Đề cương Cơ sở văn hóa Việt Nam trắc nghiệm

Năm thi: 2023
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60
Số lượng câu hỏi: 50
Đối tượng thi: Sinh viên
Năm thi: 2023
Môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Trường: Tổng hợp
Người ra đề: Tổng hợp
Hình thức thi: Trắc nghiệm
Loại đề thi: Qua môn
Độ khó: Trung bình
Thời gian thi: 60
Số lượng câu hỏi: 50
Đối tượng thi: Sinh viên

Mục Lục

Bộ Đề cương Cơ sở văn hóa Việt Nam trắc nghiệm được xây dựng nhằm giúp sinh viên nắm vững các kiến thức cốt lõi của môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam thông qua hình thức trắc nghiệm. Tài liệu này được tổng hợp từ nhiều trường đại học khác nhau trong năm 2023. Với hệ thống câu hỏi đa dạng, đề cương sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc củng cố và mở rộng kiến thức về văn hóa Việt Nam.

Đề cương ôn tập môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

Câu 1: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” là định nghĩa văn hóa của ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Cao Xuân Hạo
C. Trần Ngọc Thêm
D. Phan Ngọc

Câu 2: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” là định nghĩa văn hóa của ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Cao Xuân Hạo
C. UNESCO
D. Phan Ngọc

Câu 3: “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân hay tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay tộc người khác.” Đây là định nghĩa văn hóa của ai?
A. Trần Ngọc Thêm
B. Hồ Chí Minh
C. Tylor
D. Phan Ngọc

Câu 4: Nội dung định nghĩa khác nhau về văn hóa đều xoay quanh mối quan hệ gì?
A. Văn hóa và tự nhiên
B. Văn hóa và xã hội
C. Văn hóa và con người
D. Văn hóa và cá nhân

Câu 5: “Phương Đông” (văn hóa) là khu vực bao gồm châu lục nào?
A. Châu Á, Châu Âu, châu Úc
B. Châu Á, châu Phi, châu Âu
C. Châu Á, châu Phi, châu Úc
D. Châu Âu, châu Á, châu Mỹ

Câu 6: Chức năng nào của văn hóa được xem như là một thứ “gien” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau?
A. Chức năng giao tiếp
B. Chức năng tổ chức xã hội
C. Chức năng điều chỉnh xã hội
D. Chức năng giáo dục

Câu 7: Cấu trúc của hệ thống văn hoá gồm:
A. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức đời sống tập thể, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội
B. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội
C. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
D. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa đối phó với môi trường tự nhiên, Văn hóa đối phó với môi trường xã hội

Câu 8: Chức năng nào của văn hóa được xem như sợi dây nối liền giữa con người với con người?
A. Chức năng điều chỉnh xã hội
B. Chức năng tổ chức xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục

Câu 9: Chức năng điều chỉnh xã hội tương ứng với đặc trưng nào của văn hóa?
A. Tính lịch sử
B. Tính giá trị
C. Tính nhân sinh
D. Tính hệ thống

Câu 10: Đặc trưng nào cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội do con người tạo ra với các giá trị tự nhiên do thiên nhiên tạo ra?
A. Tính lịch sử
B. Tính nhân sinh
C. Tính giá trị
D. Tính hệ thống

Câu 11: Đặc trưng nào là đặc trưng hàng đầu của văn hóa?
A. Tính hệ thống
B. Tính nhân sinh
C. Tính giá trị
D. Tính lịch sử

Câu 12: Đặc trưng nào của văn hóa là thước đo nhân bản của xã hội và con người?
A. Tính hệ thống
B. Tính nhân sinh
C. Tính giá trị
D. Tính lịch sử

Câu 13: Chức năng nào của văn hóa giúp xã hội định hướng các chuẩn mực và làm động lực cho sự phát triển?
A. Chức năng tổ chức xã hội
B. Chức năng điều chỉnh xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục

Câu 14: Chức năng điều chỉnh của văn hóa thể hiện ở:
A. Hình thành trong một quá trình và tích lũy qua nhiều thế hệ
B. Giúp cho xã hội được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện, động lực cho sự phát triển của xã hội
C. Bảo đảm tính kế tục lịch sử của văn hóa
D. Làm tăng độ ổn định, là nền tảng của xã hội

