Bài tập trắc nghiệm SPSS Đại học Y Cần Thơ chương 1 là một phần của môn học SPSS tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Chương 1 thường giới thiệu các khái niệm cơ bản về thống kê mô tả và quản lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS, một công cụ thiết yếu trong phân tích dữ liệu y tế. Đề thi này được TS. BS. Lê Minh Hữu, giảng viên khoa Y tế Công cộng, biên soạn mới nhất vào năm 2023 nhằm kiểm tra khả năng làm việc với các loại dữ liệu khác nhau, bao gồm nhập liệu, xử lý, và mô tả dữ liệu trong SPSS. Đề thi này chủ yếu dành cho sinh viên năm thứ ba, đặc biệt là những sinh viên thuộc ngành Y tế Công cộng và Điều dưỡng.
Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!
Bài tập trắc nghiệm SPSS Đại học Y cần thơ chương 1
Câu 1: Trong phần mềm SPSS, biến số có thể phân loại dựa theo các yếu tố nào?
A. Bản chất của biến số
B. Mối tương quan giữa các biến số
C. Cả a và b đúng
D. Cả a và b sai
Câu 2: Biến số định lượng là biến số thể hiện gì?
A. Đặc tính
B. Độ vi, vĩ mô
C. Đại lượng
D. Chất lượng
Câu 3: Biến số thể hiện một đặc tính là loại biến nào?
A. Biến định lượng
B. Biến số lượng
C. Biến định tính
D. Biến định vị
Câu 4: Gồm các biến định lượng nào đúng?
A. Cân nặng, chiều cao, hình dáng
B. Cân nặng, số con, số trứng
C. Cân nặng, nghề nghiệp, chiều cao
D. Cân nặng, chiều cao, giới tính
Câu 5: Biến định lượng bao gồm những loại nào?
A. Các biến số có giá trị liên tục và rời rạc
B. Các biến số nhị giá, liên tục và rời rạc
C. Các biến số liên tục, thứ tự
D. Tất cả đều sai
Câu 6: Biến định tính bao gồm những loại nào?
A. Biến số nhị giá
B. Biến số danh định
C. Biến số thứ tự
D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Biến độc lập và phụ thuộc là hai loại biến được phân loại theo yếu tố nào?
A. Bản chất
B. Tiềm năng
C. Tương quan
D. Tương tự
Câu 8: Mục đích của việc mã hóa số liệu là gì?
A. Kiểm định giả thuyết của biến
B. Chuyển đổi thông tin nghiên cứu đã thu thập
C. Chuyển đổi thông tin thành dạng thích hợp cho việc phân tích
D. Câu b và c đúng
Câu 9: Các tên biến dưới đây đúng quy tắc, ngoại trừ:
A. Histamin
B. 2,3 DPG
C. Aldrenalin
D. Serotonin
Câu 10: Các tên biến dưới đây đúng quy tắc, ngoại trừ:
A. SerotOnin
B. His_tamin
C. Tirosin
D. Renin-AgiotensinII
Câu 11: Để tạo biến cho việc nhập liệu trong phần mềm SPSS ta thực hiện thao tác đầu tiên là gì?
A. View / Variable View
B. Edit / Variable View
C. Variable View
D. Data window / Variable View
Câu 12: “Missing” trong khung Variable View có ý nghĩa gì?
A. Kiểu biến
B. Nhãn biến
C. Giá trị khuyết
D. Kiểu đo lường
Câu 13: “Measure” trong khung Variable View có ý nghĩa gì?
A. Kiểu đo lường
B. Giá trị khuyết
C. Nhãn biến
D. Kiểu biến
Câu 14: “Decimal” trong khung Variable View có ý nghĩa gì?
A. Nhãn biến
B. Số thập phân
C. Số nhị phân
D. Số thập lục phân
Câu 15: “Width” trong khung Variable View có ý nghĩa gì?
A. Kiểu biến
B. Độ rộng cột
C. Độ rộng biến
D. Độ rộng khung
Câu 16: “Columns” trong khung Variable View có ý nghĩa gì?
A. Kiểu biến
B. Độ rộng cột
C. Độ rộng biến
D. Độ rộng khung
Câu 17: Chiến lược nhập số liệu được đưa ra lựa chọn, ngoại trừ:
A. Nhập toàn bộ số liệu hai lần bởi hai người riêng biệt
B. Nhập toàn bộ số liệu hai lần do một người thực hiện
C. Nhập toàn bộ số liệu một lần, không kiểm tra hai lần. Không có đề nghị gì.
D. Tất cả đều sai
Câu 18: Trong phần mềm SPSS để tính toán giữa các biến và đưa giá trị vào biến mới ta dùng:
A. View / Compute …
B. Analyse / Compute …
C. Data / Compute …
D. Transform / Compute …
Câu 19: Để chọn một tập hợp nhỏ các bản ghi ta thực hiện:
A. Data / Select Cases
B. Data / Filter Cases
C. View / Filter Cases
D. Transform / Select Cases
Câu 20: Để mã hóa lại một biến phân loại ta thực hiện:
A. Transform / Recode …
B. Data / Recode …
C. Edit / Recode …
D. Analyse / Recode …
Câu 21: Chức năng của “Recode into same variables” là gì?
