Câu hỏi trắc nghiệm kinh tế học đại cương chương 3

Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế học đai cương
Trường: Trường Đại học Mở Hà Nội
Người ra đề: TS Nguyễn Văn Luân
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 50 phút
Số lượng câu hỏi: 20
Đối tượng thi: Sinh viên ngành kinh tế học đại cương
Năm thi: 2023
Môn học: Kinh tế học đai cương
Trường: Trường Đại học Mở Hà Nội
Người ra đề: TS Nguyễn Văn Luân
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Ôn thi
Độ khó: Trung Bình
Thời gian thi: 50 phút
Số lượng câu hỏi: 20
Đối tượng thi: Sinh viên ngành kinh tế học đại cương

Mục Lục

Kinh tế học đại cương là nền tảng quan trọng cho việc hiểu rõ các nguyên lý kinh tế và sự vận hành của nền kinh tế trong cuộc sống hàng ngày. Để giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi, việc làm các bài trắc nghiệm kinh tế học đại cương chương 3, tập trung vào phân tích hành vi của các tác nhân kinh tế và sự tương tác giữa các yếu tố trong nền kinh tế. Để giúp sinh viên nắm vững các khái niệm như hành vi tiêu dùng, lý thuyết sản xuất và chi phí, bài viết này cung cấp một bộ trắc nghiệm đa dạng. Các câu hỏi được thiết kế nhằm kiểm tra sự hiểu biết và khả năng áp dụng lý thuyết vào tình huống thực tế, từ đó củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Việc làm các bài trắc nghiệm này sẽ giúp bạn nâng cao khả năng phân tích và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực kinh tế học. Các câu hỏi được biên soạn mới nhất vào năm 2023 bởi các giảng viên của nhiều trường đại học khác nhau.

Câu hỏi trắc nghiệm môn kinh tế học đại cương chương 3

1. Để tối đa hóa hữu dụng với thu nhập cho trước. Người tiêu dùng phân phối các sản phẩm theo nguyên tắc :
a. Hữu dụng biên các sản phẩm phải bằng nhau : MUx = MUy =…
b. Hữu dụng biên trên một đơn vị tiền tệ của các sản phẩm bằng nhau : MUx/Px = MUy/Py = MUz/Pz =…
c. Ưu tiên mua các sản phẩm có mức giá tương đối rẻ.
d. Phần chi tiêu cho mỗi sản phẩm là bằng nhau.

2. Điểm phối hợp tối ưu (đạt TUmax) giữa 2 sản phẩm X và Y là:
a. Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường ngân sách.
b. Tiếp điểm của đường đẳng ích và đường đẳng phí.
c. Tiếp điểm của đường đẳng lượng và đường đẳng phí.

3. Đường ngân sách có dạng : Y = 100 – 2X. Nếu Py = 10 thì :
a. Px = 5, I = 1000
b. Px = 10, I = 2.000
c. Px = 20, I = 2.000
d. Px = 20, I = 1.000

4. Nếu Px = 5 và Py = 20 và I = 1.000 thì đường ngân sách có dạng:
a. Y = 200 – (1/4)X
b. Y = 100 + 4X
c. Y = 50 + (1/4)X
d. Y = 50 -1/4X

5. Đường ngân sách là:
a. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi thu nhập không đổi.
b. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi thu nhập thay đổi.
c. Tập hợp các phối hợp có thể có giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua khi giá sản phẩm thay đổi.
d. Tập hợp các phối hợp giữa 2 sản phẩm mà người tiêu thụ có thể mua với giá sản phẩm cho trước và thu nhập không thay đổi.

6. Thu nhập tăng, giá không thay đổi, khi đó:
a. Độ dốc đường ngân sách thay đổi.
b. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải.
c. Đường ngân sách trở nên phẳng hơn.
d. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang trái.

7. Độ dốc của đường đẳng ích phản ánh:
a. Sở thích có tính bắc cầu.
b. Sở thích là hoàn chỉnh.
c. Tỷ lệ thay thế giữa 2 hàng hóa.
d. Các trường hợp trên đều sai.

8. Tìm câu sai trong những câu dưới đây:
a. Đường đẳng ích thể hiện tất cả các phối hợp về 2 loại hàng hóa cho người tiêu dùng có cùng một mức thỏa mãn.
b. Tỷ lệ thay thế biên thể hiện sự đánh đổi giữa 2 loại hàng hóa sao cho tổng mức thỏa mãn không đổi.
c. Các đường đẳng ích không cắt nhau.
d. Đường đẳng ích luôn có độ dốc bằng tỷ số giá cả của 2 loại hàng hóa.

