Câu hỏi trắc nghiệm Vật liệu cơ khí – Phần 3 là một phần quan trọng trong loạt đề thi của môn Vật liệu cơ khí, được triển khai tại các trường đại học kỹ thuật như Đại học Giao thông Vận tải. Đề thi này được biên soạn bởi TS. Trần Thanh Bình, giảng viên nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu về vật liệu cơ khí, dành cho kỳ thi năm 2023.
Phần 3 tập trung vào các kiến thức nâng cao như phân tích tính chất vật liệu, độ bền và độ cứng, và các phương pháp thử nghiệm vật liệu, nhằm giúp sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí có cái nhìn sâu hơn về sự ứng dụng của vật liệu trong thực tiễn. Hãy cùng dethitracnghiem.vn khám phá ngay đề thi này và thử sức với các câu hỏi trắc nghiệm!
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Liệu Cơ Khí – Phần 3 (có đáp án)
Câu 1: Để dễ gia công áp lực thì kim loại cần có cơ tính nào cao:
A. Độ bền
B. Độ dẻo
C. Độ cứng
D. Độ dai
Câu 2: Cho các mác vật liệu: GC45-5, GX28-48, GZ30-6. Mác nào có độ bền cao nhất?
A. GZ30-6
B. Không xác định được
C. GC45-5
D. GX28-48
Câu 3: Trong đặc tính cơ bản sau của gang, đặc tính nào không đúng?
A. Dễ nấu luyện do thành phần không yêu cầu chặt chẽ như thép
B. Độ dẻo dai, độ bền kém thép
C. Luôn có độ cứng cao hơn thép vì hàm lượng các bon nhiều
D. Tính đúc tốt do có cùng tinh dễ chảy
Câu 4: Cho mác vật liệu CT31, chữ số 31 là số chỉ:
A. Phần vạn các bon trung bình
B. Giới hạn bền kéo tối thiểu [kG/mm²]
C. Độ giãn dài tương đối tối thiểu
D. Giới hạn bền uốn tối thiểu [kG/mm²]
Câu 5: Graphit trong gang xám có dạng:
A. Tấm
B. Cụm
C. Cầu
D. Cả A, B, C
Câu 6: Ô cơ bản là:
A. Phần nhỏ nhất đặc trưng đầy đủ cho các tính chất cơ bản của mạng tinh thể
B. Các hình lập phương cấu tạo thành mạng tinh thể
C. Một phần mạng tinh thể mang đầy đủ các tính chất của kiểu mạng đó
D. Tập hợp của một vài nguyên tử trong mạng tinh thể
Câu 7: Thân và nắp hộp được đúc từ:
A. Thép hợp kim
B. Gang xám
C. Gang cầu
D. Gang dẻo
Câu 8: Trong phương pháp thử độ dai va đập, mẫu Charpy khác mẫu Izod ở chỗ:
A. Được ngàm tại 1 đầu
B. Được ngàm tại 2 đầu
C. Được đặt trên giá đỡ
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 9: Công dụng của mác vật liệu CT38:
A. Làm dụng cụ cầm tay (đục, búa, rũa,…), khuôn dập nguội kích thước nhỏ và tải trọng bé, dao cắt năng suất thấp,…
B. Dùng chủ yếu trong xây dựng, một phần nhỏ làm các chi tiết máy không cần qua gia công nhiệt
C. Làm một số chi tiết cần qua gia công nhiệt
D. Làm các chi tiết kích thước và tải trọng nhỏ, hình dáng đơn giản như tấm đệm, trục trơn,…
Câu 10: Công dụng của mác vật liệu GX28-48 là:
A. Làm các chi tiết chịu tải cao, chịu mài mòn như bánh răng chữ V, trục chính, vỏ bơm thủy lực
B. Làm các chi tiết chịu tải trọng tương đối cao như bánh răng (tốc độ chậm), bánh đà, thân máy quan trọng,…
C. Làm các chi tiết không chịu tải (vỏ, nắp) chỉ có tác dụng che chắn
D. Làm các chi tiết chịu tải trọng nhẹ, ít chịu mài mòn như vỏ hộp giảm tốc, thân máy không quan trọng
Câu 11: Trong các mác vật liệu sau, đâu là thép kết cấu các bon?
A. CD80
B. CD80A
C. C45
D. CT33
Câu 12: Hợp chất hóa học sẽ có cơ tính như thế nào?
