Bài thi, bài tập Trắc nghiệm Kế toán Quản trị Chương 3

Năm thi: 2023
Môn học: Kế toán Quản Trị
Trường: Đại học Kinh tế TpHCM (UEH)
Người ra đề: TS. Nguyễn Quang Hưng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán
Năm thi: 2023
Môn học: Kế toán Quản Trị
Trường: Đại học Kinh tế TpHCM (UEH)
Người ra đề: TS. Nguyễn Quang Hưng
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 45 phút
Số lượng câu hỏi: 30 câu
Đối tượng thi: Sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán

Mục Lục

Trắc nghiệm Kế toán Quản trị Chương 3 tập trung vào việc phân tích chi phí và lập ngân sách trong doanh nghiệp, một phần không thể thiếu của môn Kế toán quản trị. Đề thi này được thiết kế cho sinh viên năm 2 hoặc 3 ngành Kế toán, thường do các giảng viên như TS. Nguyễn Quang Hưng hướng dẫn. Đề thi giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các phương pháp lập kế hoạch chi phí, quản lý hiệu quả và đo lường thành công tài chính.

Itracnghiem.vn mời bạn tham gia làm bài thi ngay bây giờ!

Trắc nghiệm Kế toán Quản trị Chương 3

Câu 1: Tại mức độ hoạt động từ 800sp đến 2.000sp, sản phẩm A có kết cấu chi phí là: biến phí sản xuất đơn vị 10.000đ/sp, tổng định phí sản xuất hằng tháng là 10.000.000đ. Mức sản xuất trong kỳ là 1.000 sp. Giá thành đơn vị sản phẩm theo phương pháp toàn bộ là:
A. 20.000 đ/sp
B. 15.000 đ/sp
C. 22.050 đ/sp
D. Tất cả câu trên đều đúng.

Câu 2: Những chi phí nào sau đây được tính vào giá thành sản phẩm?
A. Chi phí sản xuất
B. Chi phí ngoài sản xuất.
C. Chi phí hoạt động tài chính.
D. Chi phí phát sinh bất thường trong kinh doanh.

Câu 3: Đối tượng tập hợp chi phí của hệ thống kế toán chi phí theo công việc là:
A. Phân xưởng sản xuất
B. Các quy trình sản xuất.
C. Đơn đặt hàng.
D. Sản phẩm sản xuất.

Câu 4: Kỳ tính giá thành trong hệ thống kế toán chi phí theo công việc là:
A. Hàng quý
B. Thời điểm hoàn thành đơn đặt hàng.
C. Bất kỳ thời điểm nào để cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị.
D. b và c đều đúng

Câu 5: Tài liệu quan trọng để tập hợp chi phí, theo dõi sản lượng và tính giá thành trong hệ thống kế toán chi phí theo công việc là:
A. Báo cáo sản xuất
B. Bảng cân đối chi phí.
C. Phiếu chi phí công việc.
D. b và c đều đúng

Câu 6: Phiếu thời gian lao động trong hệ thống kế toán chi phí theo công việc được lập:
A. Hàng ngày cho mỗi công nhân.
B. Hàng quý cho mỗi công nhân.
C. Hàng ngày cho nhiều công nhân.
D. Hàng quý cho nhiều công nhân.

Câu 7: Phiếu thời gian lao động trong hệ thống kế toán chi phí theo công việc ghi nhận thời gian làm việc của công nhân cho:
A. Nhiều đơn đặt hàng.
B. Nhiều công việc.
C. A và B đều đúng.
D. Một công việc.

Câu 8: Phiếu chi phí công việc trong hệ thống kế toán chi phí theo công việc được lập khi có:
A. Lệnh sản xuất.
B. Yêu cầu của khách hàng.
C. A và B đều đúng.
D. Lệnh của kế toán trưởng.