9. Phối hợp tối ưu của người tiêu dùng là phối hợp thỏa điều kiện:
a. Độ dốc của đường ngân sách bằng độ dốc của đường đẳng ích.
b. Tỷ lệ thay thế biên giữa các hàng hóa bằng tỷ lệ giá của chúng.
c. Đường ngân sách tiếp xúc với đường đẳng ích (đường bàng quan)       
d. Các câu trên đều đúng.

10. Giả sử người tiêu dùng dành hết tiền lương để mua hai hàng hoá X và Y. Nếu giá hàng hoá X và Y đều tăng lên gấp 2, đồng thời tiền lương của người Tiêu dùng cũng tăng lên gấp 2, thì đường ngân sách của người tiêu dùng sẽ:
a. Dịch chuyển song song sang phải.
b. Xoay quanh điểm cắt với trục tung sang phải.
c. Không thay đổi.
d. Dịch chuyển song song sang trái

11. Trên đồ thị: trục tung biểu thị số lượng sản phẩm Y; trục hoành biểu thị số lượng sản phẩm X. Độ dốc của đường ngân sách bằng -3, có nghĩa là :
a. MUx = 3MUy
b. MUy = 3MUx.
c. Px = 1/3Py
d. Px = 3Py

12. Nếu Minh mua 20 sản phẩm X và 10 sản phẩm Y, với giá PX = 100 đvt/SP; PY = 200 đvt/SP. Hưũ dụng biên của chúng là MUX = 5 đvhd; MUY = 15 đvhd. Để đạt tổng hưũ dụng tối đa, Minh nên:
a. Giảm lượng X, tăng lượng Y
b. Giữ nguyên số lượng hai sản phẩm
c. Tăng lượng X, giảm lượng Y
d. Giữ nguyên lượng X, tăng mua lượng Y

13. Khi tổng hữu dụng giảm, hữu dụng biên :
a. dương và tăng dần
b. âm và giảm dần .
c. dương và giảm dần
d. âm và tăng dần

14. Đường đẳng ích (đường bàng quan ) của 2 sản phẩm X và Y thể hiện:
a. Những phối hợp khác nhau của 2 sản phẩm X và Y với thu nhập nhất định.
b. Những phối hợp khác nhau của 2 sản phẩm X và Y tạo ra mức hữu dụng khác nhau.
c. Những phối hợp khác nhau của 2 sản phẩm X và Y cùng tạo ra mức hữu dụng như nhau.
d. Không có câu nào đúng.

15. Hữu dụng biên (MU) đo lường:
a. Độ dốc của đường đẳng ích.
b. Mức thỏa mãn tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm, trong khi các yếu tố khác không đổi.
c. Độ dốc của đường ngân sách.
d. Tỷ lệ thay thế biên.

16. Tỷ lệ thay thế biên giữa 2 sản phẩm X và Y (MRSXY) thể hiện:
a. Tỷ giá giữa 2 sản phẩm.
b. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 sản phẩm trong tiêu dùng khi tổng mức thỏa mãn không đổi.
c. Tỷ lệ đánh đổi giữa 2 sản phẩm trên thị trường.
d. Tỷ lệ năng suất biên giữa 2 sản phẩm.

17. Độ dốc của đường ngân sách thể hiện:
a. Sự đánh đổi của 2 sản phẩm trên thị trường.
b. Tỷ giá giữa 2 sản phẩm.
c. Khi mua thêm 1 đơn vị sản phẩm này cần phải giảm bớt số lượng mua sản phẩm kia với thu nhập không đổi.
d. Các câu trên đều đúng.

18. Giả sử hàng hóa X được tiêu dùng miễn phí, thì người tiêu dùng sẽ tiêu thụ
a. Số lượng không hạn chế
b. Số lượng mà tổng hữu dụng giảm dần
c. Số lượng mà hữu dụng biên bằng mức giá hàng hóa
d. Số lượng mà hữu dụng biên của hàng hóa X bằng zero

19. Thu nhập tăng, giá không thay đổi, khi đó:
a. Độ dốc đường ngân sách thay đổi.
b. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang phải.
c. Đường ngân sách trở nên phẳng hơn.
d. Đường ngân sách dịch chuyển song song sang trái.

20. Độ dốc của đường đẳng ích phản ánh:
a. Sở thích có tính bắc cầu.
b. Sở thích là hoàn chỉnh.
c. Tỷ lệ thay thế giữa 2 hàng hóa.
d. Các trường hợp trên đều sai.

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút LẤY MÃ và chờ 1 lát để lấy mã: (Giống hình dưới)