A. Dẻo, dai
B. Có độ bền cao
C. Cứng, dòn
D. Cả A, B, C
Câu 13: Cho mác vật liệu GC45-5. Hỏi số “5” có ý nghĩa gì?
A. Số chỉ độ bền kéo tối thiểu
B. Số chỉ độ bền uốn tối thiểu
C. Số chỉ độ giãn dài tương đối
D. Số chỉ độ thắt tiết diện tương đối
Câu 14: Khi chưa nhiệt luyện, loại gang nào có độ cứng cao nhất?
A. Gang xám
B. Gang cầu
C. Gang trắng
D. Gang dẻo
Câu 15: Nếu ký hiệu của gang cho biết giới hạn bền kéo: 21 Kg/mm², giới hạn bền uốn 40 Kg/mm² thì đó là:
A. CЧ 21 – 40.
B. GX 21 – 40.
C. GC 21 – 40.
D. Cả A và B.
Câu 16: Mũi thử độ cứng Vickers là:
A. Bi thép
B. Kim cương, hình côn
C. Kim cương, hình chóp
D. Cả A và B
Câu 17: Phương pháp thử độ cứng Rockwell thích hợp để đo vật liệu:
A. Cứng – mỏng.
B. Mềm.
C. Cứng – dày.
D. Cả A, B, C
Câu 18: Nguyên tố hợp kim tồn tại chủ yếu trong thép gió là:
A. Cr
B. Ni
C. W
D. Ni
Câu 19: Chọn vật liệu thích hợp làm trục khuỷu?
A. GZ50-4
B. GX36-56
C. GX32-52
D. GC60-2
Câu 20: Chọn vật liệu thích hợp làm chi tiết hình dạng phức tạp, thành mỏng?
A. GC60-2
B. GX36-56
C. GZ50-4
D. GC45-5
Câu 21: Vật liệu thông thường được phân thành các loại sau:
A. Kim loại, gốm sứ, thuỷ tinh, nhựa
B. Kim loại, ceramic, polymer, nhựa
C. Kim loại, ceramic, composite, polymer
D. Kim loại, composite, gốm sứ, thuỷ tinh
Câu 22: Cho mác vật liệu GX18-36. Hỏi số “18” có ý nghĩa gì?
A. Số chỉ độ giãn dài tương đối
B. Số chỉ độ bền kéo tối thiểu
C. Số chỉ độ bền uốn tối thiểu
D. Số chỉ độ thắt tiết diện tương đối
Câu 23: Vật liệu được sử dụng nhiều trong hàng không là:
A. Đura
B. Brông
C. Inox
D. Thép gió
Câu 24: Hợp kim cứng WCTiC17Co12 chứa:
A. 17% WC, 12% Co
B. 17% TiC, 71% WC, 12% Co
C. Co 12%, 17% (TiC + TaC), 71% WC
D. 17% TiC, 71% TaC, 12% Co
Câu 25: Phôi đúc là:
A. Sản phẩm chế tạo từ quá trình sản xuất đúc
B. Vật đúc cần gia công cắt gọt để đạt độ bóng bề mặt và độ chính xác theo yêu cầu
C. Vật đúc không cần qua gia công cơ mà có thể sử dụng ngay
D. Chi tiết đúc
Câu 26: Theo em, đậu ngót trong khuôn đúc được thiết kế tại:
A. Ở nơi cao nhất của vật đúc
B. Ở nơi thấp nhất của vật đúc
C. Ở nơi có thể tích lớn nhất
D. Ở nơi có thể tích nhỏ nhất
Câu 27: Đúc trong khuôn kim loại có ưu điểm gì so với khuôn cát:
A. Tính lún và khả năng thoát khí tốt
B. Giá thành chế tạo khuôn thấp
C. Độ bóng bề mặt, độ chính xác của lòng khuôn cao
D. Có thể đúc được vật đúc có hình dáng phức tạp, thành mỏng và khối lượng lớn
Câu 28: Đậu ngót được sử dụng để:
A. Để dẫn khí trong ruột, khuôn thoát ra khỏi khuôn trong quá trình rót
B. Phân chia hòm khuôn trên với hòm khuôn dưới
C. Định vị hai nửa khuôn
D. Chứa KL lỏng, cung cấp cho những phần bị thiếu hụt do KL lỏng co lại khi đông đặc
Câu 29: Các hình thức nhiệt luyện kết thúc:
A. ủ, thường hóa
B. tôi, ram
C. thường hóa
D. Cả A và B
Câu 30: Mẫu sử dụng trong phương pháp đúc bằng mẫu chảy được làm bằng vật liệu:
A. Gỗ
B. Kim loại
C. Vật liệu dễ chảy
D. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 31: Các nguyên tử ion nằm ở đỉnh và tâm khối có kiểu mạng là:
A. A2
B. A1
C. A3
D. Tất cả đều đúng
Câu 32: Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Thép có khối lượng riêng khoảng 7,85g/cm³; Nhôm có khối lượng riêng khoảng 8,94g/cm³; Đồng có khối lượng riêng khoảng 2,7g/cm³
B. Thép có khối lượng riêng khoảng 8,94g/cm³; Đồng có khối lượng riêng khoảng 7,85g/cm³; Nhôm có khối lượng riêng khoảng 2,7g/cm³
C. Thép có khối lượng riêng khoảng 7,85g/cm³; Đồng có khối lượng riêng khoảng 8,94g/cm³; Nhôm có khối lượng riêng khoảng 2,7g/cm³