Câu 15: Chức năng tổ chức của văn hóa thể hiện ở:
A. Hình thành trong một quá trình và tích lũy qua nhiều thế hệ
B. Giúp cho xã hội được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện, động lực cho sự phát triển của xã hội
C. Bảo đảm tính kế tục lịch sử của văn hóa
D. Làm tăng độ ổn định, là nền tảng của xã hội

Câu 16: Văn minh là khái niệm:
A. Thiên về giá trị tinh thần và chỉ trình độ phát triển
B. Thiên về giá trị tinh thần và có bề dày lịch sử
C. Thiên về giá trị vật chất-kỹ thuật và chỉ trình độ phát triển
D. Thiên về giá trị vật chất và có bề dày lịch sử

Câu 17: Yếu tố nào sau đây mang tính quốc tế?
A. Văn hiến
B. Văn hóa
C. Văn vật
D. Văn minh

Câu 18: Xét về tính giá trị, sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh là:
A. Văn hóa gắn với phương Đông nông nghiệp, văn minh gắn với phương Tây đô thị
B. Văn minh chỉ trình độ phát triển còn văn hóa có bề dày lịch sử
C. Văn minh thiên về vật chất-kỹ thuật còn văn hóa thiên về vật chất lẫn tinh thần
D. Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế

Câu 19: Các yếu tố văn hóa truyền thống lâu đời và tốt đẹp của dân tộc, thiên về giá trị tinh thần gọi là:
A. Văn hiến
B. Văn minh
C. Văn hóa
D. Văn vật

Câu 20: Văn vật là khái niệm:
A. Thiên về vật chất, có bề dày lịch sử, có tính quốc tế
B. Thiên về vật chất và tinh thần, có bề dày lịch sử, có tính dân tộc
C. Thiên về vật chất, có bề dày lịch sử, có tính dân tộc
D. Thiên về vật chất và tinh thần, có bề dày lịch sử, có tính quốc tế

Câu 21: Sự đa dạng của môi trường tự nhiên và sự đa dạng của các tộc người trong thành phần dân tộc đã tạo nên đặc điểm gì của văn hóa Việt Nam?
A. Mỗi vùng văn hóa có một bản sắc riêng, có tính thống nhất trong sự đa dạng
B. Sự tương đồng giữa các vùng văn hóa
C. Sự khác biệt giữa các vùng văn hóa
D. Bản sắc chung của văn hóa

Câu 1: Cư dân Đông Nam Á coi trọng thiên nhiên vì thiên nhiên có tác động trực tiếp đến:
A. Sức khỏe, thức ăn
B. Nghề nghiệp, sức khỏe, nơi ở của họ
C. Địa lý
D. Tính cách của họ

Câu 2: Trong lối nhận thức, tư duy, loại hình văn hoá gốc nông nghiệp có đặc điểm:
A. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm
B. Tư duy thiên về phân tích và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm
C. Tư duy thiên về tổng hợp và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, lý tính và kinh nghiệm
D. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về khách quan, cảm tính và thực nghiệm

Câu 3: Trong sự giao lưu rộng rãi với các nền văn hóa Đông Tây, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa nào?
A. Ấn Độ
B. Trung Hoa
C. Mỹ
D. Pháp

Câu 4: Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp hay gốc du mục được xác định dựa trên điều kiện gì?
A. Điều kiện địa lý
B. Điều kiện sinh sống
C. Điều kiện tính cách
D. A và B đúng

Câu 5: Nguyên nhân của sự khác biệt về loại hình văn hóa là:
A. Khí hậu, địa hình, thức ăn, kinh tế, truyền thống…
B. Khí hậu, nơi ở, tuổi tác
C. Khí hậu, nghề nghiệp, sức khỏe
D. Nghề nghiệp, tính cách…

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp?
A. Con người ưa sống theo nguyên tắc trọng tình
B. Con người có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với tự nhiên
C. Con người luôn có tham vọng chinh phục tự nhiên
D. Lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với hoàn cảnh

Câu 7: Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp chứa các đặc trưng nào?
A. Linh hoạt
B. Trọng tình cảm
C. D. A và B đúng