A. Mã hóa lại giá trị của nhiều biến thành một biến
B. Mã hóa lại giá trị của một biến và đè lên biến cũ
C. Mã hóa lại giá trị của một biến và tạo ra biến mới
D. Mã hóa lại giá trị tập hợp biến
Câu 22: Chức năng của “Recode into different variables” là gì?
A. Mã hóa lại giá trị của nhiều biến thành một biến
B. Mã hóa lại giá trị của một biến và đè lên biến cũ
C. Mã hóa lại giá trị của một biến và tạo ra biến mới
D. Mã hóa lại giá trị tập hợp biến
Câu 23: Sự khác nhau giữa “Recode: into same…” và “into different (RIDV)…” là gì?
A. Thay đổi giá trị gốc của biến cũ
B. Thay đổi tên của biến cũ
C. Tạo ra một biến mới
D. Tạo ra một giá trị mới
Câu 24: Để tính tần suất và tỉ lệ của biến định tính ta thực hiện:
A. Transform / Descriptive Statistics / Frequencies
B. Analyse / Descriptive Statistics / Crosstabs
C. Transform / Compare Mean / Frequencies
D. Analyse / Descriptive Statistics / Frequencies
Câu 25: Vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng tần số, ta thực hiện:
A. Analyse / Nonparametric Tests / Legacy dialogs/ 1 sample K-S
B. Analyse / Nonparametric Tests / Legacy dialogs/ Related Sample
C. Graphs / Legacy dialogs / Bar
D. Graphs / Legacy dialogs / Boxplot
Câu 26: Để mô tả mối liên quan giữa 2 biến định tính, ta thực hiện:
A. Analyse / Descriptive Statistics / Crosstabs
B. Analyse / Compare Mean / Crosstabs
C. Analyse / Reports / Case Summaries
D. Analyse / Compare Mean / Mean
Câu 27: Trong thao tác phân tích tầng ở biến định tính ta sử dụng số biến là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 28: Trong thao tác phân tích tầng ở biến định tính, để vẽ biểu đồ clustered mô tả tầng, ta thực hiện:
A. Tích vào Display clustered bar
B. Tích vào Display clustered toolbar
C. Bỏ tích tất cả các ô
D. Cả a và b đều đúng
Câu 29: Kiểm định giả thuyết của biến định tính sử dụng phép kiểm định nào?
A. Chi-square test
B. T-test
C. Z-test
D. ANOVA
Câu 30: Để tạo bảng tần số và vẽ biểu đồ ở biến định lượng, ta thực hiện:
A. Analyse / Descriptive Statistics / Frequencies
B. Transform / Compare Mean / Frequencies
C. Analyse / Descriptive Statistics / Crosstabs
D. Transform / Descriptive Statistics / Frequencies
Câu 31: Để tính giá trị trung bình (Mean), phương sai (Variance), độ lệch chuẩn (Std. deviation) và các giá trị thống kê khác, ta thực hiện:
A. Analyse / Descriptive Statistics / Descriptives
B. Transform / Descriptive Statistics / Descriptives
C. Analyse / Compare Mean / Descriptives
D. Transform / Compare Mean / Descriptives
Câu 32: Khi phân tích thống kê mô tả của biến định lượng ta sử dụng biểu đồ nào?
A. Bar
B. Pie
C. Histogram
D. Scatter
Câu 33: Để vẽ biểu đồ phân tán (Scatter), ta thực hiện:
A. Graphs / Legacy dialogs / Scatter/Dot
B. Graphs / Legacy dialogs / Histogram
C. Graphs / Legacy dialogs / Scatter/Line
D. Graphs / Legacy dialogs / Bar
Câu 34: Để tìm hiểu phân phối của biến, ta có thể thực hiện kiểm định:
A. Shapiro-Wilk
B. Z-test
C. Chi-square test
D. F-test
Câu 35: Để kiểm tra tính bình quân của một biến định lượng, ta thực hiện:
A. Analyse / Compare Means / One Sample T-test
B. Analyse / Nonparametric Tests / 1 Sample K-S
C. Analyse / Nonparametric Tests / Related Sample
D. Analyse / Compare Mean / Means
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.