Đề thi Dẫn luận ngôn ngữ HPU2

Năm thi: 2023
Môn học: Dẫn luận ngôn ngữ
Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Người ra đề: TS Nguyễn Thị Lan Hương
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 38
Đối tượng thi: Sinh viên Dẫn luận ngôn ngữ
Năm thi: 2023
Môn học: Dẫn luận ngôn ngữ
Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Người ra đề: TS Nguyễn Thị Lan Hương
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 38
Đối tượng thi: Sinh viên Dẫn luận ngôn ngữ

Mục Lục

Đề thi Dẫn luận ngôn ngữ HPU2 là một phần quan trọng trong môn dẫn luận ngôn ngữ tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (HPU2). Đề thi này, được soạn thảo bởi các giảng viên từ Khoa Ngữ văn, như TS. Nguyễn Thị Lan Hương, vào năm 2023, nhằm đánh giá kiến thức của sinh viên về các khái niệm cơ bản trong ngôn ngữ học. Nội dung của đề thi bao gồm các chủ đề như âm vị học, hình thái học, ngữ pháp, ngữ nghĩa, và ngữ dụng học. Đề thi này thường dành cho sinh viên năm nhất hoặc năm hai của ngành Sư phạm Ngữ văn, giúp các bạn củng cố lý thuyết và phát triển kỹ năng phân tích ngôn ngữ trong ngữ cảnh giáo dục.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá chi tiết đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Đề thi Dẫn luận ngôn ngữ HPU2

Chức năng của ngôn ngữ là gì?
A. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
B. Ngôn ngữ là tín hiệu của xã hội
C. Giúp cho xã hội phát triển
D. Cả A, B, C đều sai

Bản chất xã hội của ngôn ngữ là gì?
A. Thể hiện ý thức xã hội
B. Phương tiện giao tiếp quan trọng của xã hội
C. Sự tồn tại và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội
D. Cả A, B, C đều đúng

Hệ thống ngôn ngữ bao gồm các đơn vị nào?
A. Âm vị, hình vị, từ, câu
B. Âm vị, hình vị, từ
C. Tiếng, hình vị, từ
D. Hình vị, từ, câu, đoạn văn

Đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống ngôn ngữ là gì?
A. Hình vị
B. Từ
C. Câu
D. Âm vị

Trong câu “Tôi ăn cơm”, nếu thay thế như: Tôi ăn phở/ Tôi ăn cháo/ Tôi ăn bún/ Tôi ăn bánh… để hợp với nội dung truyền đạt, người ta nói chúng đã sử dụng quan hệ ngôn ngữ gì?
A. Ngữ đoạn
B. Cấp bậc
C. Liên tưởng
D. Cả A và C đúng

Trong câu “Tôi ăn cơm” nếu lần lượt bổ sung thêm vào như “Tôi ăn cơm tám/ Tôi ăn cơm niêu tại nhà hàng/ Tôi ăn cơm ở quán sinh viên, để hợp với nội dung truyền đạt, người ta nói chúng đã sử dụng quan hệ ngôn ngữ gì?
A. Ngữ đoạn
B. Liên tưởng
C. Cấp bậc
D. Cả A và B

Ngôn ngữ có nguồn gốc từ đâu?
A. Do tự nhiên sáng tạo
B. Chính con người tạo nên
C. Vận động kiến tạo của thiên nhiên
D. Thượng đế sáng tạo nên

“Ngôn ngữ phụ thuộc vào hoạt động của con người, ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, do nhu cầu giao tiếp của con người” dùng để chỉ điều gì?
A. Ngôn ngữ là hiện tượng xã hội
B. Ngôn ngữ là hiện tượng cá nhân
C. Ngôn ngữ mang tính dân tộc
D. Ngôn ngữ mang tính nhân sinh

“Không có ngôn ngữ thì không có tư duy và nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những tổ hợp âm vô nghĩa” là nói đến điều gì?
A. Ngôn ngữ là công cụ hình thành tư tưởng
B. Sự thống nhất giữa ngôn ngữ và tư duy
C. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy
D. Ngôn ngữ và tư duy bổ sung cho nhau

Đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập là:
A. Cấu tạo bằng phụ âm rất nhiều
B. Hình thức của từ không biến đổi khi kết hợp với nhau
C. Đối lập căn tố và phụ tố
D. Hình thức của từ biến đổi khi tạo câu

Quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng hư từ, trật tự từ, ngữ điệu là đặc điểm của loại hình ngôn ngữ nào?
A. Ngôn ngữ hòa kết
B. Ngôn ngữ đơn lập
C. Ngôn ngữ chắp dính
D. Ngôn ngữ biến hình

Một ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu thị bằng nhiều phụ tố là đặc trưng của loại hình ngôn ngữ nào?
A. Ngôn ngữ hòa kết
B. Ngôn ngữ tổng hợp
C. Ngôn ngữ chắp dính
D. Ngôn ngữ đơn lập

Hình thức của từ biến đổi khi tạo thành câu là đặc trưng của loại hình ngôn ngữ nào?
A. Ngôn ngữ đơn lập
B. Ngôn ngữ hòa kết
C. Ngôn ngữ chắp dính
D. Ngôn ngữ tổng hợp

Hình thức của từ không biến đổi khi kết hợp với nhau là đặc trưng của loại hình ngôn ngữ nào?
A. Ngôn ngữ hòa kết
B. Ngôn ngữ đơn lập
C. Ngôn ngữ chắp dính
D. Ngôn ngữ biến hình

Loại hình ngôn ngữ nào dùng phụ tố ghép thêm vào căn tố một cách máy móc của mỗi phụ tố biểu thị ý nghĩa ngữ pháp nhất định?
A. Ngôn ngữ chắp dính
B. Ngôn ngữ hòa kết
C. Ngôn ngữ đơn lập
D. Ngôn ngữ biến hình

Phương pháp so sánh các ngôn ngữ khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ căn cứ trên diện đồng đại hoặc trên nhiều phương diện, bộ phận của các ngôn ngữ là phương pháp gì?
A. Phương pháp đối chiếu
B. Phương pháp so sánh lịch sử
C. Phương pháp so sánh loại hình
D. Phương pháp so sánh tổng hợp

Ngôn ngữ biến hình còn được gọi là:
A. Ngôn ngữ phân tích
B. Ngôn ngữ đơn lập
C. Ngôn ngữ hòa kết
D. Ngôn ngữ chắp dính

Trong tiếng Anh, khi ta thêm phụ tố (dis-play, un-happy, home-less) là đặc điểm gì?
A. Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố
B. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố
C. Một ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng một phụ tố
D. Nhiều ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng nhiều phụ tố

Cơ sở vật lí có những đặc trưng trong âm học là gì?
A. Cao độ, cường độ, trường độ
B. Cao độ, âm sắc, trường độ
C. Cao độ, cường độ, trường độ và âm sắc
D. Cả A, B, C đều sai

Âm tiết kết thúc bằng các phụ âm [p], [t], [k], ta gọi đó là:
A. Âm tiết khép
B. Âm tiết mở
C. Âm tiết nửa mở
D. Âm tiết nửa khép

Âm tiết kết thúc bằng các phụ âm [m], [n], [ng], ta gọi đó là:
A. Âm đầu lưỡi
B. Âm tiết khép
C. Âm tiết nửa khép
D. Âm tiết mở

Trong tiếng Việt, các âm tiết: “ta”, “thu”, “thi”, “má” là những âm tiết:
A. Âm tiết khép
B. Âm tiết mở
C. Âm tiết nửa khép
D. Âm tiết nửa mở

Trong tiếng Việt, các âm tiết: “đèm đẹp”, “tôn tốt” là những âm tiết:
A. Âm tiết khép
B. Âm tiết mở
C. Âm tiết nửa khép
D. Âm tiết nửa mở

Tiêu chí miêu tả nguyên âm [i], [e] là:
A. Nguyên âm hàng trước, tròn môi
B. Nguyên âm hàng trước, không tròn môi
C. Nguyên âm hàng giữa, tròn môi
D. Nguyên âm hàng giữa, không tròn môi

Tiêu chí miêu tả nguyên âm [u], [o] là:
A. Nguyên âm hàng trước, tròn môi
B. Nguyên âm hàng trước, không tròn môi
C. Nguyên âm hàng sau, tròn môi
D. Nguyên âm hàng sau, không tròn môi

Có bao nhiêu âm tiết trong câu “This is Lan’s hat”?
A. 5 âm tiết
B. 6 âm tiết
C. 7 âm tiết
D. 8 âm tiết

“Luồng hơi đi ra không bị cản trở hoàn toàn mà lách qua các khe để thoát ra ngoài” là phương thức cấu âm của âm vị nào?
A. Âm xát
B. Âm tắc
C. Âm mũi
D. Âm rung

Trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt, một tiêu chí để phân biệt /p/ và /b/ là gì?
A. Chuyển động của lưỡi
B. Độ mở của miệng
C. Trường độ
D. Vô thanh – hữu thanh

Điểm khác nhau giữa âm vị và âm tố là gì?
A. Âm vị trừu tượng, âm tố cụ thể
B. Âm vị mang tính tự nhiên, âm tố mang tính xã hội
C. Âm vị mở rộng mọi ngôn ngữ, âm tố bó hẹp ở một ngôn ngữ
D. A và B đều đúng

Xét về loại hình âm tiết, “sing” là âm tiết gì?
A. Âm tiết khép
B. Âm tiết nửa khép
C. Âm tiết mở
D. Âm tiết nửa mở

Trong hệ thống phụ âm tiếng Việt, âm nào dưới đây là phụ âm được cấu tạo ở vị trí môi?
A. [m]
B. [c]
C. [l]
D. [n]

Từ có các loại ý nghĩa nào?
A. Nghĩa cấu trúc, nghĩa sở chỉ
B. Nghĩa ngữ pháp, nghĩa từ vựng
C. Nghĩa bóng, nghĩa đen
D. Nghĩa phái sinh, nghĩa từ vựng

Từ “rứa” trong câu “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên” thuộc lớp từ nào?
A. Từ địa phương
B. Từ cổ
C. Từ lóng
D. Từ mượn

“Nhờ cách nhấn giọng, lên giọng, xuống giọng, ngưng nghỉ…ta phân biệt được nghĩa khác nhau của một câu..” là người ta đang nói về điều gì?
A. Ngữ điệu
B. Cú pháp
C. Hình vị
D. Hư từ

“Từ gồm 2 hoặc hơn 2 căn tố kết hợp với nhau, có nghĩa mới hoàn toàn so với nghĩa của thành tố” là định nghĩa về:
A. Từ đơn
B. Từ ghép
C. Từ láy
D. Từ phái sinh

Về mặt ngữ nghĩa, thực từ là:
A. Có ý nghĩa ngữ pháp
B. Có ý nghĩa từ vựng
C. Có ý nghĩa cú pháp
D. Cả A, B, C đều sai

“Không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp” là đặc điểm của:
A. Thực từ
B. Hư từ
C. Lượng từ
D. Thán từ

Các trường hợp nào dưới đây chứa 3 hình vị?
A. Bookself
B. Bookstore
C. Bookseller
D. Teacher

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)