Câu 8: Sự khác nhau giữa “văn hóa” với “văn hiến”, “văn vật” là:
A. Tính giá trị
B. Tính hệ thống
C. Tính nhân sinh
D. Tính lịch sử

Câu 9: Cách tư duy của người Việt truyền thống thiên về:
A. Phân tích và trọng yếu tố; chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm
B. Tổng hợp và trọng quan hệ; chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm
C. Tổng hợp và trọng yếu tố; chủ quan, lý tính, kinh nghiệm
D. Tổng hợp và trọng quan hệ; khách quan, cảm tính, kinh nghiệm

Câu 10: Điều kiện địa lý Việt Nam được coi là 3 hằng số cơ bản:
A. Xứ nóng, sông nước, đa dạng vùng miền
B. Xứ nóng, núi rừng nhiều, bờ biển dài
C. Xứ nóng, sông nước, ngã tư giao lưu
D. Mưa nhiều, nhiệt độ cao, sát Trung Hoa

Câu 11: Định nghĩa khoa học về văn hóa ra đời sớm nhất ở châu Âu vào năm nào?
A. 1890
B. 1892
C. 1872
D. 1876

Câu 12: Đặc tính cơ bản của tư duy người Việt là:
A. Tính tổng hợp, tính lưỡng phân, tính linh hoạt
B. Tính cộng đồng, tính dân chủ, tính linh hoạt
C. Tính dân chủ, tính lưỡng phân, tính linh hoạt
D. Tính tổng hợp, tính linh hoạt, tính dân chủ

Câu 13: Điểm khác nhau giữa hai loại hình văn hóa nông nghiệp lúa nước và văn hóa gốc du mục là:
A. Văn hóa nông nghiệp coi trọng cá nhân, văn hóa du mục coi trọng cộng đồng
B. Văn hóa nông nghiệp coi trọng cộng đồng, văn hóa du mục coi trọng cá nhân
C. Văn hóa nông nghiệp coi trọng sức mạnh, văn hóa du mục coi trọng tinh nghĩa
D. Văn hóa nông nghiệp độc đoán, văn hóa du mục hiền hòa

Câu 14: Khác biệt về loại hình văn hóa thể hiện ở chỗ:
A. Kiến trúc nhà phương Đông thấp, ẩn mình, hòa lẫn với thiên nhiên, kiến trúc nhà phương Tây thường cao, nhiều cửa sổ
B. Kiến trúc nhà phương Tây thấp, ẩn mình, hòa lẫn với thiên nhiên, kiến trúc nhà phương Đông thường cao, nhiều cửa sổ
C. Thức ăn phương Đông thường là động vật, phương Tây thường là thực vật
D. Phương Đông với hình thức du mục, phương Tây với hình thức nông nghiệp

Câu 15: Loại hình văn hóa gốc được xác lập bởi:
A. Môi trường địa lí → điều kiện sống → hình thành các quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội → các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa gốc
B. Điều kiện sống → môi trường địa lý → hình thành các quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội → các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa gốc
C. Điều kiện sống → hình thành các quan hệ ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội → các quan hệ ứng xử thể hiện đặc trưng loại hình văn hóa gốc
D. A, B, C đều sai

Câu 16: Đặc điểm của loại hình văn hóa Việt Nam:
A. Thiên về cảm tính, sống du canh du cư
B. Thiên về cảm tính, sống định cư
C. Thiên về lý tính, sống định cư
D. Thiên về lý tính, sống du canh du cư

Câu 17: Loại hình văn hóa Việt Nam có những đặc điểm:
A. Linh hoạt, dân chủ, trọng cá nhân
B. Quyết đoán, dân chủ, trọng cá nhân
C. Linh hoạt, dân chủ, trọng tập thể
D. Linh hoạt, độc đoán, trọng tập thể

Câu 18: Loại hình văn hóa Việt Nam có những đặc điểm:
A. Linh hoạt dân chủ, trọng tập thể
B. Trọng quan hệ, trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ
C. Lối tư duy tổng hợp biện chứng, thiên về cảm tính
D. Dung hợp trong tiếp nhận, hiếu hòa trong đối phó

Câu 19: “Một xã hội của con người là một cộng đồng được tổ chức một cách bền vững và ăn khớp với nền văn hóa của cộng đồng ấy”, chỉ mối quan hệ:
A. Văn hóa và con người
B. Văn hoa và tự nhiên
C. Văn hóa và xã hội
D. Văn hóa và cộng đồng

Câu 20: “Mỗi hệ thống xã hội – văn hóa có mô hình nhân cách làm khuôn mẫu cho sự hình thành nhân cách”, đề cập mối quan hệ:
A. Văn hóa và con người
B. Văn hoa và tự nhiên
C. Văn hóa và xã hội
D. Văn hóa và cộng đồng

Câu 21: “Nhân cách cá nhân hình thành theo những khuôn khổ phù hợp với hệ thống xã hội – văn hóa”, đề cập đến mối quan hệ:
A. Văn hoa và tự nhiên
B. Văn hóa và xã hội
C. Văn hóa và cộng đồng
D. Văn hóa và con người

Câu 22: “Mỗi hệ thống văn hóa có những định hướng riêng của mình, hình thành trong lịch sử, tạo nên tính chỉnh thể, tính toàn vẹn và bản sắc riêng của nền văn hóa ấy” là phát biểu của ai?
A. Chu Xuân Diên
B. Cao Xuân Hạo
C. Trần Ngọc Thêm
D. Phan Ngọc

Câu 23: Nói đến bản chất văn hóa và tự nhiên là nói đến:
A. Thích nghi với môi trường tự nhiên, tận dụng tự nhiên
B. Con người là thành viên của xã hội, sống trong xã hội, hòa nhập vào xã hội ấy dẫn đến xã hội hóa con người
C. Điểm môi trường văn hóa quyết định đặc điểm của cộng đồng ấy
D. A và C đúng

Câu 24: Nói đến bản chất văn hóa và con người là nói đến:
A. Con người là thành viên của xã hội, sống trong xã hội, hòa nhập vào xã hội ấy dẫn đến xã hội hóa con người
B. Thích nghi với môi trường tự nhiên, tận dụng tự nhiên
C. Điểm môi trường văn hóa quyết định đặc điểm của cộng đồng ấy
D. A và B đúng

Câu 25: Văn hóa với tính cách là một hiện tượng toàn nhân loại, thường được phân thành các thành tố chính là:
A. Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa văn học
B. Văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất
C. Văn hóa nghệ thuật, và văn hóa tinh thần
D. Văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất, văn hóa nghệ thuật

Câu 26: Văn hóa thực hiện được chức năng của nó khi nó vận hành với tính cách là:
A. Một cấu trúc
B. Một hệ thống
C. Một đối tượng
D. Một vật thể

Câu 27: Cách xác định các yếu tố cấu thành chỉnh thể văn hóa dựa trên nguyên tắc:
A. Xác định loại hình văn hóa
B. Xác định cấu trúc văn hóa
C. Xác định đặc trưng văn hóa
D. Xác định chức năng văn hóa

Câu 28: Bản chất của văn hóa được xem xét trong mối quan hệ:
A. Văn hóa và cá nhân
B. Văn hóa và xã hội
C. Văn hóa và tự nhiên
D. Văn hóa và con người

Câu 29: Câu tục ngữ: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” là biểu hiện của:
A. Tính linh hoạt
B. Tính tổng hợp
C. Tính cộng đồng
D. Tính lưỡng phân

Bài Tiếp Theo
×
Lấy mã và nhập vào ô dưới đây

Bạn ơi!! Ủng hộ tụi mình bằng cách làm nhiệm vụ nha <3
Chỉ tốn 30s thôi là đã có link Drive rồi nè.
Duy trì Website/Hosting hàng tháng cũng không dễ dàng T_T

LƯU Ý: Không sử dụng VPN hoặc 1.1.1.1 khi vượt link

Bước 1: Mở tab mới, truy cập Google.com

Bước 2: Tìm kiếm từ khóa: Từ khóa

Bước 3: Trong kết quả tìm kiếm Google, hãy tìm website giống dưới hình:

(Nếu trang 1 không có hãy tìm ở trang 2, 3, 4... nhé )

Bước 4: Cuộn xuống cuối bài viết rồi bấm vào nút GIỐNG HÌNH DƯỚI và chờ 1 lát để lấy mã: