Bài tập trắc nghiệm quản trị kinh doanh quốc tế Chương 3

Năm thi: 2023
Môn học: Quản trị kinh doanh quốc tế
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Người ra đề: TS Nguyễn Mạnh Thế
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên Quản trị kinh doanh quốc tế
Năm thi: 2023
Môn học: Quản trị kinh doanh quốc tế
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Người ra đề: TS Nguyễn Mạnh Thế
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60 phút
Số lượng câu hỏi: 40
Đối tượng thi: Sinh viên Quản trị kinh doanh quốc tế

Mục Lục

Bài tập trắc nghiệm quản trị kinh doanh quốc tế chương 3 là một trong những đề thi môn quản trị kinh doanh quốc tế được thiết kế dành cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học lớn như Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU). Đề thi này, do giảng viên kỳ cựu TS Nguyễn Mạnh Thế từ Khoa Quản trị Kinh doanh của trường NEU soạn thảo vào năm 2023, bao gồm những kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh quốc tế, từ các chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài cho đến quản trị rủi ro trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Đề thi hướng đến sinh viên năm ba, giúp củng cố và đánh giá khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tiễn kinh doanh quốc tế.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá chi tiết đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Bài tập trắc nghiệm quản trị kinh doanh quốc tế Chương 3

Câu 1: Thứ tự đúng của các giai đoạn quốc tế hóa là:
A. Domestic, Transnational, Global, International, Multinational
B. Domestic, International, Multinational, Global, Transnational
C. Domestic, Multinational, International, Transnational, Global
D. Domestic, International, Transnational, Multinational, Global

Câu 2: Loại thông tin được thu thập lần đầu tiên thông qua việc trả lời các câu hỏi cụ thể được gọi là:
A. Dữ liệu sơ cấp
B. Dữ liệu thứ cấp
C. Dữ liệu chọn lọc
D. Dữ liệu liên quan

Câu 3: Chiến lược hoạt động nào liên quan đến cắt giảm chi phí và có trách nhiệm với nước sở tại cao nhất?
A. Chiến lược quốc tế (International strategy)
B. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
C. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
D. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

Câu 4: Chiến lược hoạt động nào liên quan đến cắt giảm chi phí và có trách nhiệm với nước sở tại thấp nhất?
A. Chiến lược quốc tế (International strategy)
B. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
C. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
D. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

Câu 5: Chiến lược tận dụng cơ hội mở rộng hoạt động ra nước ngoài nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước được định nghĩa là:
A. Chiến lược quốc tế (International strategy)
B. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
C. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
D. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

Câu 6: Chiến lược mở rộng hoạt động ra nước ngoài bằng cách giao quyền tự chủ hoạt động cho các ban điều hành sở tại và theo định hướng tách biệt địa phương được định nghĩa là:
A. Chiến lược quốc tế (International strategy)
B. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
C. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
D. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

Câu 7: Chiến lược mở rộng hoạt động ra nước ngoài bằng cách xem thị trường toàn cầu là một thị trường đơn lẻ, với mức chi phí cạnh tranh được định nghĩa là:
A. Chiến lược quốc tế (International strategy)
B. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
C. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
D. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

Câu 8: Chiến lược mở rộng hoạt động ra nước ngoài nhằm khai thác các lợi thế kinh tế bản địa, kết hợp nâng cao năng lực lõi được định nghĩa là:
A. Chiến lược quốc tế (International strategy)
B. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
C. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
D. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

Câu 9: Chiến lược hoạt động nào sử dụng hình thức xuất khẩu/nhập khẩu hoặc cấp phép kinh doanh cho các sản phẩm đã có?
A. Chiến lược quốc tế (International strategy)
B. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
C. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
D. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

Câu 10: Trong mô hình 5 sức ép, ngoài các yếu tố như khả năng mặc cả của người mua, khả năng mặc cả của người bán, sự cạnh tranh của các đối thủ trong cùng ngành và sự cạnh tranh của những người mới gia nhập thì yếu tố còn lại là:
A. Các yếu tố liên quan đến văn hóa, xã hội tác động đến môi trường hoạt động của công ty
B. Các rủi ro pháp luật – chính trị nơi quốc gia công ty đang hoạt động.
C. Các yếu tố kinh tế nơi quốc gia công ty đang hoạt động
D. Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế sản phẩm của công ty

Câu 11: Một ngành có đặc điểm như ít có doanh nghiệp đạt được lợi thế theo quy mô hoặc ít có các tác quyền, nhãn hiệu, bằng sáng chế… thì sẽ làm cho:
A. Sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành cao.
B. Sự đe dọa của các đối thủ tiềm năng tăng.
C. Năng lực mặc cả của nhà cung cấp tăng.
D. Năng lực mặc cả của người mua tăng.
E. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế giảm.

Câu 12: Khi một công ty thực hiện đánh giá môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, xác định nhiệm vụ cơ bản, các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của mình và thực hiện kế hoạch hành động để đạt được những mục tiêu đó, nghĩa là nó đang tham gia vào:
A. Lập kế hoạch chiến lược.
B. Cơ cấu chiến lược.
C. Điều chỉnh bộ máy điều hành.
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Bước đầu tiên mà công ty phải có trong quá trình hoạch định chiến lược là?
A. Phân tích môi trường bên ngoài.
B. Thiết lập các mục tiêu.
C. Phân tích môi trường bên trong.
D. Xác định nhiệm vụ cơ bản của nó.

Câu 14: Sự giảm giá của một sản phẩm có độ co dãn của cầu theo giá là tương đối co giãn sẽ dẫn đến điều nào sau đây?
A. Tổng danh thu không thay đổi.
B. Tổng danh thu cao hơn.
C. Tổng chi phí thấp hơn.
D. Tổng lợi nhuận thấp hơn.
E. Tổng doanh thu thấp hơn.

Câu 15: Nếu Toyota nhận ra rằng nhiều mẫu xe của mình tại thị trường Mỹ bán không được bán chạy và họ quyết định chấm dứt chúng, nghĩa là nó đang tham gia vào:
A. Đánh giá môi trường.
B. Kiểm soát và đánh giá.
C. Đánh giá thông tin.
D. Phân tích chuỗi giá trị.

Câu 16: Một MNE theo chiến lược xuyên quốc gia có đặc điểm:
A. Sản xuất hàng loạt ở chính quốc.
B. Sản xuất linh hoạt với các sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ở từng thị trường.
C. Sản xuất linh hoạt với các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, đồng thời phù hợp với thị hiếu từng địa phương.
D. Sản xuất hàng loạt ở các nước sở tại.
E. Sản xuất hàng loạt với sản phẩm được chuẩn hóa trên phạm vi toàn cầu.

Câu 17: Cách nào sau đây được các công ty đa quốc gia sử dụng để đánh giá sơ bộ môi trường kinh doanh và đưa ra các dự báo trong tương lai?
A. Yêu cầu các chuyên gia ngành công nghiệp thảo luận về xu thế và đưa ra các dự báo tương lai của ngành.
B. Yêu cầu các nhà quản lý nhiều kinh nghiệm đưa ra các kịch bản về sự phát triển của ngành.
C. Sử dụng dữ liệu lịch sử của ngành để dự báo sự phát triển của ngành trong tương lai.
D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Khi nào một công ty được gọi là thực hiện hội nhập theo chiều dọc?
A. Công ty mua nguyên vật liệu và thuê bên ngoài gia công toàn bộ.
B. Công ty mua nguyên vật liệu, thuê bên ngoài gia công toàn bộ và bán hàng thông qua một nhà phân phối.
C. Công ty tận dụng hiệu quả các năng lực lõi của mình như sở hữu bằng sáng chế, thương hiệu để đẩy mạnh sản xuất.
D. Công ty đầu tư tài sản của mình để kiểm soát hầu hết các hoạt động từ cung ứng – sản xuất – phân phối sản phẩm đến khách hàng.

Câu 19: Mercedes Benz, một công ty ô tô hàng đầu của Mỹ, tập trung vào những sản phẩm được thiết kế trang trọng, chất lượng cao với mức giá cao, sẽ có lợi thế cạnh tranh theo ________ và thông qua chiến lược cạnh tranh nào?
A. Khác biệt hóa, lãnh đạo chi phí.
B. Khác biệt hóa, tập trung.
C. Lãnh đạo chi phí, khác biệt hóa.
D. Lãnh đạo chi phí, tập trung.

Câu 20: Một công ty áp dụng chiến lược khác biệt hóa, tập trung có đặc điểm?
A. Tập trung vào một nhóm khách hàng nhất định và cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho nhóm đó.
B. Tập trung vào việc giảm giá cả và chi phí sản phẩm, dịch vụ.
C. Cung cấp sản phẩm dịch vụ tiêu chuẩn hóa trên toàn cầu.
D. Cung cấp sản phẩm dịch vụ cho tất cả các nhóm khách hàng mà không phân biệt.

Câu 21: Trong chiến lược cạnh tranh của Michael Porter, “Chiến lược lãnh đạo chi phí” thường đòi hỏi:
A. Đầu tư vào công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm chi phí.
B. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra sản phẩm độc quyền.
C. Tập trung vào việc phát triển sản phẩm mới để gia tăng giá trị cho khách hàng.
D. Tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng để tạo ra sự khác biệt.

Câu 22: Để phân tích mức độ cạnh tranh trong một ngành, mô hình 5 sức ép của Porter bao gồm các yếu tố nào?
A. Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện tại, khả năng mặc cả của người mua, khả năng mặc cả của nhà cung cấp, mối đe dọa từ sản phẩm thay thế, và mối đe dọa từ những người mới gia nhập.
B. Sự cạnh tranh của các đối thủ hiện tại, sự thay đổi trong nhu cầu thị trường, sự phát triển công nghệ, sự can thiệp của chính phủ, và sự thay đổi trong chi phí sản xuất.
C. Khả năng mặc cả của người mua, sự phát triển công nghệ, chi phí nguyên vật liệu, các quy định pháp luật, và mức độ phát triển của thị trường.
D. Mối đe dọa từ sản phẩm thay thế, mức độ hài lòng của khách hàng, chi phí gia nhập ngành, sự phát triển của công nghệ, và mức độ cạnh tranh của nhà cung cấp.

Câu 23: Trong chiến lược phát triển thị trường, mục tiêu chính là:
A. Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ hơn.
B. Xâm nhập vào các thị trường mới với sản phẩm hiện có.
C. Tăng cường chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng.
D. Tăng cường nghiên cứu và phát triển để đổi mới sản phẩm.

Câu 24: Khi một công ty cần phải tập trung vào việc phát triển và giữ vững vị trí thị trường của mình, chiến lược nào là phù hợp nhất?
A. Chiến lược tăng trưởng thị trường.
B. Chiến lược duy trì hiện trạng.
C. Chiến lược đa dạng hóa.
D. Chiến lược cắt giảm chi phí.

Câu 25: Mô hình SWOT bao gồm các yếu tố nào?
A. Sức mạnh, điểm yếu, cơ hội, mối đe dọa, chiến lược.
B. Sức mạnh, điểm yếu, cơ hội, mối đe dọa.
C. Chiến lược, cơ hội, điểm yếu, nguy cơ.
D. Sức mạnh, chiến lược, cơ hội, mối đe dọa.

Câu 26: Trong phân tích SWOT, yếu tố nào được coi là cơ hội?
A. Sự yếu kém trong quy trình sản xuất.
B. Xu hướng thị trường đang gia tăng.
C. Thiếu hụt nguồn lực tài chính.
D. Cạnh tranh khốc liệt trong ngành.

Câu 27: Khi một công ty nhận ra rằng có nhiều sản phẩm của đối thủ đang gia tăng và xâm nhập vào thị trường của mình, nó có thể phản ứng bằng cách:
A. Cắt giảm giá sản phẩm ngay lập tức.
B. Tăng cường quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông.
C. Tăng cường nghiên cứu và phát triển để tạo ra sản phẩm mới.
D. Tập trung vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại.

Câu 28: Trong chiến lược phát triển sản phẩm, mục tiêu chính là:
A. Tăng cường sự hiện diện của công ty trên thị trường.
B. Cung cấp sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có.
C. Mở rộng quy mô sản xuất.
D. Tăng cường hoạt động marketing và quảng bá sản phẩm.

Câu 29: Khi phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài, các yếu tố chính cần xem xét bao gồm:
A. Các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và công nghệ.
B. Các yếu tố tài chính, nhân sự, sản xuất và marketing.
C. Các yếu tố nội bộ của công ty, thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh.
D. Các yếu tố pháp lý, quy định và chi phí nguyên liệu.