Câu 9: Phiếu chi phí công việc trong hệ thống kế toán chi phí theo công việc được sử dụng để:
A. Tập hợp chi phí nguyên liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ước tính và tính giá thành sản phẩm đơn vị.
B. Xác định chi phí nguyên liệu trực tiếp.
C. Xác định chi phí nhân công trực tiếp
D. Xác định số lượng sản phẩm sản xuất.

Câu 10: Phiếu yêu cầu nguyên vật liệu trong hệ thống kế toán chi phí theo công việc được lập:
A. Hàng ngày cho từng công việc, từng đơn đặt hàng.
B. Hàng quý cho từng công việc, từng đơn đặt hàng
C. Hàng ngày cho nhiều công việc, nhiều đơn đặt hàng
D. Hàng quý cho nhiều công việc, nhiều đơn đặt hàng.

Câu 11: Phiếu yêu cầu nguyên vật liệu trong hệ thống kế toán chi phí theo công việc ghi nhận:
A. Chủng loại, số lượng nguyên vật liệu, đơn giá theo từng chủng loại sử dụng cho đơn đặt hàng.
B. Một chủng loại nguyên vật liệu sử dụng
C. Chủng loại, số lượng nguyên vật liệu, đơn giá theo từng chủng loại sử dụng nhiều đơn đặt hàng
D. B và C đều đúng.

Câu 12: Khi xuất nguyên vật liệu trực tiếp để sử dụng cho đơn đặt hàng, kế toán phản ánh trên tài khoản theo bút toán:
A. NỢ TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154) CÓ TK Nguyên vật liệu (TK 152)
B. NỢ TK Nguyên vật liệu (TK 152) CÓ TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154).
C. NỢ TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154) CÓ TK Phải trả cho người bán (TK 331).
D. C và B đều đúng

Câu 13: Khi xác định tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp thực hiện đơn đặt hàng, kế toán phản ánh trên tài khoản theo bút toán:
A. NỢ TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154) CÓ TK Lương và các khoản phải trả cho người lao động (TK 334)
B. NỢ TK Chi phí sản xuất chung (TK 627). CÓ TK Lương và các khoản phải trả cho người lao động (TK 334)
C. NỢ TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154) CÓ TK Phải trả cho người bán (TK 331).
D. C và B đều đúng.

Câu 14: Khi phân bổ chi phí sản xuất chung cho đơn đặt hàng, cho công việc, kế toán phản ánh trên tài khoản theo bút toán:
A. NỢ TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154) CÓ TK Chi phí sản xuất chung (TK 627)
B. NỢ TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154) CÓ TK Phải trả cho người bán (TK 331).
C. NỢ TK Nguyên vật liệu (TK 152) CÓ TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154).
D. A và C đều đúng.

Câu 15: Khi đơn đặt hàng hoàn thành, thành phẩm sẽ được chuyển từ bộ phận sản xuất sang nhập kho thành phẩm, kế toán phản ánh trên tài khoản theo bút toán:
A. NỢ TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154) CÓ TK Phải trả cho người bán (TK 331).
B. NỢ TK Thành phẩm (TK 155) CÓ TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154)
C. NỢ TK Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (TK 154) CÓ TK Phải trả cho người bán (TK 331).
D. A và C đều đúng.

Câu 16: Để xác định chi phí sản xuất chung ước tính cho từng đơn đặt hàng, cho từng công việc, căn cứ vào:
A. Tổng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho đơn đặt hàng
B. Đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính và tổng giờ công phát sinh cho từng đơn đặt hàng
C. Tổng giờ công phát sinh cho đơn đặt hàng
D. Tổng giờ máy phát sinh cho đơn đặt hàng

Câu 17: Chi phí sản xuất chung phân bổ thiếu là:
A. Tổng chi phí sản xuất chung thực tế lớn hơn chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ.
B. Tổng chi phí sản xuất chung thực tế nhỏ hơn chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ
C. Tổng chi phí sản xuất chung thực tế bằng với chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ
D. Tổng chi phí sản xuất thực tế nhỏ hơn chi phí sản xuất dự toán.

Câu 18: Khi doanh nghiệp chưa tận dụng hết năng lực hoạt động, năng lực hoạt động còn nhàn rỗi thì:
A. Chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung thực tế và chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ < 0
B. Chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung thực tế và chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ = 0
C. A và B đều đúng
D. Chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung thực tế và chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ > 0

Câu 19: Nếu chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung thực tế và chi phí sản xuất chung ước tính lớn và ảnh hưởng trọng yếu thì được phân bổ cho các đối tượng có liên quan như:
A. Sản phẩm dở dang đầu kỳ, thành phẩm tồn kho, giá vốn hàng bán.
B. Chỉ phân bổ cho thành phẩm tồn kho
C. Sản phẩm dở dang cuối kỳ, thành phẩm tồn kho, giá vốn hàng bán.
D. Chỉ phân bổ cho giá vốn hàng bán.

Câu 20: Mục tiêu của kế toán quản trị hướng đến cung cấp thông tin cho nhà quản trị để thực hiện chức năng nào sau đây?
A. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh.
B. Đo lường, kiểm tra, và giám sát tình hình hoạt động kinh doanh.
C. Ra quyết định quản trị.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 21: Yếu tố nào không ảnh hưởng đến việc xác định giá thành sản phẩm?
A. Mục đích sử dụng
B. Quy mô sản xuất
C. Đặc điểm của sản phẩm
D. Tính chất sản phẩm.

Câu 22: Trong kế toán quản trị, khái niệm “giá thành” được hiểu là:
A. Toàn bộ chi phí phát sinh để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
B. Chi phí sản xuất thực tế.
C. Chi phí dự toán.
D. Không có câu nào đúng.

Câu 23: Chi phí trực tiếp là những chi phí có thể xác định và phân bổ cho một đối tượng chịu chi phí cụ thể. Đặc điểm của chi phí trực tiếp là:
A. Luôn liên quan đến hoạt động sản xuất.
B. Không liên quan đến hoạt động sản xuất.
C. Có thể tính toán được một cách chính xác.
D. Cả A và C đều đúng.

Câu 24: Khi kế toán quản trị xác định chi phí để đánh giá hiệu quả của các quyết định quản trị trong quá khứ, có thể sử dụng:
A. Chi phí thực tế.
B. Chi phí dự toán.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Chi phí dự toán là chủ yếu.

Câu 25: Khi thiết lập báo cáo chi phí sản xuất, tổ chức không cần quan tâm đến yếu tố nào sau đây?
A. Chi phí phát sinh trong kỳ.
B. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
C. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
D. Chi phí phát sinh trong thời gian trước đó.

Câu 26: Chi phí sản xuất là:
A. Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa.
B. Chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa.
C. Chi phí phát sinh trong quá trình quản lý.
D. Không có câu nào đúng.

Câu 27: Chi phí sản xuất thực tế là:
A. Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ.
B. Chi phí sản xuất đã được ước tính.
C. Chi phí sản xuất đã được ghi nhận.
D. Không có câu nào đúng.

Câu 28: Doanh thu thuần là:
A. Doanh thu bán hàng trừ đi giá vốn hàng bán.
B. Doanh thu bán hàng trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.
C. Doanh thu bán hàng trừ đi các chi phí khác.
D. Doanh thu bán hàng trừ đi các khoản phải trả.

Câu 29: Mục tiêu của kế toán chi phí là:
A. Tính toán giá thành sản phẩm.
B. Theo dõi và kiểm soát chi phí.
C. Phân tích, đánh giá tình hình tài chính.
D. A và B đều đúng.

Câu 30: Kế toán chi phí có chức năng:
A. Tính toán giá thành sản phẩm.
B. Theo dõi và kiểm soát chi phí.
C. Cung cấp thông tin cho quản lý ra quyết định.
D. Tất cả đều đúng.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: