Bài tập trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ Chương 6

Năm thi: 2023
Môn học: Dẫn luận ngôn ngữ
Trường: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Người ra đề: TS Nguyễn Văn Hiệp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 35
Đối tượng thi: Sinh viên Dẫn luận ngôn ngữ
Năm thi: 2023
Môn học: Dẫn luận ngôn ngữ
Trường: Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Người ra đề: TS Nguyễn Văn Hiệp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 35
Đối tượng thi: Sinh viên Dẫn luận ngôn ngữ

Mục Lục

Bài tập trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ chương 6 là một phần quan trọng trong môn dẫn luận ngôn ngữ học tại các trường đại học chuyên về ngôn ngữ học, như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH). Đề thi này, được soạn thảo bởi các giảng viên kỳ cựu như PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp từ Khoa Ngôn ngữ học vào năm 2023, nhằm kiểm tra kiến thức của sinh viên về các khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ học, bao gồm âm vị học, ngữ pháp, ngữ nghĩa, và ngữ dụng học. Đề thi thường dành cho sinh viên năm nhất và năm hai ngành ngôn ngữ học, giúp các bạn nắm vững lý thuyết và phát triển khả năng phân tích ngôn ngữ.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá chi tiết đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bài tập trắc nghiệm Dẫn luận ngôn ngữ Chương 6

Ngành danh học có 2 phần đó là:
A. Nhân danh học, địa lý học
B. Nhân danh học, nhân chủng học
C. Nhân danh học, địa danh học
D. Nhân danh học, văn hóa học

Nghiên cứu mặt ngữ nghĩa của từ, tức là mặt nội dung của ngôn ngữ là định nghĩa của?
A. Từ điển học
B. Ngữ nghĩa học
C. Danh học
D. Từ vựng học

“Nó có quan hệ với mảng hiện thực mà nó biểu thị, có quan hệ với nhận thức, khái niệm, có quan hệ với người sử dụng và có quan hệ với đơn vị từ vựng khác trong hệ thống” là định nghĩa của?
A. Nghĩa của câu
B. Ngữ nghĩa học
C. Từ vựng học
D. Nghĩa của từ

Từ có các loại ý nghĩa:
A. Nghĩa cấu trúc, nghĩa sở chỉ
B. Nghĩa ngữ pháp, nghĩa từ vựng
C. Nghĩa bóng, nghĩa đen
D. Nghĩa phái sinh, nghĩa từ vựng

Để tránh tác động xấu đến môi trường, người ta sử dụng:
A. Tiếng lóng
B. Nhã ngữ
C. Phương ngữ
D. Tiếng Anh

Câu “Cô ấy hót hay thật”, “hót” là phương thức:
A. Hoán dụ
B. So sánh
C. Nhân hóa
D. Ẩn dụ

“Hội thi này có đủ mặt anh tài” thì từ nào dưới đây sử dụng phương thức hoán dụ lấy bộ phận chỉ toàn thể?
A. anh
B. hội
C. mặt
D. tài

“Thành phố đang mong chờ thành công của cải cách hành chính” thì “thành phố” là:
A. hoán dụ
B. ẩn dụ
C. so sánh
D. nhân hóa

“Anh toàn rót những lời đường mật vào tai tôi” thì “lời đường mật” là:
A. hoán dụ
B. so sánh
C. nhân hóa
D. ẩn dụ

“Năm 2000 là năm bản lề cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị” thì “năm bản lề” là:
A. hoán dụ
B. ẩn dụ
C. nhân hóa
D. so sánh

“Sau hôm ấy, cô ấy luôn nhìn tôi với cái nhìn sắc lạnh” thì “cái nhìn sắc lạnh” là:
A. hoán dụ
B. nhân hóa
C. ẩn dụ
D. đối chiếu

“Lúc giận cô ấy chẳng khác gì sư tử Hà Đông” thì “sư tử Hà Đông” là:
A. ẩn dụ
B. hoán dụ
C. so sánh
D. đối chiếu

“Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” thì “đồng tiền đi trước” là:
A. hoán dụ
B. ẩn dụ
C. so sánh
D. nhân hóa

“Cô ấy toàn thốt ra những lời cay đắng” thì “lời cay đắng” là:
A. ẩn dụ
B. hoán dụ
C. so sánh
D. đối chiếu

“Đừng có mà Chí Phèo quá nhé” thì “Chí Phèo” là:
A. hoán dụ
B. ẩn dụ
C. so sánh
D. nhân hóa

“Cậu đã đọc Nguyễn Huy Thiệp chưa” thì “đọc Nguyễn Huy Thiệp” là:
A. hoán dụ
B. nhân hóa
C. ẩn dụ
D. so sánh

“Con ngựa đá con ngựa đá”, người ta gọi 2 từ “đá” trong câu là 2 từ gì?
A. hoán dụ
B. đồng âm
C. đồng nghĩa
D. trái nghĩa

“Con ruồi đậu mâm xôi đậu”, người ta gọi 2 từ “đậu” trong câu là 2 từ gì?
A. hoán dụ
B. đồng âm
C. đồng nghĩa
D. trái nghĩa

Trong câu “Có hai cô giáo đoạt viên phấn vàng” thì “viên phấn vàng” là:
A. ẩn dụ
B. so sánh
C. nhân hóa
D. hoán dụ

Câu “Là thành phần ngữ nghĩa vốn có do mối quan hệ giữa từ với đối tượng mà từ nó biểu thị, đối tượng mà từ biểu thị có thể là những sự vật, hiện tượng, quá trình thực tế, và không thực tế” là định nghĩa của?
A. Nghĩa cấu trúc
B. Nghĩa sở chỉ
C. Nghĩa ngữ dụng
D. Nghĩa sở biểu

Trong câu “Nhà có 5 miệng ăn” thì “năm miệng ăn” là:
A. hoán dụ
B. ẩn dụ
C. nhân hóa
D. so sánh

Trong câu “Ông đang cố giữ cái ghế giám đốc” thì từ “ghế” có nghĩa là:
A. Nghĩa thường trực
B. Nghĩa không thường trực
C. Nghĩa tự do
D. Nghĩa hạn chế

Nguyễn Duy có câu “Áo trắng bây giờ ở đâu?” thì “áo trắng” là nghĩa:
A. Nghĩa thường trực
B. Nghĩa không thường trực
C. Nghĩa tự do
D. Nghĩa hạn chế

Trong câu “Anh Nguyễn Văn A đẹp duyên cùng chị…” thì “đẹp duyên” là:
A. Từ chuyên môn
B. Từ cổ
C. Nhã ngữ
D. Từ lóng

Chuyên nghiên cứu giải thích những hình thức và ý nghĩa ban đầu của các từ và những đơn vị tương đương với từ là ngành gì?
A. Ngữ nghĩa học
B. Nhân danh học
C. Từ nguyên học
D. Từ điển học

Quan sát câu “Tôi đang nghe anh nè!” từ “nè” thuộc lớp:
A. Từ địa phương
B. Từ cổ
C. Từ lóng
D. Nhã ngữ

“Bàn tay vàng” là:
A. ẩn dụ
B. hoán dụ
C. so sánh
D. nhân hóa

“Nhà bếp phục vụ tốt” là:
A. so sánh
B. nhân hóa
C. ẩn dụ
D. hoán dụ

“Ngưỡng cửa cuộc đời” là:
A. ẩn dụ
B. so sánh
C. hoán dụ
D. nhân hóa

Trong câu “Tòa án cho bị cáo một câu ân huệ trước khi chết”, từ nào được hình thành theo phương thức hoán dụ?
A. ân huệ
B. chết
C. toà án
D. bị cáo

Trong câu “Tay nghề của anh ấy rất cao” thì “tay nghề” là:
A. hoán dụ
B. nhân hóa
C. ẩn dụ
D. so sánh

Từ “Trạng nguyên” là:
A. Từ cổ
B. Từ vay mượn
C. Từ lóng
D. A và B đúng

Từ “ngữ pháp” là:
A. từ chuyên môn
B. từ mới
C. từ cổ
D. từ thuần

Từ “hóa trị” là:
A. Từ toàn dân
B. Từ mới
C. Từ chuyên môn
D. Từ cổ

Từ “khu chế xuất” là:
A. Từ chuyên môn
B. Từ mới
C. Từ địa phương
D. Từ cổ

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)