Câu 30: Trong chiến lược tập trung, công ty sẽ:
A. Tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể và phục vụ phân khúc đó tốt nhất.
B. Phục vụ tất cả các phân khúc thị trường với sản phẩm và dịch vụ tiêu chuẩn hóa.
C. Mở rộng quy mô hoạt động để tăng cường sức cạnh tranh toàn cầu.
D. Đầu tư vào công nghệ để giảm chi phí sản xuất và gia tăng hiệu quả.

Câu 31: Chiến lược nào tập trung vào việc giảm chi phí và tăng cường hiệu quả sản xuất trong khi vẫn giữ cho sản phẩm đồng nhất trên toàn cầu?
A. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)
B. Chiến lược quốc tế (International strategy)
C. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
D. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)

Câu 32: Khi công ty quyết định mở rộng hoạt động sang các thị trường mới và tập trung vào việc tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm ở từng thị trường cụ thể, đó là chiến lược:
A. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
B. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)
C. Chiến lược quốc tế (International strategy)
D. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)

Câu 33: Một công ty đang tìm cách tận dụng các lợi thế về quy mô và hiệu quả sản xuất, đồng thời đồng nhất hóa sản phẩm trên toàn cầu. Chiến lược phù hợp nhất là:
A. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)
B. Chiến lược quốc tế (International strategy)
C. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
D. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)

Câu 34: Khi một công ty quyết định thay đổi sản phẩm để phù hợp với nhu cầu địa phương mà không cần thay đổi chiến lược toàn cầu, đó là chiến lược:
A. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)
B. Chiến lược quốc tế (International strategy)
C. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
D. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)

Câu 35: Để xây dựng chiến lược marketing toàn cầu hiệu quả, công ty cần chú trọng vào:
A. Đáp ứng nhu cầu địa phương trong khi duy trì sự nhất quán toàn cầu.
B. Tiêu chuẩn hóa tất cả các hoạt động marketing trên toàn cầu.
C. Tập trung vào việc cắt giảm chi phí marketing.
D. Xây dựng các chiến lược marketing độc lập cho từng thị trường địa phương.

Câu 36: Chiến lược nào trong các chiến lược cạnh tranh của Michael Porter giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh nhờ vào việc cung cấp sản phẩm với chất lượng cao và dịch vụ tốt?
A. Chiến lược lãnh đạo chi phí
B. Chiến lược khác biệt hóa
C. Chiến lược tập trung
D. Chiến lược giảm chi phí

Câu 37: Điều nào sau đây không phải là một lợi ích của chiến lược đa bản địa?
A. Đáp ứng nhu cầu đặc thù của từng thị trường.
B. Giảm chi phí sản xuất nhờ quy mô kinh tế.
C. Tăng cường sự hiện diện thương hiệu tại từng quốc gia.
D. Tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với thị trường địa phương.

Câu 38: Trong một công ty đa quốc gia, vai trò của bộ phận R&D thường là:
A. Phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có để phù hợp với nhu cầu toàn cầu.
B. Tăng cường quảng bá sản phẩm hiện có trên thị trường quốc tế.
C. Quản lý và kiểm soát các hoạt động sản xuất toàn cầu.
D. Xây dựng chiến lược marketing cho từng thị trường địa phương.

Câu 39: Điều nào dưới đây KHÔNG phải là một thách thức khi thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế?
A. Đối phó với sự khác biệt văn hóa và ngôn ngữ.
B. Tăng cường khả năng đáp ứng nhanh chóng với thay đổi trong nhu cầu địa phương.
C. Quản lý các quy định pháp lý và thuế tại từng quốc gia.
D. Giảm thiểu rủi ro chính trị và kinh tế tại các thị trường quốc tế.

Câu 40: Để đạt được sự cân bằng giữa sự tích hợp toàn cầu và đáp ứng yêu cầu địa phương trong chiến lược quốc tế, công ty nên áp dụng chiến lược:
A. Chiến lược toàn cầu (Global strategy)
B. Chiến lược đa bản địa (Multidomestic strategy)
C. Chiến lược quốc tế (International strategy)
D. Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)

 

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)