Câu hỏi, bài tập trắc nghiệm môn Tài chính công – Đề 2

Năm thi: 2023
Môn học: Tài chính công
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Người ra đề: TS Trần Thị Vân Anh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi hết môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Tài chính công
Trường: Đại học Kinh tế Quốc dân
Người ra đề: TS Trần Thị Vân Anh
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Thi hết môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 30 phút
Số lượng câu hỏi: 25
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Câu hỏi, bài tập trắc nghiệm môn Tài chính công đề 2 là một trong những dạng bài thi quan trọng thuộc môn Tài chính công, được giảng dạy tại các trường đại học như Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU). Đề thi này giúp sinh viên ngành Tài chính công, Quản lý công và Chính sách công nắm vững các kiến thức cơ bản và chuyên sâu như: thuế, ngân sách nhà nước, chính sách tài chính công, và quản lý chi tiêu công. Đề thi thường được biên soạn bởi các giảng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chẳng hạn như PGS.TS Trần Thị Vân Anh, một giảng viên uy tín tại NEU. Bài thi thường dành cho sinh viên năm 3 hoặc năm 4, giúp kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức và phân tích các vấn đề tài chính công.

Hãy cùng dethitracnghiem.vn tìm hiểu về đề thi này và tham gia làm kiểm tra ngay lập tức!

Câu hỏi, bài tập trắc nghiệm môn Tài chính công – Đề 2

Câu 1: Thâm hụt ngân sách chủ động chủ yếu là do:
a. Giá chứng khoán sụt giảm
b. Tỷ lệ lạm phát tăng cao
c. Nền kinh tế suy thoái
d. Nhà nước muốn mở rộng giới hạn ngân sách

Câu 2: Thâm hụt ngân sách bị động chủ yếu là do:
a. Thị trường bất động sản sụt giảm
b. Tỷ lệ lạm phát tăng cao
c. Nền kinh tế suy thoái khiến số thu ít hơn trong khi nhu cầu chi không giảm hoặc gia tăng
d. Nhà nước muốn mở rộng giới hạn chi tiêu ngân sách

Câu 3: Thâm hụt ngân sách của Việt Nam hiện nay chủ yếu thuộc loại:
a. Thâm hụt bị động
b. Thâm hụt chủ động
c. Thâm hụt chu kỳ
d. Thâm hụt cơ cấu

Câu 4: Giải pháp chính hiện nay Chính phủ Việt Nam áp dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách là:
a. Phát hành tiền
b. Cắt giảm chi đầu tư
c. Cắt giảm chi thường xuyên
d. Vay nợ

Câu 5: Cơ quan nhà nước:
a. Có số thu lớn đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên
b. Được phép thu một số khoản thu nhất định theo quy định của pháp luật
c. Được phép tự xác định một số khoản thu theo nhu cầu hoạt động
d. Không được phép thu bất kỳ khoản thu nào

Câu 6: Kinh phí hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước:
a. Chỉ được nhà nước cấp một phần
b. Được nhà nước cấp toàn bộ
c. Do cơ quan hành chính nhà nước thu của các đối tượng thụ hưởng dịch vụ cơ quan cung cấp
d. Do cơ quan hành chính nhà nước phát hành trái phiếu

Câu 7: Hiệu quả của chi NSNN:
a. Không cần thiết phải đo lường
b. Không thể đo lường được
c. Có thể đo lường một cách dễ dàng
d. Có thể đo lường, nhưng rất khó khăn

Câu 8: Nhận định nào sau đây là không chính xác?
Đơn vị sự nghiệp nhà nước:
a. Được nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động
b. Được phép thực hiện một số khoản thu nhất định theo quy định của pháp luật
c. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập
d. Được phép tự xác định các khoản thu, mức thu theo nhu cầu hoạt động của đơn vị

Câu 9: Nhận định nào sau đây là chính xác?
Đơn vị sự nghiệp nhà nước tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên:
a. Được nhà nước cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên
b. Được nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên
c. Không được nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên
d. Chỉ được nhà nước cấp kinh phí xây dựng cơ bản

Câu 10: Nhận định nào sau đây là không chính xác?
Nhà nước cấp kinh phí xây dựng cơ bản cho:
a. Đơn vị sự nghiệp nhà nước tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên
b. Đơn vị sự nghiệp nhà nước tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên
c. Đơn vị sự nghiệp nhà nước tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, không cấp cho đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên
d. Cả 2 loại đơn vị sự nghiệp nhà nước tự đảm bảo và đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên

Câu 11: Các đơn vị sự nghiệp nhà nước hiện nay không được phép:
a. Vay vốn của các tổ chức tín dụng
b. Phát hành cổ phiếu
c. Tiếp nhận viện trợ từ nước ngoài
d. Tiếp nhận viện trợ từ các tổ chức từ thiện

Câu 12: Đơn vị sự nghiệp nhà nước hiện nay được phép:
a. Phát hành cổ phiếu
b. Tự xác định mức lương trả cho người lao động
c. Tự xác định số lượng biên chế lao động
d. Tăng lương cho người lao động theo quy định của pháp luật

Câu 13: Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ của một trường đại học công lập được xếp vào:
a. Nguồn kinh phí thường xuyên do NSNN cấp
b. Nguồn kinh phí xây dựng cơ bản do nhà nước cấp
c. Nguồn thu sự nghiệp
d. Nguồn thu khác

Câu 14: Kinh phí hoạt động của quỹ Dự trữ quốc gia được hình thành từ:
a. Đóng góp của người thụ hưởng trực tiếp
b. Đóng góp của những người lao động
c. Đóng góp của người sử dụng lao động
d. Ngân sách nhà nước

Câu 15: Dự trữ quốc gia được tiến hành thông qua phương thức:
a. Dự trữ bằng hàng hoá
b. Dự trữ bằng tiền
c. Hoặc là dự trữ bằng hàng hoá hoặc là dự trữ bằng tiền
d. Kết hợp giữa dự trữ bằng hàng hoá và dự trữ bằng tiền

Câu 16: Tiền đưa vào dự trữ quốc gia là:
a. Ngoại tệ
b. Ngoại tệ có khả năng chuyển đổi
c. Đồng Việt Nam
d. Kết hợp giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ có khả năng chuyển đổi

Câu 17: Theo quy định hiện hành, Ngân hàng Phát triển cho các chủ đầu tư vay tối đa bằng bao nhiêu % tổng vốn đầu tư (không bao gồm vốn lưu động) của dự án?
a. 100%
b. 85%
c. 75%
d. 70%

Câu 18: Ngân hàng Phát triển Việt Nam là:
a. Ngân hàng tư nhân
b. Ngân hàng của nhà nước
c. Ngân hàng thương mại của nhà nước
d. Ngân hàng liên doanh

Câu 19: So với hoạt động tín dụng thông thường, TDNN có ưu điểm đó là bên đi vay:
a. Vay được khối lượng vốn lớn
b. Vay được vốn với thời gian dài
c. Vay được vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường
d. Không phải đáp ứng bất kỳ điều kiện ràng buộc nào

Câu 20: Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay:
a. Là một phương thức kinh doanh
b. Là một chính sách trong hệ thống an sinh xã hội của quốc gia
c. Do các tổ chức tư nhân thực hiện
d. Chủ yếu áp dụng theo hình thức tự nguyện

Câu 21: Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội với tư cách là:
a. Đối tượng thụ hưởng
b. Chủ thể quyết định
c. Đối tác góp vốn
d. Chủ thể sử dụng

Câu 22: Bảo hiểm xã hội chủ yếu hoạt động theo nguyên tắc:
a. Tự nguyện
b. Bắt buộc
c. Sàng lọc
d. Bảo vệ lợi ích của người sử dụng lao động

Câu 23: Nguồn vốn nhàn rỗi của Quỹ Bảo hiểm xã hội:
a. Phải nộp toàn bộ vào NSNN
b. Phải nộp một phần vào NSNN
c. Không được phép sử dụng để đầu tư
d. Được phép đầu tư theo quy định của pháp luật

Câu 24: Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
a. Hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
b. Hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận
c. Không có tư cách pháp nhân
d. Không được nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán

Câu 25: Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam:
a. Do NSNN cấp toàn bộ
b. Không có mối quan hệ với NSNN
c. Một phần có được nhờ đi vay
d. Hoàn toàn có được nhờ đi vay

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)