90 câu bán trắc nghiệm luật hình sự 2 là tập hợp các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận được thiết kế để kiểm tra kiến thức của sinh viên về luật hình sự 2, thường được giảng dạy tại các trường luật như Đại học Luật TP.HCM. Đề thi này tập trung vào phần các tội phạm cụ thể trong luật hình sự, bao gồm tội phạm về sở hữu, tính mạng, sức khỏe và tài sản. Giảng viên ThS. Nguyễn Thị Bích Hạnh đã biên soạn bộ câu hỏi này để sinh viên có thể áp dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết các tình huống thực tế.
Bộ câu hỏi bao gồm 90 câu bán trắc nghiệm, trong đó yêu cầu sinh viên không chỉ trả lời các câu hỏi lý thuyết mà còn phân tích các tình huống pháp lý cụ thể. Đề thi này phù hợp với sinh viên năm 3-4 ngành Luật, nhằm kiểm tra sự hiểu biết sâu sắc về các tội phạm phức tạp và phương pháp xử lý của pháp luật hình sự.
Hãy cùng Itracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức.
Bài tập 90 câu bán Trắc nghiệm Luật hình sự 2 (Có đáp án)
Câu 1: Điều kiện nào sau đây là điều kiện của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?
A. Hành vi phạm tội chưa gây ra thiệt hại
B. Việc chấm dứt không thực hiện tội phạm phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành
C. Không thực hiện tội phạm đến cùng vì nạn nhân chống trả
D. Hành vi phạm tội đã gặp phải trở ngại khách quan
Câu 2: Hãy xác định thời điểm tội phạm hoàn thành đối với tội có cấu thành tội phạm hình thức?
A. Khi có hậu quả xảy ra
B. Khi người phạm tội chấm dứt hành vi phạm tội
C. Khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội
D. Cả a, b, c đúng
Câu 3: Luật hình sự là gì?
A. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
B. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
C. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy
D. Cả a, b, c đúng
Câu 4: Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là gì?
A. Phương pháp thỏa thuận
B. Phương pháp mệnh lệnh
C. Phương pháp quyền uy
D. Cả a, b, c đúng
Câu 5: Hành vi phạm tội nào không phải xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam sau đây?
A. Hành vi phạm tội bắt đầu trên lãnh thổ Việt Nam
B. Hành vi phạm tội diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam
C. Hành vi phạm tội kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam
D. Hành vi phạm tội không thuộc một trong các trường hợp a, b, c nêu trên
Câu 6: Nhận định nào dưới đây về luật hình sự không đúng?
A. Là một văn bản trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
B. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
C. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
D. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy
Câu 7: Luật hình sự có những nguyên tắc nào dưới đây?
A. Nguyên tắc pháp chế XHCN
B. Nguyên tắc dân chủ XHCN
C. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
D. Cả a, b, c đúng
Câu 8: Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự là gì?
A. Là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và chủ thể đã thực hiện tội phạm
B. Là quan hệ giữa người phạm tội với người bị hại
C. Là quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với người phạm tội
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 9: Nhận định nào dưới đây về luật hình sự không đúng?
A. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
B. Là một chế định pháp luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
C. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
D. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy
Câu 10: Luật hình sự có những nguyên tắc nào dưới đây?
A. Nguyên tắc pháp chế XHCN
B. Nguyên tắc dân chủ XHCN
C. Nguyên tắc kết hợp hài hoà chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản
D. Cả a, b, c đúng
Câu 11: Các nguyên tắc của Luật hình sự là gì?
A. Nguyên tắc pháp chế XHCN
B. Nguyên tắc dân chủ XHCN
C. Nguyên tắc nhân đạo
D. Cả a, b, c đúng
Câu 12: Luật hình sự không có nguyên tắc nào dưới đây?
A. Nguyên tắc pháp chế XHCN
B. Nguyên tắc dân chủ XHCN
C. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
D. Nguyên tắc tự định đoạt
Câu 13: Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực hồi tố trong trường hợp nào?
A. Nếu áp dụng thì người phạm tội sẽ bị tăng mức hình phạt
B. Nếu áp dụng thì người phạm tội sẽ được giảm mức hình phạt
C. Nếu Bộ luật hình sự 1999 không quy định hành vi đó là tội phạm nhưng Bộ luật hình sự 2015 có quy định là tội phạm
D. Cả a, b, c sai
Câu 14: Bộ luật hình sự 2015 không có hiệu lực trong trường hợp nào?
A. Công dân Việt Nam phạm trên lãnh thổ Việt Nam
B. Người nước ngoài phạm trên lãnh thổ Việt Nam
C. Người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
D. Pháp nhân là tổ chức xã hội – nghề nghiệp phạm tội
Câu 15: Bộ luật hình sự không có hiệu lực 2015 chỉ có hiệu lực đối với đối tượng nào?
A. Công dân Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ lãnh thổ Việt Nam
B. Người nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ tư pháp phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
C. Người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
D. Cả a, b, c đúng
Câu 16: Bộ luật hình sự có hiệu lực 2015 chỉ có hiệu lực đối với đối tượng nào?
A. Công dân Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
B. Người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
C. Người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
D. Cả a, b, c đúng
Câu 17: Phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác dựa trên những cơ sở nào?
A. Mặt nội dung chính trị xã hội
B. Mặt hình thức pháp lý
C. Mặt hậu quả pháp lý
D. Cả a, b, c đúng
Câu 18: Cấu thành tội phạm có đặc điểm nào dưới đây?
A. Các dấu hiệu trong CTTP đều do luật định
B. Các dấu hiệu trong CTTP có tính đặc trưng
C. Các dấu hiệu trong CTTP có tính bắt buộc
D. Cả a, b, c đúng
Câu 19: Tội phạm có những loại nào dưới đây?
A. Tội phạm ít nghiêm trọng
B. Tội phạm rất nghiêm trọng
C. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
D. Cả a, b, c đúng
Câu 20: Trong một tội danh bắt buộc phải có 3 loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản, tăng nặng và giảm nhẹ.
A. Đúng
B. Sai.
Câu 21: Tội phạm có cấu thành vật chất là một tội phạm mà trên thực tế đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
A. Đúng
B. Sai.
Câu 22: Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh.
A. Đúng
B. Sai.
Câu 23: Mọi tội phạm suy cho cùng đều là xâm phạm đến khách thể chung.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 24: Nếu trên thực tế tội phạm đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.
A. Đúng
B. Sai.
Câu 25: Sự kiện bất ngờ là tình tiết loại trừ yếu tố lỗi của hành vi phạm tội.
A. Đúng
B. Sai
Câu 26: Người bị cưỡng bức thân thể, trong mọi trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự gây ra thiệt hại cho xã hội.
A. Đúng
B. Sai
Câu 27: Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo pháp luật hình sự.
A. Đúng
B. Sai
Câu 28: Tội phạm có cấu thành hình thức là loại tội phạm không có giai đoạn phạm tội chưa đạt.
A. Đúng
B. Sai
Câu 29: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không bị coi là phạm tội.
A. Đúng
B. Sai
Câu 30: Mức độ thực hiện hành vi phạm tội là một trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ trách nhiệm hình sự.
A. Đúng
B. Sai
Câu 31: Mỗi tội phạm chỉ trực tiếp xâm hại đến một quan hệ xã hội cụ thể.
A. Đúng
B. Sai
Câu 32: Người phạm tội và người bị hại có quyền thỏa thuận với nhau về mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
A. Đúng
B. Sai
Câu 33: Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội.
A. Đúng
B. Sai
Câu 34: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì không bị coi là phạm tội.
A. Đúng
B. Sai
Câu 35: Phòng vệ khi sự tấn công chưa xảy ra luôn là phòng vệ quá sớm.
A. Đúng
B. Sai
Câu 36: Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành trong mọi trường hợp đều là đồng phạm.
A. Đúng
B. Sai
Câu 37: Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tội xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.
A. Đúng
B. Sai
Câu 38: Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu.
A. Đúng
B. Sai
Câu 39: Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành tội cướp tài sản.
A. Đúng
B. Sai
Câu 40: Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản và Tội giết người.
A. Đúng
B. Sai
Câu 41: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong tội trộm cắp tài sản đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người.
A. Đúng
B. Sai
Câu 42: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là hành vi chỉ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
A. Đúng
B. Sai
Câu 43: Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 BLHS.
A. Đúng
B. Sai
Câu 44: Không phải mọi hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đều cấu thành tội in trái phép hóa đơn.
A. Đúng
B. Sai
Câu 45: Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
A. Đúng
B. Sai
Câu 46: Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
A. Đúng
B. Sai
Câu 47: Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn.
A. Đúng
B. Sai
Câu 48: Một tội phạm cụ thể trong một điều luật có thể có mấy loại tội phạm?
A. 2
B. 3
C. 4
D. Cả A, B, C đúng
Câu 49: Tội phạm không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội
B. Là hành vi trái pháp luật hình sự
C. Là hành vi được thực hiện một cách có lỗi
D. Là hành vi được thực hiện bởi cá nhân ở mọi lứa tuổi khác nhau
Câu 50: Tội phạm có những loại nào dưới đây?
A. Tội phạm cực kỳ nghiêm trọng
B. Tội phạm rất nghiêm trọng
C. Tội phạm nghiêm trọng
D. Cả A, B, C đúng
Câu 51: Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì cấu thành tội phạm được chia thành những loại nào?
A. Cấu thành tội phạm cơ bản
B. Cấu thành tội phạm tăng nặng
C. Cấu thành tội phạm giảm nhẹ
D. Cả A, B, C đúng
Câu 52: Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì cấu thành tội phạm không bao gồm loại nào?
A. Cấu thành tội phạm cơ bản
B. Cấu thành tội phạm tăng nặng
C. Cấu thành tội phạm giảm nhẹ
D. Cấu thành tội phạm vật chất
Câu 53: Phân loại tội phạm dựa vào căn cứ nào dưới đây?
A. Mức cao nhất của khung hình phạt
B. Mức thấp nhất của khung hình phạt
C. Mức án mà Tòa án tuyên
D. Cả A, B, C đúng
Câu 54: Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm những yếu tố nào sau đây?
A. Lỗi
B. Động cơ phạm tội
C. Mục đích phạm tội
D. Cả A, B, C đúng
Câu 55: Những biểu hiện khách quan bao gồm những biểu hiện nào sau đây?
A. Các điều kiện khác: công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội
B. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
C. Hành vi nguy hiểm cho xã hội
D. Cả A, B, C đúng
Câu 56: Xét về mặt cấu trúc, hành vi khách quan của tội phạm xảy ra trên thực tế có thể là:
A. Hành vi xảy ra trong thời gian ngắn
B. Hành vi diễn ra trong thời gian tương đối dài
C. Hành vi chỉ diễn ra 1 lần
D. Cả A, B, C đúng
Câu 57: Những dấu hiệu nào sau đây là dấu hiệu của Lỗi vô ý do câu thả?
A. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi
B. Người phạm tội mong muốn cho hậu quả xảy ra
C. Người phạm tội nhận thức được hậu quả của hành vi
D. Không mong muốn cho hậu quả xảy ra
Câu 58: Lỗi cố ý gián tiếp có dấu hiệu nào sau đây?
A. Người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội
B. Người phạm tội thấy trước được hậu quả của hành vi do mình thực hiện
C. Người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng lại bỏ mặc cho hậu quả xảy ra
D. Cả A, B, C đúng
Câu 59: Luật hình sự Việt Nam phân biệt loại khách thể nào để chỉ mức độ khái quát khác nhau?
A. Khách thể trực tiếp
B. Khách thể loại
C. Khách thể chung
D. Cả A, B, C đúng
Câu 60: Đối tượng tác động của tội phạm là gì?
A. Là quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
B. Là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại cho khách thể
C. Là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại
D. Cả A, B, C đúng
Câu 61: Người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp nào sau đây?
A. Người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội
B. Người phạm tội thấy trước được hậu quả của hành vi do mình thực hiện
C. Người phạm tội mong muốn cho hậu quả xảy ra
D. Cả A, B, C đúng
Câu 62: Xét về mặt cấu trúc, hành vi khách quan của tội phạm xảy ra trên thực tế có thể là:
A. Nhiều loại hành vi
B. Hành vi xảy ra trong thời gian ngắn
C. Một loại hành vi
D. Cả A, B, C đúng
Câu 63: Lỗi vô ý do câu thả là có dấu hiệu nào sau đây?
A. Người phạm tội không nhận thức được hành vi và hậu quả nguy hiểm do người đó câu thả
B. Người phạm tội không nhận thức được hậu quả của hành vi
C. Người phạm tội không nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội
D. Cả A, B, C đúng
Câu 64: Hậu quả của tội phạm có ý nghĩa nào sau đây trong việc xác định tội phạm và hình phạt?
A. Là căn cứ xác định cấu thành tội phạm tăng nặng, giảm nhẹ
B. Là căn cứ xác định tội phạm
C. Là căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi mà mức độ nguy hiểm cho xã hội
D. Cả A, B, C đúng
Câu 65: Hành vi phạm tội tác động vào đối tượng tác động nào sau đây để gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm?
A. Chủ thể của quan hệ xã hội
B. Nội dung của quan hệ xã hội: hoạt động của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội
C. Đối tượng của các quan hệ xã hội: các sự vật của thế giới bên ngoài, các lợi ích mà qua đó các quan hệ xã hội phát sinh và tồn tại
D. Cả A, B, C đúng
Câu 66: Xét về mặt cấu trúc, hành vi khách quan của tội phạm xảy ra trên thực tế có thể là:
A. Hành vi diễn ra trong thời gian tương đối dài
B. Một loại hành vi
C. Hành vi xảy ra trong thời gian ngắn
D. Cả A, B, C đúng
Câu 67: Những biểu hiện khách quan nào bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm?
A. Các điều kiện khác: công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội
B. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
C. Hành vi nguy hiểm cho xã hội
D. Cả A, B, C đúng
Câu 68: Hành vi chuẩn bị phạm tội là những hành vi nào sau đây?
A. Thăm dò địa điểm phạm tội
B. Chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội
C. Loại bỏ những trở ngại khách quan
D. Cả A, B, C đúng
Câu 69: Luật hình sự Việt Nam chia quá trình cố ý thực hiện tội phạm thành các giai đoạn nào sau đây?
A. Chuẩn bị phạm tội
B. Tội phạm hoàn thành
C. Phạm tội chưa đạt
D. Cả A, B, C đúng
Câu 70: Hành vi chuẩn bị phạm tội là những hành vi nào sau đây?
A. Thăm dò địa điểm phạm tội
B. Tìm kiếm đồng bọn
C. Chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội
D. Cả A, B, C đúng
Câu 71: Trách nhiệm hình sự đối với người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được giải quyết như thế nào?
A. Không được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong mọi trường hợp
B. Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong một số trường hợp
C. Được miễn trách nhiệm hình sự nếu khai báo thành khẩn
D. Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong mọi trường hợp
Câu 72: Những dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu của giai đoạn phạm tội chưa đạt?
A. Người phạm tội không thực hiện được đến cùng là do nguyên nhân khách quan
B. Người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng
C. Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm
D. Người phạm tội không thực hiện được đến cùng là do nguyên nhân chủ quan
Câu 73: Trong đồng phạm bắt buộc phải có người nào sau đây?
A. Người giúp sức
B. Người xúi giục
C. Người tổ chức
D. Người thực hành
Câu 74: Những dấu hiệu về mặt khách quan của đồng phạm bao gồm những dấu hiệu nào sau đây?
A. Cùng thực hiện tội phạm
B. Có từ 2 người trở lên tham gia
C. Hậu quả của tội phạm
D. Cả A, B, C đúng
Câu 75: Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm bao gồm những nguyên tắc nào sau đây?