D. Tất cả các phát biểu trên đều sai.
Câu 33: So sánh kích thước tới hạn để tạo mầm ký sinh & mầm tự sinh?
A. Bằng nhau
B. rth (tự sinh) lớn hơn
C. rth (ký sinh) lớn hơn
D. Tùy từng trường hợp
Câu 34: Dùng phương pháp ủ để đạt được:
A. Độ cứng thấp, độ dẻo dai cao nhất
B. Độ cứng cao, độ dẻo dai thấp nhất
C. Độ cứng cao nhất, độ dẻo dai cao nhất
D. Độ cứng, độ dẻo dai tương đối thấp
Câu 35: Để làm giảm độ cứng của thép ta tiến hành:
A. ủ
B. thường hóa
C. tôi
D. ram
Câu 36: Ủ để loại bỏ hoàn toàn ứng suất, ta tiến hành ủ trong khoảng nhiệt độ:
A. 200 – 300°C
B. 300 – 400°C
C. 200 – 400°C
D. 450 – 600°C
Câu 37: Có mấy dạng dung dịch rắn:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 38: Thép có thành phần cacbon C = 0.9%, Cr = 1%, Si = 2% có ký hiệu:
A. 90CrSi2
B. 9CrSi2
C. 0.9CrSi2
D. Tất cả đều sai
Câu 39: Thép cacbon thấp, thép cacbon trung bình, thép cacbon cao được phân loại theo phương pháp nào?
A. Theo giản đồ trạng thái sắt cacbon
B. Theo thành phần nguyên tố hợp kim
C. Theo phương pháp khử oxy
D. Theo thành phần cacbon
Câu 40: Hình vẽ bên là kiểu giản đồ hai nguyên tố loại mấy?
A. Loại 4
B. Loại 2
C. Loại 1
D. Loại 3
Câu 41: Trong các thông số đặc trưng cho nhiệt luyện, thông số nào ít quan trọng hơn cả?
A. Tốc độ nung
B. Nhiệt độ nung
C. Thời gian giữ nhiệt
D. Tốc độ làm nguội sau khi giữ nhiệt.
Câu 42: Điều kiện xảy ra kết tinh là:
A. Làm nguội nhanh kim loại lỏng
B. Làm nguội liên tục kim loại lỏng
C. Làm nguội kim loại lỏng xuống nhiệt độ TS
D. Làm nguội kim loại lỏng xuống dưới nhiệt độ TS
Câu 43: Cho mác vật liệu GX12-28, tìm phương án sai trong các phương án sau:
A. 28 là số chỉ giới hạn bền uốn tối thiểu [kG/mm²]
B. 28 là số chỉ độ giãn dài tương đối
C. GX là ký hiệu gang xám
D. 12 là số chỉ giới hạn bền kéo tối thiểu [kG/mm²]
Câu 44: Trong tổ chức của gang dẻo có:
A. Graphit dạng cụm (như cụm “bông”)
B. Lêđêburit
C. Graphit dạng cầu
D. Graphit dạng tấm
Câu 45: Trong các phát biểu về đặc điểm của phương pháp gia công bằng nhiệt luyện, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hình dạng và kích thước không thay đổi hoặc thay đổi rất ít ngoài ý muốn
B. Không nung nóng tới trạng thái có pha lỏng, luôn ở trạng thái rắn
C. Nhiệt luyện chỉ áp dụng được cho thép và gang
D. Kết quả của nhiệt luyện được đánh giá bằng biến đổi tổ chức tế vi và cơ tính
Câu 46: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào là sai đối với dung dịch rắn?
