin.
B. Glycoprotein.
C. Protein.
D. Glycopeptid.

23. Chọn câu đúng:
A. Mỗi kháng nguyên phải có đường vào thích hợp mới kích thích cơ thể tạo được kháng thể.
B. Mỗi loại kháng nguyên có thể kích thích cơ thể hình thành nhiều loại kháng thể.
C. Mỗi loại kháng thể có thể kết hợp đặc hiệu với nhiều loại kháng nguyên.
D. Kháng thể chỉ tồn tại trong cơ thể lâu nhất là 2-5 năm sau khi hình thành.

24. Liên quan đến chỉ định xét nghiệm bằng phương pháp huyết thanh học:
A. Chỉ có giá trị giúp nghi ngờ đến một số bệnh nhiễm trùng.
B. Phải xét nghiệm huyết thanh hai lần: vào những ngày đầu và ngày cuối của bệnh.
C. Chỉ thực hiện trong những trường hợp nhiễm trùng thể ẩn khó chẩn đoán.
D. Được dùng phổ biến để chẩn đoán nhanh bệnh nhiễm trùng.

25. Yếu tố nào sau đây liên quan đến miễn dịch đặc hiệu:
A. Interferon.
B. Tế bào null.
C. Propecdin.
D. Tế bào TDTH

26. Yếu tố nào sau đây liên quan đến miễn dịch không đặc hiệu:
A. Propecdin.
B. Tế bào T-cytotoxic.
C. IgM.
D. IgA tiết.

27. Chọn câu đúng:
A. Chỉ khi có kháng nguyên xâm nhập thì cơ thể mới có kháng thể đặc hiệu.
B. Sau khi kháng thể được hình thành nó sẽ tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể.
C. Kháng thể của người này có thể trở thành kháng nguyên đối với cơ thể người khác.
D. Kháng thể chỉ được tạo ra khi có kháng nguyên hoàn toàn xâm nhập vào cơ thể.

28. Sự chuyển động liên tục của nhung mao tế bào biểu mô đường hô hấp có tác dụng:
A. Tiêu hóa vật lạ xâm nhập vào đường hô hấp.
B. Tiết ra chất nhầy để chặn giữ vật lạ.
C. Nhận diện và huy động đại thực bào đến bắt và tiêu diệt vật lạ.
D. Chặn giữ và chuyển vật lạ ra ngoài đường hô hấp.

29. Dùng kháng sinh lâu ngày dễ bị tiêu chảy là do:
A. Tổn thương lớp nhung mao ruột non.
B. Loạn lợi khuẩn đường ruột.
C. Rối loạn sự sản xuất enzym tiêu hóa.
D. Giảm bài tiết acid dịch vị.

30. Miễn dịch tự nhiên ở người có các đặc điểm:
A. Hệ thống này gồm có hàng rào thể dịch của cơ thể và miễn dịch chủng loại.
B. Hệ thống này có sẵn nên ngăn cản tức thì mọi sự xâm nhập của vi sinh vật
C. Chỉ được tạo ra khi gặp kháng nguyên tác nhân gây bệnh trước đó.
D. Có thể có được khi nhận được kháng thể từ cơ thể khác truyền qua.

Tham khảo thêm tại đây:
Trắc Nghiệm Vi Sinh Thực Phẩm – Đề 1
Trắc Nghiệm Vi Sinh Thực Phẩm – Đề 2
Trắc Nghiệm Vi Sinh Thực Phẩm – Đề 3
Trắc Nghiệm Vi Sinh Thực Phẩm – Đề 4
Trắc Nghiệm Vi Sinh Thực Phẩm – Đề 5
Trắc Nghiệm Vi Sinh Thực Phẩm – Đề 6
Trắc Nghiệm Vi Sinh Thực Phẩm – Đề 7
Trắc Nghiệm Vi Sinh Thực Phẩm – Đề 8
Trắc Nghiệm Vi Sinh Thực Phẩm – Đề 9
Trắc Nghiệm Vi Sinh Thực Phẩm – Đề 10
Trắc Nghiệm Vi Sinh Thực Phẩm – Đề 11
Trắc Nghiệm Vi Sinh Thực Phẩm – Đề 12
Trắc Nghiệm Vi Sinh Thực Phẩm – Đề 13
Trắc Nghiệm Vi Sinh Thực Phẩm – Đề 14
Trắc Nghiệm Vi Sinh Thực Phẩm – Đề 15

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)