A. Nguyên tắc chịu TNHS chung về toàn bộ tội phạm
B. Nguyên tắc cá thể hoá TNHS của những người đồng phạm
C. Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm
D. Cả A, B, C đúng
Câu 76: Đồng phạm có những hình thức nào sau đây?
A. Đồng phạm phức tạp
B. Đồng phạm có tổ chức
C. Đồng phạm giản đơn
D. Cả A, B, C đúng
Câu 77: Những dấu hiệu về mặt chủ quan nào sau đây bắt buộc phải có trong tất cả các vụ đồng phạm?
A. Cùng động cơ
B. Cùng mục đích
C. Lỗi cố ý hoặc vô ý
D. Lỗi cố ý
Câu 78: Theo BLHS 2015 thì những trường hợp nào sau đây sẽ loại trừ trách nhiệm hình sự?
A. Tình thế cấp thiết
B. Sự kiện bất ngờ
C. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
D. Cả A, B, C đúng
Câu 79: Trong đồng phạm có thể có những người nào sau đây?
A. Người giúp sức
B. Người tổ chức
C. Người thực hành
D. Cả A, B, C đúng
Câu 80: Đồng phạm là trường hợp nào sau đây?
A. Là trường hợp có hai người trở lên tham gia vào thực hiện một tội phạm
B. Là trường hợp có hai người trở lên cố ý hoặc vô ý cùng thực hiện một tội phạm
C. Là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm
D. Là trường hợp có hai người trở lên vô ý cùng thực hiện một tội phạm
Câu 81: Trong tất cả các vụ đồng phạm thì những người nào sau đây bắt buộc phải có?
A. Người giúp sức
B. Người thực hành
C. Người tổ chức
D. Người cầm đầu
Câu 82: Theo BLHS 2015 thì những trường hợp nào sau đây không loại trừ trách nhiệm hình sự?
A. Người bị hại có lỗi
B. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
C. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
D. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
Câu 83: Theo BLHS 2015 thì những trường hợp nào sau đây sẽ loại trừ trách nhiệm hình sự?
A. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
B. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
C. Sự kiện bất ngờ
D. Cả A, B, C đúng
Câu 84: Đồng phạm có những hình thức nào sau đây?
A. Đồng phạm giản đơn
B. Đồng phạm phức tạp
C. Đồng phạm có thông mưu trước
D. Cả A, B, C đúng
Câu 85: Sự nguy hiểm của đồng phạm so với trường hợp phạm tội đơn lẻ thể hiện ở những điểm sau đây:
A. Hai hậu quả của tội phạm do nhiều người phạm tội gây ra thường lớn hơn so với một người phạm tội
B. Do có nhiều người tham gia phạm tội nên tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội tăng lên
C. Do có nhiều người tham gia phạm tội nên chúng thường quyết tâm thực hiện tội phạm cao hơn
D. Cả A, B, C đúng
Câu 86: Thời hạn tạm giam của tội nghiêm trọng là:
A. Không quá 3 tháng.
B. 2 tháng.
C. Không quá 4 tháng.
D. 4 tháng.
Câu 87: Thẩm quyền cấm đi khỏi nơi cư trú:
A. Chủ tịch UBND xã.
B. Chủ tịch UBND huyện.
C. Cơ quan tiến hành vụ án đó
D. Trưởng công an cấp huyện
Câu 88: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định như thế nào?
A. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên, trí tuệ bình thường
B. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trí tuệ bình thường
C. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 20 tuổi trở lên, trí tuệ bình thường
D. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 14 tuổi trở lên, trí tuệ bình thường
Câu 89: Người từ đủ 14 tuổi, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội gì?
A. Người từ đủ 18 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng hiếp người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
B. Người từ đủ 14 tuổi, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng hiếp người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
C. Người từ đủ 12 tuổi, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng hiếp người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
D. Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
Câu 90: Những tội nào sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Tội phạm đã được xóa án tích
B. Tội phạm thực hiện trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
C. Tội phạm xảy ra do sự kiện bất ngờ
D. Tội phạm thực hiện dưới áp lực của người khác

Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.