A. Mạng tinh thể bị xô lệch nên độ bền, độ cứng cao hơn kim loại dung môi
B. Thành phần của các nguyên tố thay đổi trong phạm vi nhất định
C. Có kiểu mạng tinh thể của nguyên tố hòa tan
D. Có liên kết kim loại
Câu 47: Dạng sai hỏng nào sau đây không khắc phục được?
A. Nứt
B. Thoát các bon
C. Thép quá giòn
D. Độ cứng không đạt
Câu 48: Thành phần C trong Mactenxit:
A. Bằng thành phần C trong
B. Nhỏ hơn thành phần C trong
C. Lớn hơn thành phần C trong
D. Có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng thành phần C trong (tùy từng trường hợp)
Câu 49: Trong các mục đích sau của ủ, mục đích nào không đúng?
A. Làm nhỏ hạt
B. Làm giảm độ cứng để dễ gia công cắt
C. Làm tăng độ dẻo dai, do đó tăng giới hạn đàn hồi
D. Làm đồng đều thành phần hóa học.
Câu 50: Thép các bon (%C = 0,2), để gia công cắt gọt cần áp dụng phương pháp nhiệt luyện nào?
A. Ủ đẳng nhiệt
B. Ủ hoàn toàn
C. Ủ không hoàn toàn
D. Thường hóa
Câu 51: Kim loại là những chất:
A. Có hệ số nhiệt độ của điện trở là dương
B. Có nhiệt độ nóng chảy cao và độ bền cao
C. Có cấu tạo tinh thể
D. Có tính dẻo, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
Câu 52: Mọi quá trình tự phát trong tự nhiên xảy ra theo chiều hướng với năng lượng dự trữ thay đổi như thế nào?
A. Không thay đổi
B. Giảm
C. Tăng
D. Tăng hay giảm tùy thuộc vào từng trường hợp
Câu 53: Biến dạng nóng là biến dạng:
A. Ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ kết tinh lại
B. Ở nhiệt độ gần nhiệt độ nóng chảy
C. Ở nhiệt độ 500°C
D. Ở nhiệt độ cao
Câu 54: Vật liệu cơ khí được chia thành vật liệu cơ khí và vật liệu phi kim loại là căn cứ vào:
A. Nguồn gốc vật liệu
B. Cấu tạo vật liệu
C. Tính chất vật liệu
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 55: Trong các dạng thù hình của Fe, khối lượng riêng của dạng thù hình nào lớn nhất?
A. Fe
B. Fe
C. Cả ba dạng bằng nhau
D. Fe
Câu 56: Trong dung dịch rắn nguyên tố nào được gọi là dung môi?
A. Nguyên tố có bán kính nguyên tử lớn hơn
B. Nguyên tố có nhiệt độ nóng chảy cao hơn
C. Nguyên tố giữ nguyên kiểu mạng
D. Nguyên tố có tỷ lệ nhiều hơn
Câu 57: So sánh kích thước hạt của vật đúc khi đúc bằng khuôn cát (KC) và khuôn kim loại (KKL)?
A. Bằng nhau nếu đúc cùng một loại chi tiết
B. KKL < KC
C. KKL > KC
D. Không so sánh được, tùy thuộc vào
Câu 58: Ủ hoàn toàn áp dụng cho loại thép nào?
A. Thép hợp kim trung bình và cao
B. Mọi loại thép (kể cả gang)
C. Thép sau cùng tích
D. Thép trước cùng tích
Câu 59: Trong các phát biểu sau về biến dạng, phát biểu nào là sai?
A. Mẫu thử bắt đầu biến dạng dẻo khi tải trọng gây ra ứng suất
B. Biến dạng dẻo là biến dạng còn lại sau khi thôi tác dụng tải trọng
C. Biến dạng đàn hồi sẽ mất đi sau khi bỏ tải trọng
D. Khi tác dụng tải trọng, biến dạng dẻo và biến dạng đàn hồi xảy ra song song nhau
Câu 60: Lí do vật liệu phi kim được sử dụng rộng rãi là:
A. Dễ gia công
B. Không bị oxy hóa
C. Ít mài mòn
D. Cả 3 đáp án trên
Xin chào mình là Hoàng Thạch Hảo là một giáo viên giảng dậy online, hiện tại minh đang là CEO của trang website Dethitracnghiem.org, với kinh nghiệm trên 10 năm trong ngành giảng dạy và đạo tạo, mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay bổ ích cho các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên và cả các thầy cô.